



Kinh doanh sữa chua trân châu được coi là “mảnh đất màu mỡ” đang được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Theo nhận định riêng anh, thức uống này là một “cơn sốt” như trà sữa, trà chanh hay là một hướng kinh doanh lâu dài?
Thế nhưng nhiều người kinh doanh không đồng nghĩa với việc đó sẽ chỉ là “cơn sốt” nhất thời. Kinh doanh trà sữa trước đây cũng từng bị hoài nghi, nhưng tính đến hiện tại nó vẫn là mô hình dài hạn và phát triển khá tốt. Sữa chua trân châu cũng sẽ đi theo hướng như vậy. Chỉ có điều, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, đi theo số đông có thể sẽ phải nhường chỗ cho các mô hình chuỗi vận hành chuyên nghiệp và bài bản hơn.
Bên cạnh đó, những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo sức khỏe ngày càng được người tiêu dùng ưu ái lựa chọn. Nếu như trà chanh, trà sữa được coi là thức uống “vui vui” thì sữa chua lại được kiểm chứng là món ăn có lợi cho sức khỏe và có thể sử dụng hàng ngày. Từ người già, trẻ nhỏ,... ai cũng có thể ăn nên các cửa hàng sữa chua đã trở thành tụ điểm gặp gỡ bạn bè hay không gian gắn kết gia đình. Một xu hướng kinh doanh phù hợp nhiều đối tượng, giá cả phải chăng, đặc biệt tốt cho sức khỏe và có thể tiêu dùng hàng ngày. Anh đánh giá nó là một mô hình bền vững và có thể phát triển lâu dài.


Đại dịch Covid 19 đã quật ngã nhiều ông lớn F&B, trái lại Sữa Chua Trân Châu Hạ Long lại “đi lên” trong đại dịch, mở 9 điểm bán trong 3 tháng đầu hoạt động vào năm 2020. Tại sao anh lại quyết định mở rộng chuỗi ngay vào thời điểm khó khăn như vậy?
Trong đại dịch Covid 19, thương hiệu nào chuỗi càng lớn, càng “ngã” nhanh do không chịu được chi phí mặt bằng. Nhiều nhà đầu tư cũng chọn “ngủ đông” vì e ngại rằng đó không phải thời điểm phù hợp để đầu tư. Bản thân anh lại không đi quá nhiều về con số. Nói không quan tâm thì không đúng, nhưng anh có kế hoạch dài hạn cho nó. Cơ may của anh là có thể thoải mái lựa chọn những điểm bán đắc địa nhất, đông dân cư nhất,... với chi phí hợp lý nhất khi các thương hiệu khác đang phải thu hẹp quy mô và trả lại mặt bằng.
Kế đến, việc sử dụng website bán hàng online và kết hợp với các app đặt đồ ăn cũng giúp sữa chua trân châu Hạ Long Ngon luôn hiện diện và dễ dàng tiếp cận khách hàng vào thời điểm giãn cách xã hội. Dù đại dịch hay không thì nhu cầu ăn uống của khách hàng vẫn có. Rất may mắn là tại Hà Nội, TP. HCM và các thành phố lớn, dịch vụ vận chuyển đã rất phát triển nên sản phẩm của sữa chua trân châu Hạ Long luôn được trao đến khách hàng nhanh chóng, tiện lợi.
Với những điều kiện thuận lợi như vậy, việc mở rộng chuỗi cửa hàng trong đại dịch không phải ván cược 50/50 mà đều nằm trong kế hoạch dài hạn của bên anh. Con số 09 điểm bán trong 03 tháng đầu tiên chưa phải “bung hết sức”, tuy nhiên đó là một con số an toàn để đội ngũ Ngon có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm và dịch vụ như định hướng ban đầu.


Định vị tâm trí khách hàng ngay từ cái tên “Sữa chua trân châu Hạ Long Ngon” với slogan “Vị Ngon Truyền Thống - Dinh Dưỡng Mỗi Ngày”, vì sao lại có cái tên như vậy và thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải là gì?
Slogan của Ngon là “Vị ngon truyền thống - Dinh dưỡng mỗi ngày” với thông điệp muốn mang đến khách hàng những ly sữa chua có “vị” truyền thống với phần “hương” được chế biến, kết hợp đầy mới lạ. Khách hàng nhớ tới Ngon là đã thấy “ngon”, còn việc ngon đến mức nào là câu chuyện mà bọn anh phải nghiên cứu và thay đổi liên tục. Làm sao để ngày nào khách hàng cũng có thể ăn sữa chua, cung cấp nguồn năng lượng và dinh dưỡng dồi dào, nhưng lại không nhanh ngán. Slogan như một mỏ neo vào tâm trí người mua, nhưng cũng là lời nhắc đội ngũ nhân viên đích đến của thương hiệu là: mang nguồn dinh dưỡng cho khách hàng mỗi ngày.


