Group 49
Group 38 1
Là thế hệ lớn lên cùng internet, mạng xã hội và điện thoại thông minh, nhiều bạn trẻ Gen Z đã ấp ôm giấc mơ khởi nghiệp từ rất sớm. Việt Hoàng và Phương Linh cũng vậy! Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đôi bạn này đã có một quyết định hết sức táo bạo: Khởi nghiệp Bonchen - biến quầy pha chế vỏn vẹn 2 mét vuông trở thành 1 Coffee & Coworking space chuyên nghiệp.
Frame

Ở lứa tuổi 20, khi nhiều bạn trẻ Gen Z khác vẫn đang đi học, thậm chí chưa có định hướng cho tương lai, Hoàng và Linh đã sở hữu cho mình một thương hiệu riêng. Động lực nào khiến hai bạn quyết định bắt tay nhau khởi nghiệp khi còn trẻ như vậy? Và cơ duyên nào giúp cả hai đồng hành đến tận bây giờ?

Frame 1
Việt Hoàng: Mở quán thực ra là ước mơ từ bé của cả em và Linh. Sau khi lên đại học, bản thân em cũng có dịp trải nghiệm nhiều công việc part time ở kha khá ngành nghề khác nhau. Cuối cùng, em chọn gắn bó lâu nhất với nghề Bartender trong vòng suốt 2 năm. Còn Linh khi đó là cô bé du học sinh vừa “chân ướt chân ráo” về Việt Nam. Linh là khách hàng của quán em làm, và đó cũng là cơ duyên giúp em gặp gỡ và đồng hành cùng bạn ấy đến tận bây giờ.

Phương Linh: Với em, ngành dịch vụ đã có sẵn trong máu và thậm chí nuôi dưỡng em trưởng thành. Vì là bản năng nên em cứ “làm thôi” (cười). Gia đình em kinh doanh một nhà hàng có tiếng thời bấy giờ. Mọi công việc từ bưng bê, nướng thịt, sắp xếp bát dĩa,... em đều kinh qua. Em cũng từng sinh sống,học tập tại Singapore và có dịp trải nghiệm mô hình kinh doanh F&B nước bạn. Em nghĩ mình có thể học hỏi và mang phần nào đó những tinh hoa chắt lọc được về Việt Nam.
Vector
Group 50 1

Tiếp xúc với ngành F&B từ rất sớm, vậy tại sao hai bạn lại chọn kinh doanh cà phê mà không phải một mô hình khác (chẳng hạn như kinh doanh nhà hàng theo truyền thống gia đình)?

Phương Linh: Đúng là nếu đi theo mô hình kinh doanh nhà hàng thì sẽ đỡ “trầy trật” hơn. Thế nhưng, em muốn tạo dựng dấu ấn của riêng mình. Em muốn một vài năm sau khi nhắc lại, người ta nhớ đến mình với Bonchen, chứ không phải là con gái của một chủ nhà hàng nổi tiếng. Chúng em cũng có niềm đam mê - mãnh liệt chứ không nông nổi hời hợt với cà phê và pha chế. Đó là lý do vì sao bọn em quyết định khởi nghiệp Bonchen Coffee & Coworking space.

Một điều nữa khiến em nung nấu ý định khởi nghiệp cà phê là: Sở hữu riêng cho mình một Dream Coffee Shop. Lý do bởi, em từng đi rất nhiều quán cà phê trong và ngoài nước, nhưng chưa có một nơi nào thực sự đáp ứng đủ các nhu cầu của em về thức uống, không gian và trải nghiệm dịch vụ. Bonchen là Dream Coffee Shop của em, nhưng sẽ là chốn thân thuộc của mọi người - những ai đang tìm kiếm một nơi yên bình để thưởng thức cà phê rồi chìm đắm vào học tập và công việc.
Group 52 1
Vector 1

Để biến một Dream Coffee Shop trở thành “phiên bản thực” khi còn trẻ như vậy, chắc hẳn không phải điều dễ dàng. Vậy Bonchen Coffee & Co-working space khác biệt gì so với thương hiệu khác?

