
Trong suốt hành trình đó, Mộc Quỳnh Trung Nguyên chưa bao giờ quên đi “kim chỉ nam” ban đầu của mình, đó là lưu giữ những nét đẹp truyền thống dân tộc, lan tỏa giá trị thuần Việt. Nói về chuyện này, chị Kim Anh - CEO thương hiệu có chia sẻ: “Chị đặt cho Mộc Quỳnh Trung Nguyên slogan hoạt động là “Lắng đọng hồn Việt”, với ý nghĩa thương hiệu sẽ là một điểm đến để khách hàng hiểu thêm, ngắm nhìn thêm văn hóa nước nhà tuyệt vời như thế nào!”


Đi theo phong cách thuần Việt, Mộc Quỳnh Trung Nguyên chọn lối thiết kế phóng khoáng, gần gũi, sử dụng nhiều nội thất bằng gỗ để tạo cảm giác thân thuộc. Ngay cả cái tên thương hiệu cũng đã toát lên sự giản dị, mộc mạc khiêm nhường. Vậy vì sao chị lại lựa chọn hướng đi này cho thương hiệu của mình?
Đúng như cái tên “Mộc Quỳnh Trung Nguyên”, chị sử dụng “mộc” - gỗ - làm yếu tố chủ đạo trong kiến trúc của thương hiệu bởi nó gắn liền với văn hóa Việt. Ở vùng nông thôn Bắc Bộ, gỗ luôn xuất hiện trong đời sống nhân dân, là vật liệu để xây dựng nên nhà ở, bến nước, đình làng,... Gỗ rắn rỏi, vững chắc, kiên cường nhưng cũng rất giản dị, thân thuộc, mộc mạc - đều là những nét tính cách đặc trưng của con người Việt Nam.
Chữ “Quỳnh” trong tên thương hiệu được lấy từ loài hoa quỳnh chỉ nở về đêm - một loại hoa đẹp và được trồng phổ biến ở nhiều gia đình. Còn “Trung Nguyên” gợi nhớ tới cà phê Trung Nguyên - thương hiệu cà phê thuần Việt hàng đầu hiện nay, cũng là nơi chị đã có một thời gian dài gắn bó. Gộp tất cả những gì thân thương, gần gũi nhất lại và chị đã cho ra đời Mộc Quỳnh Trung Nguyên như vậy đấy!


Trong suốt quá trình 20 năm phát triển, Mộc Quỳnh Trung Nguyên đã chứng kiến sự du nhập của các chuỗi cà phê nước ngoài như Starbucks và cả sự trỗi dậy của các thương hiệu cà phê Việt như Highlands Coffee, The Coffee House, Phúc Long, Cộng Cà phê,... Vậy Mộc Quỳnh Trung Nguyên định vị mình đã và đang ở đâu trên thị trường cà phê giữa những tên tuổi ấy?
Hiện nay, Mộc Quỳnh Trung Nguyên đang tập trung vào tệp khách hàng chính nằm ở độ tuổi từ 28-50 tuổi trở lên, chủ yếu họ là dân văn phòng, doanh nhân, nhà đầu tư,... Đây là nhóm khách hàng có kiến thức, có tài chính và thu nhập ổn định, đòi hỏi rất cao về chất lượng của sản phẩm và sự chỉn chu trong dịch vụ. Đặc biệt, nhóm khách hàng này không còn muốn đi trải nghiệm nhiều như lứa tuổi trẻ, ngược lại họ thích sự ổn định, nếu đã “chấm” một thương hiệu nào là sẽ gắn bó lâu dài với thương hiệu đó.
Tuy nhiên, không vì vậy mà Mộc Quỳnh Trung Nguyên bỏ quên nhóm khách hàng từ 18-25 tuổi bởi đây cũng là một “mỏ vàng” tiềm năng nếu biết khai thác đúng cách. Dù không phải là tệp khách hàng mục tiêu của Mộc Quỳnh Trung Nguyên nhưng thương hiệu vẫn đang nghiên cứu đưa thêm một số dòng sản phẩm để “chinh phục” nhóm khách này.