Được biết các sản phẩm của Sữa chua trân châu Hạ Long Ngon đã dần “len lỏi” vào các chuỗi siêu thị lớn, điển hình là việc xuất hiện tại Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom Mega Mall. Ý tưởng từ đâu để anh xây dựng cửa hàng này?
Thứ hai là chuỗi các cửa hàng xuất hiện trên các con phố lớn, mặt tiền đắc địa mà khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy. Mô hình này ưu tiên về không gian trải nghiệm, dành cho khách hàng thong thả và có thời gian ngồi lại. Khu vực vỉa hè và tầng một là nơi mọi người có thể thưởng thức và trò chuyện bên những ly sữa chua. Khu vực tầng hai, tầng ba trở lên khá riêng tư và có nhiều không gian yên tĩnh để làm việc, học tập hoặc tâm sự cùng bạn bè. Tại đây cũng được bố trí hệ thống Menu điện tử để khách hàng chỉ cần ngồi trên tầng mà vẫn có thể gọi thêm đồ ăn, xin thêm giấy ăn hoặc gọi nhân viên tiện lợi.
Mô hình thứ ba là cửa hàng tại TTTM đẳng cấp, điển hình như cơ sở sữa chua trân châu Hạ Long Ngon tại Vincom Mega Mall. So với hai loại cửa hàng trước, mô hình thứ ba nhìn chung nhộn nhịp và sôi động hơn cả. Cửa hàng được đặt ở vị trí trung tâm, xung quanh là nhiều thương hiệu lớn. Khách hàng đi mua sắm, xem phim, vui chơi,... khi thấm mệt có thể dừng chân nghỉ ngơi và thưởng thức những ly sữa chua thơm ngon.
Từ một món sữa chua dân dã, tưởng chừng chỉ xuất hiện tại vỉa hè, quán xá lề đường thì ngay giờ đây, Ngon đã xuất hiện tại những khu TTTM hàng đầu. Ý tưởng đưa Ngon vào hệ thống siêu thị lớn đã “nhen nhóm” trong anh ngay từ lúc đầu mở chuỗi. Thực tế thì khách hàng thường rất hay quên, nhất là khi có một “rừng thương hiệu” lớn nhỏ mọc lên mỗi ngày. Mình phải làm sao để tăng mức độ hiện diện với khách hàng nhất có thể. Việc bọn anh xuất hiện tại đây cũng như một lời tuyên ngôn rằng: Ngon là một thương hiệu kinh doanh bài bản, đầu tư và chỉn chu. Ngon xuất hiện ở mọi nơi, từ con phố lớn đến khu chung cư, và cả trong những khu trung tâm thương mại đẳng cấp nữa.