Việt Hoàng: Ở Việt Nam hiện nay, mô hình kinh doanh phổ biến là tập trung vào quán cà phê, hoặc Coworking space. Tuy nhiên, mô hình chuyên cà phê có đồ uống ngon thì không gian lại chật hẹp, ồn ã và đôi khi ngập mùi khói thuốc. Mô hình tập trung vào Coworking space lại chỉ bán đồ ăn thức uống “nhàm chán”. Vì vậy sự khác biệt nhất ở Bonchen là một trong những thương hiệu đưa mô hình cân bằng 50/50 giữa Coffee và Coworking đến với người trẻ Hà Thành.
Group 53 1
Phương Linh: Bọn em luôn cố gắng hoàn thiện Bonchen ngày qua ngày, biến nơi đây trở thành Coffee & Coworking space đúng nghĩa. Nếu như các Coworking space hiện nay thường thiết kế theo hơi hướng industrial hiện đại, thì không gian cà phê làm việc tại Bonchen lại được “làm mềm” bằng gỗ và cây cối, tạo cảm giác yên bình hơn.

Tầng 1 là mô hình quán cà phê tập trung vào không gian thoải mái, đồ uống độc đáo và đồ ăn nhẹ thơm ngon. Trong khi đó, tầng 2 sẽ là khu vực yên tĩnh dành riêng để mọi người học tập, làm việc. Đặc biệt, những dụng cụ cần thiết nhất để khách hàng có thể thư thả một ngày dài cũng được bố trí đầy đủ trên các kệ tủ tại Bonchen. Có giấy, có bút, có sách,... và có cả vật dụng cần thiết “ngày đèn đỏ” cho các bạn nữ nữa. Tất cả đều miễn phí để tạo cảm giác thoải mái nhất!
Group 54

Một chốn “an toàn” nhất, vậy tại sao nơi ấy lại là Bonchen nhỉ? Bạn có thể chia sẻ thêm ý nghĩa của cái tên độc đáo và có phần hơi “khó hiểu” này được không?

Phương Linh: Mọi người thường nghĩ về bon chen như một hành động ganh đua, chen lấn và xô bồ trong một thế giới hỗn độn, nhưng Bonchen không phải vậy. Bọn em muốn mọi người nhìn nhận về cụm từ “bon chen” theo một hướng tích cực hơn. Không phải bon chen vượt qua ai đó, mà bon chen qua cái tôi chính mình để thu nhặt kiến thức, kinh nghiệm và trở thành một phiên bản hoàn thiện hơn!
Group 55 1

Được biết, Bonchen Coffee đã mở cửa vào đúng thời điểm đại dịch chưa lắng xuống. Một quyết định khá táo bạo đấy chứ! Vậy thời điểm đó, hai bạn phải đối mặt với những khó khăn gì?

Việt Hoàng: Chọn mở quán ở thời điểm đỉnh dịch, thực ra không hẳn là một quyết định táo bạo. Kế hoạch startup Bonchen của bọn em đã bị delay gần một năm, trong khi dịch thì chẳng biết bao giờ mới kết thúc. Và bọn em nghĩ, thay vì chọn một thời điểm “lý tưởng” để khởi nghiệp, tại sao không bắt đầu ngay lúc mình đã sẵn sàng và chuẩn bị kỹ lưỡng rồi nhỉ? (cười).

Bản thân em cũng là một người trẻ, ăn ngủ cùng internet và sớm đã nhận ra tiềm năng của việc kinh doanh online. Thời gian đầu khi chưa có nhiều vốn liếng và kinh nghiệm, bọn em tập trung bán hàng trên Instagram. Khi đó, quầy pha chế của Bonchen chỉ là một chiếc bàn dài 2 mét vuông. Chúng em ăn, ngủ cùng cà phê và công việc pha chế trong suốt 2 tháng để tìm ra công thức đồ uống hoàn hảo nhất. May mắn là, sau một thời gian bán hàng online, Bonchen đã sở hữu một tập khách hàng trung thành nhất định - nguồn động lực vô cùng quý báu để bọn em quyết tâm mở cửa hàng đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái.
Phương Linh: Thế nhưng, dù có chuẩn bị kỹ lưỡng tới đâu thì khi va vấp với thực tế, bọn em cũng gặp những tình huống khó khăn không lường trước được. Thời điểm mở quán, bọn em gần như không có doanh thu. Bọn em cũng không thuê vận chuyển, mà tự mình đi ship đồ uống. Tuy khá vất vả, nhưng đổi lại chúng em có thể tương tác với khách hàng, đón nhận khen chê để hoàn thiện sản phẩm hơn. Bọn em cũng gặp sai lầm nghiêm trọng khi quyết định bán cà phê chai mà không đo lường trước số lượng bán ra. Để rồi cuối cùng in hơn 1000 cái tem và đến giờ vẫn chưa dùng hết. Đó là một bài học nhớ đời của team founder, khi mà không tính toán cụ thể lực bán và cố in thật nhiều để được nhận giá sỉ.
Group 56 1