Việc ăn cắp chất xám đã không còn là chuyện hiếm hoi trong ngành F&B nữa khi gần đây liên tục có những vụ tranh chấp liên quan đến sao chép concept, đạo nhái thương hiệu,... Là một chuỗi cà phê thành công và ghi dấu ấn với concept riêng, chị có lo ngại rằng sẽ có các quán đi sau bắt chước concept của mình hay không?
Chị tin rằng khi chúng ta nỗ lực hết mình và kinh doanh nghiêm túc thì sẽ chạm được đến trái tim khách hàng. Các quán ra sau có thể cố ý bắt chước mình nhưng họ có thể bắt chước 100% được không? Không, chắc chắn là không bởi họ chỉ có thể sao chép phần “vỏ” bên ngoài chứ làm sao có thể sao chép hoàn toàn phần “hồn” của thương hiệu, sao chép được những giá trị cốt lõi mà thương hiệu muốn truyền tải.
Trước kia khi động chạm đến vấn đề sao chép đạo nhái, nhiều người bàng quan cho qua, không để ý và chọn “im lặng là vàng” vì sợ ồn ào. Nhưng chị nghĩ cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng đều cần lên án và nâng cao nhận thức về việc “ăn cắp chất xám” là một sự cạnh tranh không fairplay chút nào.


Không nhiều chuỗi cà phê thuần Việt sau 20 năm mà vẫn còn “sức nóng” như Mộc Quỳnh Trung Nguyên, nhất là khi thị trường F&B liên tục gặp phải những vấn đề như dịch bệnh, lạm phát, cạnh tranh cao,... Vậy bí quyết giúp Mộc Quỳnh Trung Nguyên duy trì được nội lực để đi đường dài suốt 20 năm qua là gì?
Không chỉ vậy, Mộc Quỳnh còn chú ý tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chỉn chu trong khâu chăm sóc khách hàng. Đội ngũ nhân viên ở các chi nhánh đều được training kỹ càng về cả nghiệp vụ, thái độ và kỉ luật để trở thành một người đồng hành cùng khách hàng, giúp đưa ra những tư vấn và trợ giúp tốt nhất cho khách. Kết hợp cả sản phẩm hấp dẫn và dịch vụ chu đáo - đó là chiếc chìa khoá để níu chân khách hàng quay trở lại và sử dụng dịch vụ của Mộc Quỳnh lần nữa, đưa thương hiệu “bon bon” chạy suốt 20 năm nay.
Ngoài ra, để mở rộng sức ảnh hưởng của Mộc Quỳnh trên thị trường, chị lựa chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu, kết hợp với các đối tác tiềm năng ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước. Việc nhượng quyền không chỉ có lợi cho Mộc Quỳnh mà cũng là một cách để chị giúp đỡ những người yêu thích cà phê, muốn kinh doanh nhưng còn bỡ ngỡ với thị trường F&B. Trước đây khi mới khởi nghiệp chị cũng đã được giúp đỡ như vậy, nên sau khi thành công chị luôn nghĩ bản thân phải có trách nhiệm quay lại truyền lửa đam mê cho những người đi sau.


20 năm phát triển của Mộc Quỳnh Trung Nguyên còn là giai đoạn bùng nổ của công nghệ, các quán cà phê dần chuyển từ hình thức quản lý thủ công sang sử dụng máy móc. Thời điểm nào trong hành trình này là lúc chị quyết định đưa công nghệ vào ứng dụng trong toàn chuỗi và vì sao chị lại quyết định như vậy?
Đại dịch COVID-19 vừa qua cũng là một phép thử “sức đề kháng” đối với những doanh nghiệp như Mộc Quỳnh Trung Nguyên. Sau đại dịch, hành vi tiêu dùng của khách hàng bắt đầu dịch chuyển, thói quen ăn uống chuyển từ ngồi tại chỗ sang mua hàng trực tuyến. Vậy nên chị nhận thấy thương hiệu cần phải cấp thiết thay đổi, có những điều chỉnh để hoạt động suôn sẻ hơn. Hơn nữa, khi các đối thủ trên thị trường đang dần hiện đại hóa thì chính bản thân Mộc Quỳnh Trung Nguyên cũng phải hiện đại hóa theo để không bị lỗi thời.