Những TTTM lớn thường sẽ có những tiêu chuẩn vô cùng khắt khe đối với các nhãn hàng. Vậy điều gì khiến thương hiệu tự tin thuyết phục các đối tác như Vincom Mega Mall lớn đồng hành cùng mình?
Bên anh không hề “e ngại” những tiêu chí khắt khe phía đối tác là bởi ngay từ ban đầu, Ngon đã xây dựng riêng một bộ tiêu chuẩn phục vụ chuẩn chỉ, đang áp dụng cho toàn bộ hệ thống và tương đồng với 90% tiêu chuẩn mà Vincom đề ra. Một nhân sự mới bên anh phải đào tạo từ 40-60 ngày để đảm bảo thành thục 3 tiêu chí: giao tiếp phục vụ, pha chế cơ bản và vận hành theo hệ thống. Tiêu chí thứ 3 khá lạ so với các bên đối thủ cạnh tranh. Đó là, mỗi cá nhân đều được đào tạo mọi kỹ năng ở mọi vị trí để có thể linh hoạt, thay phiên phục vụ khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời tại cửa hàng, ngay cả trong tình trạng nhân viên nghỉ đột xuất hoặc quán quá đông khách.
Bên cạnh những quy tắc phục vụ chuẩn chỉ, sản phẩm cũng là “ngón đòn” chủ lực để Ngon có thể tự tin thuyết phục các đối tác lớn cùng đồng hành. Sữa chua thì vốn là sản phẩm đặc thù mang tính chất vùng miền. Đối thủ hoàn toàn có thể sao chép lại và điều chỉnh hương vị ngon hơn với giá thành rẻ hơn. Thế nên mỗi năm đội ngũ bên anh sẽ thay đổi menu hai lần, mỗi lần thay đổi đến hơn 20 món. Những món signature sẽ được giữ lại để tạo dấu ấn và sự thân quen với khách hàng. Còn những món theo trend, món theo thời điểm lễ hội,... sẽ được linh hoạt thay đổi để thực khách không cảm thấy nhàm chán. Ví dụ như thời điểm mùa đông này, bên cạnh sữa chua truyền thống, Ngon cũng sẽ làm mới menu trà của mình. Khi khách hàng thèm một món đồ uống ấm nóng, nhưng nhớ cảm giác ngồi tại Ngon vẫn có thể ghé qua thưởng thức.


Một năm thay đổi menu hai lần là điều rất ít thương hiệu dám làm, nhưng làm thế nào để Ngon có thể đồng bộ hệ thống và đồng đều chất lượng cho chuỗi 24 cửa hàng khắp cả nước?
Toàn bộ sản phẩm sẽ được nhập và phân phối ở công ty đầu não đến các chi nhánh, cửa hàng và cơ sở nhượng quyền. Những nguyên liệu nấu trong ngày đều có bộ công thức chế biến, pha chế, bảo quản và tiêu hủy mà các bạn nhân viên đều phải nắm rõ. Điều này sẽ tạo nên một hình ảnh thân quen trong mắt khách hàng - đó là có đi đâu thì Ngon vẫn ngon như vậy!
Nhượng quyền thương hiệu là phương án giúp Ngon mở rộng mạng lưới phát triển, tuy nhiên để không xảy ra bất cập thì các cơ sở nhượng quyền luôn được đặt trong trạng thái phải kiểm soát cao hơn. Bên anh có xây dựng kênh “Khách hàng bí mật” - đóng vai thực khách để tự trải nghiệm quản lý quy trình chất lượng của mình tại mọi cơ sở, đặc biệt là các cửa hàng nhượng quyền. Nếu xảy ra sai sót gì, mình hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh kịp thời.


Được biết Ngon F&B đang áp dụng nhiều giải pháp công nghệ của iPOS.vn vào quy trình vận hành tại toàn bộ các cửa hàng. Quyết định này đã đem lại thay đổi tích cực nào cho thương hiệu?
Đối với các doanh nghiệp F&B thì việc kiểm soát hàng tồn kho vô cùng quan trọng. Giải pháp quản lý kho iPOS Inventory giúp bên anh nắm bắt được nhu cầu sản xuất, hạn sử dụng nguyên liệu, kiểm soát nguyên liệu tại quầy,... Có thời điểm cảm thấy sản phẩm này bán không chạy thì bên anh cũng chủ động giảm thiểu lượng sản xuất để tránh hao tổn chi phí tài chính.
Website bán hàng online iPOS WebOrder cũng hỗ trợ anh khá nhiều trong thời điểm đại dịch vừa qua. Từ việc lắng nghe feedback khách hàng trên nền tảng này, Ngon đã hoàn thiện package của mình ở mức độ “ăn nhà ngon như ăn quán”. Thay vì để shipper đưa tới khách những túi nilon vừa “nhàm chán” vừa có hại cho môi trường, Ngon chủ động thiết kế các ấn phẩm dễ thương trên bìa cát tông có thể tái sử dụng nhiều lần. Đúng là chi phí này có cao hơn nhưng đổi lại là sự hài lòng và “cơn mưa” 5 sao khách hàng gửi tặng, anh nghĩ nó vô cùng xứng đáng!
Giải pháp Menu điện tử ngồi tại bàn gọi đồ cũng khá hay và được nhiều khách hàng của Ngon ủng hộ. Đây được coi là một tiện ích đi kèm, giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn để thoải mái gọi thêm đồ tại cửa hàng, kể cả khi ngồi trên tầng hai, tầng ba hoặc khi nhân viên không ở cạnh.