Khó khăn chồng chất như vậy, hai bạn đã làm cách nào để biến Bonchen từ một quầy pha chế nhỏ chỉ vỏn vẹn 2 mét vuông đến khi sở hữu một không gian Coworking rộng lớn?

Phương Linh: Em thì rất may mắn vì có bố mẹ làm trong ngành F&B từ lâu. Tuy nhiên, bố em đi theo trường phái truyền thống, nên hầu hết kế hoạch kinh doanh Bonchen đều do em “tự thân vận động”. Trải qua những lần tranh luận như shark tank offline và sửa đổi hàng chục proposals, em mới có thể thuyết phục được bố tin tưởng và ủng hộ như ngày hôm nay. Bố không trực tiếp tham gia vào việc lên kế hoạch hay vận hành Bonchen, nhưng là một vị “quân sư” tham vấn chiến lược kinh doanh đầy lỗi lạc.
Việt Hoàng: Còn em, quãng thời gian làm việc ở một vài quán cà phê có tiếng đã khiến em “vỡ vạc” ra nhiều kinh nghiệm. Và khi quyết định setup mô hình Coffee & Coworking space, bọn em đã đi khảo sát hàng trăm quán cà phê và Coworking space trên địa bàn Hà Nội để tìm “công thức” xây dựng và vận hành Bonchen phù hợp nhất. Quyết định áp dụng công nghệ vào quản lý ngay từ thời điểm mở quán cũng vậy. Bọn em là Gen Z, vì vậy cái gì tiện và hữu hiệu nhất thì bọn em dùng. May mắn là, bọn em đều tiếp xúc với giải pháp công nghệ của iPOS.vn từ lúc còn đi làm, được sử dụng và kiểm nghiệm hiệu quả từ trước đó.
Group 58
Frame 2

Bạn có nhắc đến việc áp dụng các giải pháp công nghệ của iPOS.vn vào quy trình vận hành của Bonchen Coffee, vậy sự khác biệt sau khi ứng dụng công nghệ là gì?

Việt Hoàng: Quyết định chọn đồng hành cùng iPOS.vn phần nhiều là bởi bản thân em đã từng dùng và cảm nhận được hiệu quả rồi. Phần mềm khá đơn giản và dễ sử dụng. Bọn em chưa cần nhờ đến đội ngũ iPOS.vn support nhiều, mà tự mày mò làm được hết.

Giải pháp hỗ trợ đội ngũ Bonchen nhiều nhất ở thời điểm hiện tại là iPOS CRM. Nó giúp bọn em set up cùng lúc nhiều combo nhanh chóng. Bonchen có rất nhiều combo lẻ, nếu để các bạn nhân viên tính bằng tay, chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhầm lẫn, khiến khách hàng có trải nghiệm không tốt.
Tang 1 2 1
Phương Linh: Không chỉ vậy, iPOS CRM còn giúp bọn em quản lý tập khách hàng vô cùng hiệu quả. Nếu đến đây hàng tuần, mọi người sẽ nhìn thấy nhiều gương mặt quen thuộc. Thế nhưng, vì sợ làm phiền đến không gian riêng tư của khách nên bọn em không chủ động tiếp cận họ. Rất may mắn là, iPOS CRM đã giúp bọn em “ghi nhớ” những khách hàng quen đó, và tự động gửi lời tri ân, chương trình khuyến mãi đến họ khi có dịp.

