“Trà sữa nở rộ” hay “Đi đến đâu cũng thấy trà sữa” là một trong những câu nói quen thuộc mà nhiều người thường nghe thấy trong thời gian gần đây. Theo một thống kê, chỉ tính riêng từ đầu năm 2017 đến nay các đô thị ở Miền Bắc chứng kiến khoảng hơn 170 thương hiệu trà sữa mới, cả tự mở lẫn mua nhượng quyền từ những tên tuổi lớn.
Tính cạnh tranh trong kinh doanh trà sữa không hề thua kém kinh doanh nhà hàng hay bất cứ mô hình nào khác. Và mấu chốt để “sống sót” trong cuộc chiến này không chỉ đơn thuần nằm ở sản phẩm mà còn là chất lượng dịch vụ. Hãy thử khảo sát một vòng trên những cộng đồng review ẩm thực xem khách hàng đang phàn nàn những gì để tìm ra lý do bạn bị ghét. Chính những sự chê bai này lại là những lời góp ý hữu ích nhất giúp bạn cải thiện chất lượng phục vụ quán trà sữa.
Nội dung
1. Nhân viên đùa giỡn, thiếu nghiêm túc
Tập khách hàng của mô hình trà sữa ngày nay đã mở rộng hơn so với trước đây. Nhiều người trẻ trong khoảng từ 20-30 cũng yêu thích thứ đồ uống độc đáo này. Thế hệ khách hàng mới không chỉ yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm mà còn rất khắt khe ở cả khâu phục vụ của nhân viên.

Lý do chính khiến một khách hàng “anti” một thương hiệu trà sữa thường là ở người nhân viên phục vụ. Những nhận xét như: “Nhân viên để khách chờ lâu, cười đùa to, nói chuyện ồn ào ảnh hưởng đến không gian chung của quán” hay “Mình phải gọi mấy lần thì bạn ấy mới ra ghi đồ order cho mình” rất dễ thấy trên những hội review ẩm thực.
Với đặc thù của mô hình trà sữa, người nhân viên phục vụ cần tập trung, thân thiện và thao tác nhanh chóng trên máy bán hàng. Là người kinh doanh trà sữa, đừng để mất khách hàng vì những lỗi không đáng có của nhân viên.
[lepopup slug=’Bocongcutainguyen-fnb-3′]
2. Gọi hotline của quán nhưng không ai nghe máy
Trong thời tiết nắng nắng nóng của mùa hè, nhiều người thay vì đến tận các cửa hàng trà sữa để mua đồ thì họ thường gọi đến số hotline của quán để đặt đồ trực tiếp. Tuy nhiên, nhiều khách hàng than phiền rằng, mỗi khi gọi đến thì không có ai nghe máy hoặc phải gọi nhiều cuộc mới gặp được nhân viên. Nhiều người sau cuộc gọi đầu tiên không liên lạc được rất có thể sẽ chuyển sang mua của hãng khác hoặc nếu tiếp tục thì trải nghiệm cũng sẽ không còn hào hứng như ban đầu.

Nếu đã xác định phát triển kênh bán hàng online, bạn nên bố trí phân công nhiệm vụ cho nhân viên trực tổng đài hoặc người trả lời tin nhắn của khách hàng. Thông tin của khách hàng được phản hồi nhanh chóng và kịp thời, họ sẽ cảm thấy bạn làm việc chuyên nghiệp và có trách nhiệm.
3. Khoảng cách ship ngắn nhưng mất nhiều thời gian và tính phí cao
“Nhà mình chỉ cách quán có 10 phút mà mình đợi hơn 60 phút vẫn chưa ship đến nơi cho mình” – Trích lời đánh giá của khách hàng trên “”Hội Review đồ ăn có tâm”” trên Facebook.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể là do lỗi từ người ship hàng hoặc do nhân viên order trực tiếp. Trước khi tính toán đưa ra thời gian hẹn khách hàng, bạn cần phải dự trù thời gian dư ra để đề phòng những trường hợp có thể xảy ra như tắc đường, tai nạn. Việc sắp xếp các đơn hàng để tối ưu hóa thời gian giao đồ cũng cần được chủ quán tính toán kỹ lưỡng, đơn nào ship trước, đơn nào ship sau, đi như thế nào để tiết kiệm thời gian và chi phí nhất có thể. Nếu không đủ nguồn lực để làm tốt việc bán trà sữa online thì tốt nhất nên hợp tác với bên chuyên giao hàng như Ahamove, Grab,…

4. Sai thông tin order của khách
Có lẽ, việc nhầm lẫn thông tin order là một trong những “điều tối kỵ” nhất với ngành dịch vụ ăn uống. Khách gọi size M thì nhân viên lại làm size L, hay thiếu topping của khách,.. là những lỗi thường gặp trong quán trà sữa. Nếu bạn gặp phải khách dễ tính thì họ vẫn sẽ chấp nhận món đồ đó nhưng nếu với khách hàng khó tính hơn, họ sẽ đưa điều này lên mạng và nói không tốt về thương hiệu của bạn.
Thực tế, đa số các quán trà sữa hiện nay đều đang đi theo hướng take away hoặc trả tiền trước. Cách thức bán hàng khá giống với mô hình bán đồ ăn nhanh khi nhân viên phải phục vụ nhiều khách hàng một lúc. Với những bạn trẻ non nớt còn thiếu kinh nghiệm phục vụ trà sữa thì sai lầm rất dễ xảy ra.
Nếu như sử dụng những phần mềm bán hàng không chuyên, thiếu khả năng kết nối với máy in tem, máy in nhãn trà sữa thì sự nhầm lẫn này lại càng lớn hơn nữa. Để hạn chế đến mức tối thiểu sai sót khi bán hàng, việc đầu tư một phần mềm trà sữa chuyên nghiệp như iPOS là điều cần thiết.
5. Cốc bị vỡ khi ship hàng

Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm khi bán hàng online là một trong những điều mà người kinh doanh trà sữa cần phải lưu ý. Nhiều thương hiệu có bao bì không chắc chắn, dễ đổ vỡ trong quá trình vận chuyển. Nếu trong tình huống sản phẩm không đảm bảo chất lượng như ban đầu, bạn nên đào tạo cho nhân viên cách xử lý trường hợp đó. Trước hết bạn nên xin lỗi và hỏi khách có thể chấp nhận được hay không, nếu họ không đồng ý thì có thể ship lại cho họ ly khác hoặc bồi thường tiền.
[lepopup slug=’Bocongcutainguyen-fnb-3′]