Với tốc độ phát triển nhanh nhưng bền vững như hiện tại, anh sẽ đặt mục tiêu nhân chuỗi thêm bao nhiêu cửa hàng Sữa chua trân châu Hạ Long Ngon trong tương lai?





Kinh doanh sữa chua trân châu được coi là “mảnh đất màu mỡ” đang được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Theo nhận định riêng anh, thức uống này là một “cơn sốt” như trà sữa, trà chanh hay là một hướng kinh doanh lâu dài?
Thế nhưng nhiều người kinh doanh không đồng nghĩa với việc đó sẽ chỉ là “cơn sốt” nhất thời. Kinh doanh trà sữa trước đây cũng từng bị hoài nghi, nhưng tính đến hiện tại nó vẫn là mô hình dài hạn và phát triển khá tốt. Sữa chua trân châu cũng sẽ đi theo hướng như vậy. Chỉ có điều, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, đi theo số đông có thể sẽ phải nhường chỗ cho các mô hình chuỗi vận hành chuyên nghiệp và bài bản hơn.
Bên cạnh đó, những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo sức khỏe ngày càng được người tiêu dùng ưu ái lựa chọn. Nếu như trà chanh, trà sữa được coi là thức uống “vui vui” thì sữa chua lại được kiểm chứng là món ăn có lợi cho sức khỏe và có thể sử dụng hàng ngày. Từ người già, trẻ nhỏ,... ai cũng có thể ăn nên các cửa hàng sữa chua đã trở thành tụ điểm gặp gỡ bạn bè hay không gian gắn kết gia đình. Một xu hướng kinh doanh phù hợp nhiều đối tượng, giá cả phải chăng, đặc biệt tốt cho sức khỏe và có thể tiêu dùng hàng ngày. Anh đánh giá nó là một mô hình bền vững và có thể phát triển lâu dài.


Đại dịch Covid 19 đã quật ngã nhiều ông lớn F&B, trái lại Sữa Chua Trân Châu Hạ Long lại “đi lên” trong đại dịch, mở 9 điểm bán trong 3 tháng đầu hoạt động vào năm 2020. Tại sao anh lại quyết định mở rộng chuỗi ngay vào thời điểm khó khăn như vậy?
Trong đại dịch Covid 19, thương hiệu nào chuỗi càng lớn, càng “ngã” nhanh do không chịu được chi phí mặt bằng. Nhiều nhà đầu tư cũng chọn “ngủ đông” vì e ngại rằng đó không phải thời điểm phù hợp để đầu tư. Bản thân anh lại không đi quá nhiều về con số. Nói không quan tâm thì không đúng, nhưng anh có kế hoạch dài hạn cho nó. Cơ may của anh là có thể thoải mái lựa chọn những điểm bán đắc địa nhất, đông dân cư nhất,... với chi phí hợp lý nhất khi các thương hiệu khác đang phải thu hẹp quy mô và trả lại mặt bằng.
Kế đến, việc sử dụng website bán hàng online và kết hợp với các app đặt đồ ăn cũng giúp sữa chua trân châu Hạ Long Ngon luôn hiện diện và dễ dàng tiếp cận khách hàng vào thời điểm giãn cách xã hội. Dù đại dịch hay không thì nhu cầu ăn uống của khách hàng vẫn có. Rất may mắn là tại Hà Nội, TP. HCM và các thành phố lớn, dịch vụ vận chuyển đã rất phát triển nên sản phẩm của sữa chua trân châu Hạ Long luôn được trao đến khách hàng nhanh chóng, tiện lợi.
Với những điều kiện thuận lợi như vậy, việc mở rộng chuỗi cửa hàng trong đại dịch không phải ván cược 50/50 mà đều nằm trong kế hoạch dài hạn của bên anh. Con số 09 điểm bán trong 03 tháng đầu tiên chưa phải “bung hết sức”, tuy nhiên đó là một con số an toàn để đội ngũ Ngon có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm và dịch vụ như định hướng ban đầu.