Mọi người cũng thường đặt câu hỏi cho bọn em là: “Khách ngồi lâu, thậm chí ngồi cả ngày như vậy, có ảnh hưởng gì tới doanh thu không?”. Thực ra ảnh hưởng này là không đáng kể. Bọn em đã lường trước tình huống đó ngay từ khi bắt đầu rồi. Chúng em duy trì được doanh thu nhờ ba yếu tố: Thứ nhất là trải nghiệm khách hàng tốt, thứ hai là bộ máy nhân sự nhiệt huyết, và cuối cùng là áp dụng các giải pháp công nghệ ngay từ ban đầu. Bọn em tốn ít công sức hơn, giảm thiểu số lượng nhân sự, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn và cũng từ đó, thu về nhiều lợi nhuận hơn.
Vector 2
Group 59

Cảm ơn hai bạn về những chia sẻ thú vị phía trên. Dự định mới của Bonchen trong thời gian sắp tới là gì? Bạn có thể chia sẻ cho bạn đọc của iPOS.vn được chứ?

Việt Hoàng: Bọn em vẫn sẽ tiếp tục duy trì những hoạt động hiệu quả của Bonchen ở thời điểm hiện tại. Ví dụ như tài trợ voucher, túi tote cho chương trình đoàn thanh niên của các trường đại học để tiếp cận với đối tượng sinh viên. Bọn em cũng đang lên kế hoạch bổ sung thêm menu đồ ăn nhẹ như bento, salad, cơm nắm,... để phục vụ khách hàng họp team, sự kiện livestream, hội thảo,... hoặc làm việc cả ngày tại Bonchen.

Phương Linh: Và trước mắt, bọn em đang dồn chủ lực vào việc đẩy mạnh sản phẩm và hoàn thiện menu Khởi. Menu Khởi mang rất nhiều ý nghĩa với Bonchen và đội ngũ sáng lập. Bonchen là một thương hiệu có câu chuyện riêng, và Khởi chính là chương đầu tiên trong cuốn sách Khởi nghiệp ấy.

Ý tưởng hình ảnh của bộ menu này cũng chính là tâm huyết mà đội ngũ Bonchen muốn gửi gắm đến khách hàng và các bạn trẻ gen Z: Hãy sống như những bông hoa tulip, kiên cường giữa sa mạc khô cằn. Hãy hành động như cánh buồm mùa hè. Và đừng chờ một thời điểm lý tưởng để khởi nghiệp, hãy làm điều đó khi bạn sẵn sàng, và chuẩn bị mọi thứ thật tỉ mỉ.
image 7 1
Group 60
Group 61
Group 62
Là thế hệ lớn lên cùng internet, mạng xã hội và điện thoại thông minh, nhiều bạn trẻ Gen Z đã ấp ôm giấc mơ khởi nghiệp từ rất sớm. Việt Hoàng và Phương Linh cũng vậy! Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đôi bạn này đã có một quyết định hết sức táo bạo: Khởi nghiệp Bonchen - biến quầy pha chế vỏn vẹn 2 mét vuông trở thành 1 Coffee & Coworking space chuyên nghiệp.

Ở lứa tuổi 20, khi nhiều bạn trẻ Gen Z khác vẫn đang đi học, thậm chí chưa có định hướng cho tương lai, Hoàng và Linh đã sở hữu cho mình một thương hiệu riêng. Động lực nào khiến hai bạn quyết định bắt tay nhau khởi nghiệp khi còn trẻ như vậy? Và cơ duyên nào giúp cả hai đồng hành đến tận bây giờ?

Việt Hoàng: Mở quán thực ra là ước mơ từ bé của cả em và Linh. Sau khi lên đại học, bản thân em cũng có dịp trải nghiệm nhiều công việc part time ở kha khá ngành nghề khác nhau. Cuối cùng, em chọn gắn bó lâu nhất với nghề Bartender trong vòng suốt 2 năm. Còn Linh khi đó là cô bé du học sinh vừa “chân ướt chân ráo” về Việt Nam. Linh là khách hàng của quán em làm, và đó cũng là cơ duyên giúp em gặp gỡ và đồng hành cùng bạn ấy đến tận bây giờ.

Phương Linh: Với em, ngành dịch vụ đã có sẵn trong máu và thậm chí nuôi dưỡng em trưởng thành. Vì là bản năng nên em cứ “làm thôi” (cười). Gia đình em kinh doanh một nhà hàng có tiếng thời bấy giờ. Mọi công việc từ bưng bê, nướng thịt, sắp xếp bát dĩa,... em đều kinh qua. Em cũng từng sinh sống,học tập tại Singapore và có dịp trải nghiệm mô hình kinh doanh F&B nước bạn. Em nghĩ mình có thể học hỏi và mang phần nào đó những tinh hoa chắt lọc được về Việt Nam.
Group 63
Group 64

Tiếp xúc với ngành F&B từ rất sớm, vậy tại sao hai bạn lại chọn kinh doanh cà phê mà không phải một mô hình khác (chẳng hạn như kinh doanh nhà hàng theo truyền thống gia đình)?