Vậy từ ngày áp dụng công nghệ vào quy trình vận hành, chuỗi Mộc Quỳnh Trung Nguyên đã thay đổi như thế nào?
Thứ hai, ứng dụng quản lý từ xa FABi Manager của iPOS.vn giúp chị dễ dàng nắm bắt mọi thông tin chi tiết về hoạt động của từng chi nhánh hơn qua những báo cáo được tự động tổng hợp trên ứng dụng. Số liệu cập nhật liên tục, chính xác và nhanh chóng nên chị không tốn quá nhiều thời gian để quản lý toàn chuỗi Mộc Quỳnh như trước. Nhờ đó mà chị cũng đưa ra được các chiến lược phát triển đồng bộ, toàn diện và phù hợp cho tất cả các chi nhánh. Đây chính là một trong những điều chị hài lòng nhất ở sản phẩm.
Thứ ba, chuỗi Mộc Quỳnh Trung Nguyên còn đang nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng bằng cách sử dụng phần mềm iPOS CRM. Nhờ ứng dụng này mà chị hiểu rõ insights của khách hàng hơn, biết thêm về trải nghiệm của khách hàng để từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh quy trình hoạt động của toàn chuỗi.


Sau hơn 20 năm thành lập và phát triển, Mộc Quỳnh Trung Nguyên cũng đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Với nền tảng vững chắc như vậy, chị lên kế hoạch và định hướng thế nào cho Mộc Quỳnh Trung Nguyên trong thời gian tới?
Bên cạnh đó, chị cũng đang lên kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Kế hoạch bao gồm xây dựng các chương trình ưu đãi, đẩy mạnh việc bán hàng online và thu thập feedback khách hàng để hoàn thiện thương hiệu hơn.
Từ trước đến nay, Mộc Quỳnh Trung Nguyên vẫn luôn theo đuổi tiêu chí mang nét đẹp truyền thống Việt Nam đến gần mọi người hơn. Vì thế trong tương lai sắp tới, chị dự định sẽ nhân rộng chuỗi bằng hình thức nhượng quyền thương hiệu khắp ba miền Bắc - Trung - Nam. Việc này không chỉ giúp Mộc Quỳnh mở rộng thị trường, mà với chị đây còn là cơ hội để sẻ chia nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng, giúp đỡ và tạo việc làm cho nhiều người hơn nữa.


Trong suốt hành trình đó, Mộc Quỳnh Trung Nguyên chưa bao giờ quên đi “kim chỉ nam” ban đầu của mình, đó là lưu giữ những nét đẹp truyền thống dân tộc, lan tỏa giá trị thuần Việt. Nói về chuyện này, chị Kim Anh - CEO thương hiệu có chia sẻ: “Chị đặt cho Mộc Quỳnh Trung Nguyên slogan hoạt động là “Lắng đọng hồn Việt”, với ý nghĩa thương hiệu sẽ là một điểm đến để khách hàng hiểu thêm, ngắm nhìn thêm văn hóa nước nhà tuyệt vời như thế nào!”


Đi theo phong cách thuần Việt, Mộc Quỳnh Trung Nguyên chọn lối thiết kế phóng khoáng, gần gũi, sử dụng nhiều nội thất bằng gỗ để tạo cảm giác thân thuộc. Ngay cả cái tên thương hiệu cũng đã toát lên sự giản dị, mộc mạc khiêm nhường. Vậy vì sao chị lại lựa chọn hướng đi này cho thương hiệu của mình?
Đúng như cái tên “Mộc Quỳnh Trung Nguyên”, chị sử dụng “mộc” - gỗ - làm yếu tố chủ đạo trong kiến trúc của thương hiệu bởi nó gắn liền với văn hóa Việt. Ở vùng nông thôn Bắc Bộ, gỗ luôn xuất hiện trong đời sống nhân dân, là vật liệu để xây dựng nên nhà ở, bến nước, đình làng,... Gỗ rắn rỏi, vững chắc, kiên cường nhưng cũng rất giản dị, thân thuộc, mộc mạc - đều là những nét tính cách đặc trưng của con người Việt Nam.
Chữ “Quỳnh” trong tên thương hiệu được lấy từ loài hoa quỳnh chỉ nở về đêm - một loại hoa đẹp và được trồng phổ biến ở nhiều gia đình. Còn “Trung Nguyên” gợi nhớ tới cà phê Trung Nguyên - thương hiệu cà phê thuần Việt hàng đầu hiện nay, cũng là nơi chị đã có một thời gian dài gắn bó. Gộp tất cả những gì thân thương, gần gũi nhất lại và chị đã cho ra đời Mộc Quỳnh Trung Nguyên như vậy đấy!


