

Muốn cảm nhận thật rõ sắc thu qua từng kẽ lá, từng vòm cây, tôi tìm đến không gian ngập tràn cây xanh và những tia nắng vàng tại Eggyolk Coffee phố Chân Cầm. Nằm trên con phố khá sầm uất, nhưng Eggyolk lại là quán cafe mùa thu Hà Nội mang một nét rất riêng. Khi đến quán, bạn sẽ được trải nghiệm qua nhiều cung bậc cảm xúc khi cảm nhận sự ấm áp ngay khi đặt chân vào cửa, rồi lại xao xuyến với những ánh đèn vàng lãng mạn ngập tràn trong mọi ngóc ngách.



Được biết Eggyolk Coffee ra đời vào năm 2021, ngay giữa lúc tình hình dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp và hoạt động kinh doanh F&B gặp nhiều trở ngại. Vậy động lực nào đã khiến anh/chị quyết định ra mắt vào thời điểm này và Eggyolk đã chuẩn bị như thế nào để vượt qua giai đoạn khó khăn đó?
Tầm nhìn ở đây chính là việc Eggyolk muốn mang những món đồ uống của người Việt được làm ra bởi người Việt, giới thiệu rộng rãi tới bạn bè quốc tế. Và bước đầu tiên để làm được điều đó là thông qua món cà phê trứng. Đó cũng là lý do vì sao bọn chị lại chọn tên quán là Eggyolk, cùng với bộ nhận diện “lòng đỏ trứng” đồng hành cùng thương hiệu.
Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân, để theo đuổi được tầm nhìn đó thì team Eggyolk cũng chỉ bắt đầu với một quán cà phê nhỏ thôi. Khởi đầu của Eggyolk là một chiếc quán nhỏ xinh trên đường Trần Hưng Đạo, chưa có ai biết tới. Bọn chị cũng quan niệm rất rõ ràng rằng để thành công thì mình cũng phải bắt đầu nho nhỏ ở đâu đấy, rồi dần dần mới phát triển ra thành nhiều cửa hàng được.
Tất nhiên việc ra mắt cửa hàng đầu tiên vào thời điểm dịch như vậy thì nó cũng có rất nhiều khó khăn. Lúc đó quán mới mở được 2 tuần thì có quyết định lockdown luôn nên mình cũng phải đóng cửa theo quy định. Vào thời điểm đó thương hiệu mới vừa ra mắt, chưa kịp có một tiếng vang nào đã phải dừng hoạt động.
Tuy nhiên, khó thì khó nhưng bọn chị cũng thấy được cơ hội mới. Đó là khi mà hầu hết các bên, tất cả mọi thứ nó đều đang trầm lắng xuống mà mình vẫn tiếp tục duy trì được ở thời điểm ấy thì nó sẽ giúp mình nổi trội hơn, ít sự cạnh tranh hơn. Với cái niềm tin như vậy thì bọn chị vẫn cứ tiếp tục những hoạt động của mình.



Từ hình ảnh thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội đến không gian tại mỗi cửa hàng của Eggyolk đều hướng tới sự tươi sáng, năng lượng và đầy tích cực. Liệu đây có phải là “giá trị cốt lõi” mà Eggyolk muốn lan tỏa tới khách hàng của mình?
Từ nhu cầu của khách hàng như thế, nên Eggyolk cũng lấy việc mang lại năng lượng cho người dùng là giá trị cốt lõi của thương hiệu. Và tất nhiên là cái năng lượng đấy phải đến từ sản phẩm cốt lõi của mình là cà phê. Về phần hình ảnh thương hiệu truyền ra ngoài thì cũng phải tương đồng với cái giá trị cốt lõi đấy.
Cũng từ cái năng lượng tích cực đó thì bọn chị cũng “translate” ra những cái khác, bao gồm cả không gian, phong cách, tất cả những điểm chạm nho nhỏ. Ví dụ như trên mỗi chiếc cốc, gói đường, tạp dề nhân viên thì sẽ có những mẩu copy nhỏ với dòng quote mang năng lượng tích cực. Để khi khách hàng đến, ngoài việc họ lấy năng lượng từ cốc cà phê thì họ có thể lấy năng lượng từ quán, từ con người, từ tất cả những gì họ được tiếp xúc. Nhờ vậy sẽ tạo thành một cái trải nghiệm tích cực hơn, thân thiện hơn với khách hàng ghé quán.