Phương Linh: Đúng là nếu đi theo mô hình kinh doanh nhà hàng thì sẽ đỡ “trầy trật” hơn. Thế nhưng, em muốn tạo dựng dấu ấn của riêng mình. Em muốn một vài năm sau khi nhắc lại, người ta nhớ đến mình với Bonchen, chứ không phải là con gái của một chủ nhà hàng nổi tiếng. Chúng em cũng có niềm đam mê - mãnh liệt chứ không nông nổi hời hợt với cà phê và pha chế. Đó là lý do vì sao bọn em quyết định khởi nghiệp Bonchen Coffee & Coworking space.

Một điều nữa khiến em nung nấu ý định khởi nghiệp cà phê là: Sở hữu riêng cho mình một Dream Coffee Shop. Lý do bởi, em từng đi rất nhiều quán cà phê trong và ngoài nước, nhưng chưa có một nơi nào thực sự đáp ứng đủ các nhu cầu của em về thức uống, không gian và trải nghiệm dịch vụ. Bonchen là Dream Coffee Shop của em, nhưng sẽ là chốn thân thuộc của mọi người - những ai đang tìm kiếm một nơi yên bình để thưởng thức cà phê rồi chìm đắm vào học tập và công việc.
Group 65
Group 66

Để biến một Dream Coffee Shop trở thành “phiên bản thực” khi còn trẻ như vậy, chắc hẳn không phải điều dễ dàng. Vậy Bonchen Coffee & Co-working space khác biệt gì so với thương hiệu khác?

Việt Hoàng: Ở Việt Nam hiện nay, mô hình kinh doanh phổ biến là tập trung vào quán cà phê, hoặc Coworking space. Tuy nhiên, mô hình chuyên cà phê có đồ uống ngon thì không gian lại chật hẹp, ồn ã và đôi khi ngập mùi khói thuốc. Mô hình tập trung vào Coworking space lại chỉ bán đồ ăn thức uống “nhàm chán”. Vì vậy sự khác biệt nhất ở Bonchen là một trong những thương hiệu đưa mô hình cân bằng 50/50 giữa Coffee và Coworking đến với người trẻ Hà Thành.
Group 67
Phương Linh: Bọn em luôn cố gắng hoàn thiện Bonchen ngày qua ngày, biến nơi đây trở thành Coffee & Coworking space đúng nghĩa. Nếu như các Coworking space hiện nay thường thiết kế theo hơi hướng industrial hiện đại, thì không gian cà phê làm việc tại Bonchen lại được “làm mềm” bằng gỗ và cây cối, tạo cảm giác yên bình hơn.

Tầng 1 là mô hình quán cà phê tập trung vào không gian thoải mái, đồ uống độc đáo và đồ ăn nhẹ thơm ngon. Trong khi đó, tầng 2 sẽ là khu vực yên tĩnh dành riêng để mọi người học tập, làm việc. Đặc biệt, những dụng cụ cần thiết nhất để khách hàng có thể thư thả một ngày dài cũng được bố trí đầy đủ trên các kệ tủ tại Bonchen. Có giấy, có bút, có sách,... và có cả vật dụng cần thiết “ngày đèn đỏ” cho các bạn nữ nữa. Tất cả đều miễn phí để tạo cảm giác thoải mái nhất!
Group 68

Một chốn “an toàn” nhất, vậy tại sao nơi ấy lại là Bonchen nhỉ? Bạn có thể chia sẻ thêm ý nghĩa của cái tên độc đáo và có phần hơi “khó hiểu” này được không?