Trong suốt quá trình 20 năm phát triển, Mộc Quỳnh Trung Nguyên đã chứng kiến sự du nhập của các chuỗi cà phê nước ngoài như Starbucks và cả sự trỗi dậy của các thương hiệu cà phê Việt như Highlands Coffee, The Coffee House, Phúc Long, Cộng Cà phê,... Vậy Mộc Quỳnh Trung Nguyên định vị mình đã và đang ở đâu trên thị trường cà phê giữa những tên tuổi ấy?
Hiện nay, Mộc Quỳnh Trung Nguyên đang tập trung vào tệp khách hàng chính nằm ở độ tuổi từ 28-50 tuổi trở lên, chủ yếu họ là dân văn phòng, doanh nhân, nhà đầu tư,... Đây là nhóm khách hàng có kiến thức, có tài chính và thu nhập ổn định, đòi hỏi rất cao về chất lượng của sản phẩm và sự chỉn chu trong dịch vụ. Đặc biệt, nhóm khách hàng này không còn muốn đi trải nghiệm nhiều như lứa tuổi trẻ, ngược lại họ thích sự ổn định, nếu đã “chấm” một thương hiệu nào là sẽ gắn bó lâu dài với thương hiệu đó.
Tuy nhiên, không vì vậy mà Mộc Quỳnh Trung Nguyên bỏ quên nhóm khách hàng từ 18-25 tuổi bởi đây cũng là một “mỏ vàng” tiềm năng nếu biết khai thác đúng cách. Dù không phải là tệp khách hàng mục tiêu của Mộc Quỳnh Trung Nguyên nhưng thương hiệu vẫn đang nghiên cứu đưa thêm một số dòng sản phẩm để “chinh phục” nhóm khách này.


Việc ăn cắp chất xám đã không còn là chuyện hiếm hoi trong ngành F&B nữa khi gần đây liên tục có những vụ tranh chấp liên quan đến sao chép concept, đạo nhái thương hiệu,... Là một chuỗi cà phê thành công và ghi dấu ấn với concept riêng, chị có lo ngại rằng sẽ có các quán đi sau bắt chước concept của mình hay không?
Chị tin rằng khi chúng ta nỗ lực hết mình và kinh doanh nghiêm túc thì sẽ chạm được đến trái tim khách hàng. Các quán ra sau có thể cố ý bắt chước mình nhưng họ có thể bắt chước 100% được không? Không, chắc chắn là không bởi họ chỉ có thể sao chép phần “vỏ” bên ngoài chứ làm sao có thể sao chép hoàn toàn phần “hồn” của thương hiệu, sao chép được những giá trị cốt lõi mà thương hiệu muốn truyền tải.
Trước kia khi động chạm đến vấn đề sao chép đạo nhái, nhiều người bàng quan cho qua, không để ý và chọn “im lặng là vàng” vì sợ ồn ào. Nhưng chị nghĩ cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng đều cần lên án và nâng cao nhận thức về việc “ăn cắp chất xám” là một sự cạnh tranh không fairplay chút nào.


Không nhiều chuỗi cà phê thuần Việt sau 20 năm mà vẫn còn “sức nóng” như Mộc Quỳnh Trung Nguyên, nhất là khi thị trường F&B liên tục gặp phải những vấn đề như dịch bệnh, lạm phát, cạnh tranh cao,... Vậy bí quyết giúp Mộc Quỳnh Trung Nguyên duy trì được nội lực để đi đường dài suốt 20 năm qua là gì?
Không chỉ vậy, Mộc Quỳnh còn chú ý tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chỉn chu trong khâu chăm sóc khách hàng. Đội ngũ nhân viên ở các chi nhánh đều được training kỹ càng về cả nghiệp vụ, thái độ và kỉ luật để trở thành một người đồng hành cùng khách hàng, giúp đưa ra những tư vấn và trợ giúp tốt nhất cho khách. Kết hợp cả sản phẩm hấp dẫn và dịch vụ chu đáo - đó là chiếc chìa khoá để níu chân khách hàng quay trở lại và sử dụng dịch vụ của Mộc Quỳnh lần nữa, đưa thương hiệu “bon bon” chạy suốt 20 năm nay.
Ngoài ra, để mở rộng sức ảnh hưởng của Mộc Quỳnh trên thị trường, chị lựa chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu, kết hợp với các đối tác tiềm năng ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước. Việc nhượng quyền không chỉ có lợi cho Mộc Quỳnh mà cũng là một cách để chị giúp đỡ những người yêu thích cà phê, muốn kinh doanh nhưng còn bỡ ngỡ với thị trường F&B. Trước đây khi mới khởi nghiệp chị cũng đã được giúp đỡ như vậy, nên sau khi thành công chị luôn nghĩ bản thân phải có trách nhiệm quay lại truyền lửa đam mê cho những người đi sau.