Hà Nội được xem là “cái nôi” của cà phê trứng truyền thống với hàng loạt các thương hiệu lâu đời “nổi đình nổi đám” đã sớm in sâu vào tâm trí khách hàng. Việc một “tân binh” như Eggyolk lựa chọn cà phê trứng là món signature của quán thật sự là một bước đi vô cùng liều lĩnh. Vậy đâu là thế mạnh khiến anh/chị tự tin rằng Eggyolk có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường?
Như với dòng sản phẩm cà phê trứng, thay vì dùng hạt Robusta như thông thường thì bọn chị dùng hạt Arabica. Tất nhiên vẫn là hạt cà phê Arabica trồng tại Việt Nam, vì mình muốn giới thiệu cà phê Việt Nam ra thế giới mà. Về phần cốt trứng thì Eggyolk dùng trứng gà xanh, vì lượng cholesterol của nó ít hơn rất nhiều, nhưng lại có nhiều chất vitamin và axit amin hơn trứng gà thông thường. Khác với các brand cà phê trứng khác, tại Eggyolk khi nào khách order nhân viên mới bắt đầu đánh trứng, đánh tươi và đánh từng quả một. Qua đó, tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa vị thanh của hạt arabica và vị thơm béo của trứng đánh tươi. Điều này tạo ra một hương vị khác biệt hoàn toàn cho món cà phê trứng của Eggyolk và trở thành điểm nhấn signature của quán.




Được biết bên cạnh tệp khách nội địa thì Eggyolk Coffee cũng có một lượng khách nước ngoài không hề nhỏ. Vậy việc phục vụ khách hàng ngoại quốc có gì khác biệt so với tệp khách trong nước hay không? Và thương hiệu có bí quyết gì để chăm sóc chu đáo cho cả hai tệp khách này ?
Với khách nước ngoài thì bọn chị tập trung nhất vào sản phẩm cốt lõi - cà phê trứng. Và tệp khách này đến quán thì thường họ cũng chỉ thích gọi cà phê trứng, gần như là 100% luôn. Bởi vì cách mà bọn chị truyền thông thương hiệu và là cách mà họ biết đến Eggyolk đều thông qua món cà phê trứng này. Còn khách Việt có những lựa chọn đa dạng hơn về sản phẩm như trà, cà phê đá,... Tuy nhiên, số lượng khách chọn cà phê trứng vẫn nhiều nhất. Và bọn chị coi đó là một thành công vì mình lựa chọn sản phẩm cốt lõi đúng và đó là hướng đi của mình ngay từ ban đầu.
Bí quyết giữ chân khách hàng của Eggyolk là phải đảm bảo chất lượng và dịch vụ luôn đi đầu Tuy nhiên có những thứ mà bọn chị làm riêng để đánh vào tệp khách hàng nước ngoài và có những cái riêng dành cho tệp khách Việt Nam. Ví dụ như với khách ngoại thì bọn chị có tờ hướng dẫn uống cà phê trứng này, vì hầu như là họ lần đầu thử món này và chưa biết cách uống. Nhân tiện, Eggyolk cũng giới thiệu luôn cho họ về câu chuyện phát triển của cà phê trứng Việt Nam trong tờ hướng dẫn này. Tức là khi họ uống cà phê tại quán thì họ không chỉ thưởng thức sản phẩm mà còn được học thêm một điều gì đấy về văn hóa Việt Nam.
Và bên cạnh đó, Eggyolk cũng thường xuyên sáng tạo thêm các đồ dùng mang yếu tố văn hóa của Việt Nam để giới thiệu đến bạn bè quốc tế. Mới đây nhất là bọn chị đang sản xuất những chiếc túi tote nhỏ xinh, túi được lấy cảm hứng từ những bức tranh Đông Hồ truyền thống, pha thêm chút cá tính riêng của Eggyolk. Nó giống như một phần của văn hóa Việt mà họ có thể mang về chứ không phải trải nghiệm chỉ dừng ở đây. Đây cũng là một phần mà bọn chị muốn làm trong câu chuyện ban đầu, đó là giới thiệu những văn hóa Việt đến bạn bè quốc tế.



Đầu tháng 8 vừa qua, Eggyolk đã khai trương Flagship Store đầu tiên của mình tại Thủ đô Hà Nội. Đây được xem như “vedette” trong toàn bộ hệ thống các cửa hàng của thương hiệu, từ việc tọa lạc tại vị trí đắc địa, sở hữu diện tích “khủng” đến thiết kế không gian kiến trúc và bày trí nội thất đều vô cùng ấn tượng, hoành tráng. Không biết lý do nào khiến Eggyolk quyết định ra mắt Flagship store trong thời điểm này và liệu đây có phải một chiến lược truyền thông mới của thương hiệu?
Thực sự thì việc mở Flagship Store luôn là mong muốn ấp ủ mà đội ngũ Eggyolk muốn thực hiện từ những ngày đầu. Bọn chị quyết định ra mắt trong thời điểm này vì bây giờ bọn chị đã đủ nguồn lực để thực hiện nó. Sau gần 3 năm ra mắt thì hiện Eggyolk đã có những quy trình, sản phẩm hoàn thiện, hoạt động của các cửa hàng đã ổn định nên bọn chị cảm thấy sẵn sàng cho một hành trình mới với một chiếc Flagship Store mới.
Việc mở cửa hàng Flagship tại Chân Cầm cũng là một bài toán kinh doanh mà bọn chị đã tính toán kỹ lưỡng. Vì thường bọn chị sẽ không làm quá nhanh và cũng không mở nhiều cửa hàng một lúc để có thể làm kỹ từng điểm một. Tức là một điểm bán mới chỉ ra đời khi mà những điểm còn lại nó đã được ổn định, đã chạy tốt và khách hàng cảm thấy hài lòng với những cái trải nghiệm tại đó. Tránh trường hợp đó là mình làm nhanh quá nhưng không đạt được mục tiêu, không mang đến được những trải nghiệm như mong đợi của khách hàng. Nói chung dù là cửa hàng Flagship hay cửa hàng bình thường thì sản phẩm và dịch vụ mới là yếu tố giúp Eggyolk giữ chân khách.