Phương Linh: Mọi người thường nghĩ về bon chen như một hành động ganh đua, chen lấn và xô bồ trong một thế giới hỗn độn, nhưng Bonchen không phải vậy. Bọn em muốn mọi người nhìn nhận về cụm từ “bon chen” theo một hướng tích cực hơn. Không phải bon chen vượt qua ai đó, mà bon chen qua cái tôi chính mình để thu nhặt kiến thức, kinh nghiệm và trở thành một phiên bản hoàn thiện hơn!
Group 69

Được biết, Bonchen Coffee đã mở cửa vào đúng thời điểm đại dịch chưa lắng xuống. Một quyết định khá táo bạo đấy chứ! Vậy thời điểm đó, hai bạn phải đối mặt với những khó khăn gì?

Việt Hoàng: Chọn mở quán ở thời điểm đỉnh dịch, thực ra không hẳn là một quyết định táo bạo. Kế hoạch startup Bonchen của bọn em đã bị delay gần một năm, trong khi dịch thì chẳng biết bao giờ mới kết thúc. Và bọn em nghĩ, thay vì chọn một thời điểm “lý tưởng” để khởi nghiệp, tại sao không bắt đầu ngay lúc mình đã sẵn sàng và chuẩn bị kỹ lưỡng rồi nhỉ? (cười).

Bản thân em cũng là một người trẻ, ăn ngủ cùng internet và sớm đã nhận ra tiềm năng của việc kinh doanh online. Thời gian đầu khi chưa có nhiều vốn liếng và kinh nghiệm, bọn em tập trung bán hàng trên Instagram. Khi đó, quầy pha chế của Bonchen chỉ là một chiếc bàn dài 2 mét vuông. Chúng em ăn, ngủ cùng cà phê và công việc pha chế trong suốt 2 tháng để tìm ra công thức đồ uống hoàn hảo nhất. May mắn là, sau một thời gian bán hàng online, Bonchen đã sở hữu một tập khách hàng trung thành nhất định - nguồn động lực vô cùng quý báu để bọn em quyết tâm mở cửa hàng đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái.

Phương Linh: Thế nhưng, dù có chuẩn bị kỹ lưỡng tới đâu thì khi va vấp với thực tế, bọn em cũng gặp những tình huống khó khăn không lường trước được. Thời điểm mở quán, bọn em gần như không có doanh thu. Bọn em cũng không thuê vận chuyển, mà tự mình đi ship đồ uống. Tuy khá vất vả, nhưng đổi lại chúng em có thể tương tác với khách hàng, đón nhận khen chê để hoàn thiện sản phẩm hơn. Bọn em cũng gặp sai lầm nghiêm trọng khi quyết định bán cà phê chai mà không đo lường trước số lượng bán ra. Để rồi cuối cùng in hơn 1000 cái tem và đến giờ vẫn chưa dùng hết. Đó là một bài học nhớ đời của team founder, khi mà không tính toán cụ thể lực bán và cố in thật nhiều để được nhận giá sỉ.
Group 70

Khó khăn chồng chất như vậy, hai bạn đã làm cách nào để biến Bonchen từ một quầy pha chế nhỏ chỉ vỏn vẹn 2 mét vuông đến khi sở hữu một không gian Coworking rộng lớn?

Phương Linh: Em thì rất may mắn vì có bố mẹ làm trong ngành F&B từ lâu. Tuy nhiên, bố em đi theo trường phái truyền thống, nên hầu hết kế hoạch kinh doanh Bonchen đều do em “tự thân vận động”. Trải qua những lần tranh luận như shark tank offline và sửa đổi hàng chục proposals, em mới có thể thuyết phục được bố tin tưởng và ủng hộ như ngày hôm nay. Bố không trực tiếp tham gia vào việc lên kế hoạch hay vận hành Bonchen, nhưng là một vị “quân sư” tham vấn chiến lược kinh doanh đầy lỗi lạc.

Việt Hoàng: Còn em, quãng thời gian làm việc ở một vài quán cà phê có tiếng đã khiến em “vỡ vạc” ra nhiều kinh nghiệm. Và khi quyết định setup mô hình Coffee & Coworking space, bọn em đã đi khảo sát hàng trăm quán cà phê và Coworking space trên địa bàn Hà Nội để tìm “công thức” xây dựng và vận hành Bonchen phù hợp nhất. Quyết định áp dụng công nghệ vào quản lý ngay từ thời điểm mở quán cũng vậy. Bọn em là Gen Z, vì vậy cái gì tiện và hữu hiệu nhất thì bọn em dùng. May mắn là, bọn em đều tiếp xúc với giải pháp công nghệ của iPOS.vn từ lúc còn đi làm, được sử dụng và kiểm nghiệm hiệu quả từ trước đó.
Group 71

Bạn có nhắc đến việc áp dụng các giải pháp công nghệ của iPOS.vn vào quy trình vận hành của Bonchen Coffee, vậy sự khác biệt sau khi ứng dụng công nghệ là gì?