20 năm phát triển của Mộc Quỳnh Trung Nguyên còn là giai đoạn bùng nổ của công nghệ, các quán cà phê dần chuyển từ hình thức quản lý thủ công sang sử dụng máy móc. Thời điểm nào trong hành trình này là lúc chị quyết định đưa công nghệ vào ứng dụng trong toàn chuỗi và vì sao chị lại quyết định như vậy?
Đại dịch COVID-19 vừa qua cũng là một phép thử “sức đề kháng” đối với những doanh nghiệp như Mộc Quỳnh Trung Nguyên. Sau đại dịch, hành vi tiêu dùng của khách hàng bắt đầu dịch chuyển, thói quen ăn uống chuyển từ ngồi tại chỗ sang mua hàng trực tuyến. Vậy nên chị nhận thấy thương hiệu cần phải cấp thiết thay đổi, có những điều chỉnh để hoạt động suôn sẻ hơn. Hơn nữa, khi các đối thủ trên thị trường đang dần hiện đại hóa thì chính bản thân Mộc Quỳnh Trung Nguyên cũng phải hiện đại hóa theo để không bị lỗi thời.


Vậy từ ngày áp dụng công nghệ vào quy trình vận hành, chuỗi Mộc Quỳnh Trung Nguyên đã thay đổi như thế nào?
Thứ hai, ứng dụng quản lý từ xa FABi Manager của iPOS.vn giúp chị dễ dàng nắm bắt mọi thông tin chi tiết về hoạt động của từng chi nhánh hơn qua những báo cáo được tự động tổng hợp trên ứng dụng. Số liệu cập nhật liên tục, chính xác và nhanh chóng nên chị không tốn quá nhiều thời gian để quản lý toàn chuỗi Mộc Quỳnh như trước. Nhờ đó mà chị cũng đưa ra được các chiến lược phát triển đồng bộ, toàn diện và phù hợp cho tất cả các chi nhánh. Đây chính là một trong những điều chị hài lòng nhất ở sản phẩm.
Thứ ba, chuỗi Mộc Quỳnh Trung Nguyên còn đang nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng bằng cách sử dụng phần mềm iPOS CRM. Nhờ ứng dụng này mà chị hiểu rõ insights của khách hàng hơn, biết thêm về trải nghiệm của khách hàng để từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh quy trình hoạt động của toàn chuỗi.


Sau hơn 20 năm thành lập và phát triển, Mộc Quỳnh Trung Nguyên cũng đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Với nền tảng vững chắc như vậy, chị lên kế hoạch và định hướng thế nào cho Mộc Quỳnh Trung Nguyên trong thời gian tới?
Bên cạnh đó, chị cũng đang lên kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Kế hoạch bao gồm xây dựng các chương trình ưu đãi, đẩy mạnh việc bán hàng online và thu thập feedback khách hàng để hoàn thiện thương hiệu hơn.
Từ trước đến nay, Mộc Quỳnh Trung Nguyên vẫn luôn theo đuổi tiêu chí mang nét đẹp truyền thống Việt Nam đến gần mọi người hơn. Vì thế trong tương lai sắp tới, chị dự định sẽ nhân rộng chuỗi bằng hình thức nhượng quyền thương hiệu khắp ba miền Bắc - Trung - Nam. Việc này không chỉ giúp Mộc Quỳnh mở rộng thị trường, mà với chị đây còn là cơ hội để sẻ chia nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng, giúp đỡ và tạo việc làm cho nhiều người hơn nữa.