Trong bối cảnh các quán cà phê “mọc lên như nấm sau mưa” như hiện nay, có không ít những quán cà phê chỉ hot được một thời gian sau đó lại dần rơi vào cảnh vắng khách, thua lỗ vì nhiều lý do khác nhau. Từ thực tế như vậy, anh/chị có phương án chuẩn bị gì để giúp “đứa con tinh thần” của mình phát triển suôn sẻ hay không?
Ngay từ ban đầu, giá trị cốt lõi của Eggyolk đã là những người thích uống cà phê và họ cần cà phê mỗi ngày để nạp năng lượng. Đó mới là tệp đối tượng của mình vì quán mình là quán cà phê và đồ của mình cũng phát triển theo mục tiêu đó. Do đó những người mà thương hiệu hướng tới là những bạn học sinh, sinh viên hoặc là người đi làm, họ cần nạp năng lượng để tỉnh táo mỗi ngày. Từ giá trị đó, Eggyolk cũng phát triển thêm nhiều sản phẩm xung quanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra theo chị thì có nhiều bên đơn giản là họ không giữ được khách nếu mà chất lượng và sản phẩm của họ đi xuống. Vì làm kinh doanh thì tất nhiên khi thấy tình hình kinh doanh đi xuống thì nhiều người cũng hay bị nản chí và họ dễ bị lỡ mất cơ hội. Còn với quan điểm của bọn chị thì khi mình đã có một mục tiêu rõ ràng thì phải kiên định với nó. Bởi vì bọn chị không kinh doanh kiểu mở một quán rồi thôi mà còn muốn mở rộng ra nhiều quán nữa và sẽ còn đi xa hơn nữa, nên là phải đi chắc và không chạy theo xu hướng thị trường.



Vận hành và quản lý một cơ sở đã khó, mà nhân rộng quy mô ra nhiều cửa hàng như Eggyolk càng khó hơn gấp bội phần. Anh/Chị đã làm cách nào để giúp công việc tại quán luôn diễn ra trôi chảy, đồng thời việc theo dõi và quản lý quán cũng dễ dàng và trơn tru?
Đồng thời, trước khi bắt đầu chạy một quán mới thì đội ngũ nhân viên Eggyolk sẽ luôn phải test trước một thời gian để xem có vấn đề gì phát sinh hay không. Vì với mỗi một quán thì nó sẽ có có những cái đặc thù riêng của nó, kể cả về khách hàng hay là quy trình vận hành. Điều này còn liên quan đến flow của việc nhân viên đi lại, flow của việc ra đồ, flow của việc bếp làm đó ăn. Những vấn đề này đều rất phức tạp nên bắt buộc bọn chị phải test trước để khách có những trải nghiệm tốt nhất khi tới quán.
Bên cạnh đó, Eggyolk rất may mắn khi có iPOS.vn là “người bạn đồng hành” hỗ trợ trong quy trình vận hành. Nhờ có phần mềm quản lý bán hàng FABi, các nhân viên có thể tiến hành order và thanh toán cho khách nhanh chóng, chính xác hơn. Điều chị ưng ý nhất ở FABi là xem được các báo cáo chi tiết, trực quan về tình hình chung của các cơ sở kinh doanh: tổng doanh thu, top món bán chạy, số lượng món bán ra,... Từ những thông tin đó, bọn chị sẽ tìm ra lượng khách đến quán là ai, đến từ đâu, họ đến quán vào thời điểm nào, họ ăn hay uống gì hoặc là những sản phẩm nào đang được ưa chuộng nhất.



Anh/Chị có thể chia sẻ thêm về những định hướng sắp tới của Eggyolk Coffee trong tương lai không?
Và đến giai đoạn này, bọn chị cũng sẽ có thêm những hoạt động mới về mặt truyền thông. Thường chiến lược marketing sẽ được chia hai phần, một là những hoạt động giúp tăng doanh số, và một phần là những chiến lược dài hạn hơn để xây dựng thương hiệu. Khi đã có những nguồn thu ổn định thì bọn chị muốn tập trung hơn vào phần xây thương hiệu. Bởi vì đó là nền tảng sẽ mang lại cho mình chỗ đứng lâu dài trong ngành. Tóm lại, định hướng về sau của Eggyolk sẽ là như vậy, còn cụ thể như thế nào thì sau này sẽ bật mí nha ^^