Việt Hoàng: Quyết định chọn đồng hành cùng iPOS.vn phần nhiều là bởi bản thân em đã từng dùng và cảm nhận được hiệu quả rồi. Phần mềm khá đơn giản và dễ sử dụng. Bọn em chưa cần nhờ đến đội ngũ iPOS.vn support nhiều, mà tự mày mò làm được hết.

Giải pháp hỗ trợ đội ngũ Bonchen nhiều nhất ở thời điểm hiện tại là iPOS CRM. Nó giúp bọn em set up cùng lúc nhiều combo nhanh chóng. Bonchen có rất nhiều combo lẻ, nếu để các bạn nhân viên tính bằng tay, chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhầm lẫn, khiến khách hàng có trải nghiệm không tốt.
Tang 1 2 1
Phương Linh: Không chỉ vậy, iPOS CRM còn giúp bọn em quản lý tập khách hàng vô cùng hiệu quả. Nếu đến đây hàng tuần, mọi người sẽ nhìn thấy nhiều gương mặt quen thuộc. Thế nhưng, vì sợ làm phiền đến không gian riêng tư của khách nên bọn em không chủ động tiếp cận họ. Rất may mắn là, iPOS CRM đã giúp bọn em “ghi nhớ” những khách hàng quen đó, và tự động gửi lời tri ân, chương trình khuyến mãi đến họ khi có dịp.

Mọi người cũng thường đặt câu hỏi cho bọn em là: “Khách ngồi lâu, thậm chí ngồi cả ngày như vậy, có ảnh hưởng gì tới doanh thu không?”. Thực ra ảnh hưởng này là không đáng kể. Bọn em đã lường trước tình huống đó ngay từ khi bắt đầu rồi. Chúng em duy trì được doanh thu nhờ ba yếu tố: Thứ nhất là trải nghiệm khách hàng tốt, thứ hai là bộ máy nhân sự nhiệt huyết, và cuối cùng là áp dụng các giải pháp công nghệ ngay từ ban đầu. Bọn em tốn ít công sức hơn, giảm thiểu số lượng nhân sự, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn và cũng từ đó, thu về nhiều lợi nhuận hơn.
Group 72

Cảm ơn hai bạn về những chia sẻ thú vị phía trên. Dự định mới của Bonchen trong thời gian sắp tới là gì? Bạn có thể chia sẻ cho bạn đọc của iPOS.vn được chứ?

Việt Hoàng: Bọn em vẫn sẽ tiếp tục duy trì những hoạt động hiệu quả của Bonchen ở thời điểm hiện tại. Ví dụ như tài trợ voucher, túi tote cho chương trình đoàn thanh niên của các trường đại học để tiếp cận với đối tượng sinh viên. Bọn em cũng đang lên kế hoạch bổ sung thêm menu đồ ăn nhẹ như bento, salad, cơm nắm,... để phục vụ khách hàng họp team, sự kiện livestream, hội thảo,... hoặc làm việc cả ngày tại Bonchen.
Group 73
Phương Linh: Và trước mắt, bọn em đang dồn chủ lực vào việc đẩy mạnh sản phẩm và hoàn thiện menu Khởi. Menu Khởi mang rất nhiều ý nghĩa với Bonchen và đội ngũ sáng lập. Bonchen là một thương hiệu có câu chuyện riêng, và Khởi chính là chương đầu tiên trong cuốn sách Khởi nghiệp ấy.

Ý tưởng hình ảnh của bộ menu này cũng chính là tâm huyết mà đội ngũ Bonchen muốn gửi gắm đến khách hàng và các bạn trẻ gen Z: Hãy sống như những bông hoa tulip, kiên cường giữa sa mạc khô cằn. Hãy hành động như cánh buồm mùa hè. Và đừng chờ một thời điểm lý tưởng để khởi nghiệp, hãy làm điều đó khi bạn sẵn sàng, và chuẩn bị mọi thứ thật tỉ mỉ.
Group 74
Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