Định vị tâm trí khách hàng ngay từ cái tên “Sữa chua trân châu Hạ Long Ngon” với slogan “Vị Ngon Truyền Thống - Dinh Dưỡng Mỗi Ngày”, vì sao lại có cái tên như vậy và thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải là gì?
Slogan của Ngon là “Vị ngon truyền thống - Dinh dưỡng mỗi ngày” với thông điệp muốn mang đến khách hàng những ly sữa chua có “vị” truyền thống với phần “hương” được chế biến, kết hợp đầy mới lạ. Khách hàng nhớ tới Ngon là đã thấy “ngon”, còn việc ngon đến mức nào là câu chuyện mà bọn anh phải nghiên cứu và thay đổi liên tục. Làm sao để ngày nào khách hàng cũng có thể ăn sữa chua, cung cấp nguồn năng lượng và dinh dưỡng dồi dào, nhưng lại không nhanh ngán. Slogan như một mỏ neo vào tâm trí người mua, nhưng cũng là lời nhắc đội ngũ nhân viên đích đến của thương hiệu là: mang nguồn dinh dưỡng cho khách hàng mỗi ngày.


Được biết các sản phẩm của Sữa chua trân châu Hạ Long Ngon đã dần “len lỏi” vào các chuỗi siêu thị lớn, điển hình là việc xuất hiện tại Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom Mega Mall. Ý tưởng từ đâu để anh xây dựng cửa hàng này?
Thứ hai là chuỗi các cửa hàng xuất hiện trên các con phố lớn, mặt tiền đắc địa mà khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy. Mô hình này ưu tiên về không gian trải nghiệm, dành cho khách hàng thong thả và có thời gian ngồi lại. Khu vực vỉa hè và tầng một là nơi mọi người có thể thưởng thức và trò chuyện bên những ly sữa chua. Khu vực tầng hai, tầng ba trở lên khá riêng tư và có nhiều không gian yên tĩnh để làm việc, học tập hoặc tâm sự cùng bạn bè. Tại đây cũng được bố trí hệ thống Menu điện tử để khách hàng chỉ cần ngồi trên tầng mà vẫn có thể gọi thêm đồ ăn, xin thêm giấy ăn hoặc gọi nhân viên tiện lợi.
Mô hình thứ ba là cửa hàng tại TTTM đẳng cấp, điển hình như cơ sở sữa chua trân châu Hạ Long Ngon tại Vincom Mega Mall. So với hai loại cửa hàng trước, mô hình thứ ba nhìn chung nhộn nhịp và sôi động hơn cả. Cửa hàng được đặt ở vị trí trung tâm, xung quanh là nhiều thương hiệu lớn. Khách hàng đi mua sắm, xem phim, vui chơi,... khi thấm mệt có thể dừng chân nghỉ ngơi và thưởng thức những ly sữa chua thơm ngon.
Từ một món sữa chua dân dã, tưởng chừng chỉ xuất hiện tại vỉa hè, quán xá lề đường thì ngay giờ đây, Ngon đã xuất hiện tại những khu TTTM hàng đầu. Ý tưởng đưa Ngon vào hệ thống siêu thị lớn đã “nhen nhóm” trong anh ngay từ lúc đầu mở chuỗi. Thực tế thì khách hàng thường rất hay quên, nhất là khi có một “rừng thương hiệu” lớn nhỏ mọc lên mỗi ngày. Mình phải làm sao để tăng mức độ hiện diện với khách hàng nhất có thể. Việc bọn anh xuất hiện tại đây cũng như một lời tuyên ngôn rằng: Ngon là một thương hiệu kinh doanh bài bản, đầu tư và chỉn chu. Ngon xuất hiện ở mọi nơi, từ con phố lớn đến khu chung cư, và cả trong những khu trung tâm thương mại đẳng cấp nữa.


Những TTTM lớn thường sẽ có những tiêu chuẩn vô cùng khắt khe đối với các nhãn hàng. Vậy điều gì khiến thương hiệu tự tin thuyết phục các đối tác như Vincom Mega Mall lớn đồng hành cùng mình?
Bên anh không hề “e ngại” những tiêu chí khắt khe phía đối tác là bởi ngay từ ban đầu, Ngon đã xây dựng riêng một bộ tiêu chuẩn phục vụ chuẩn chỉ, đang áp dụng cho toàn bộ hệ thống và tương đồng với 90% tiêu chuẩn mà Vincom đề ra. Một nhân sự mới bên anh phải đào tạo từ 40-60 ngày để đảm bảo thành thục 3 tiêu chí: giao tiếp phục vụ, pha chế cơ bản và vận hành theo hệ thống. Tiêu chí thứ 3 khá lạ so với các bên đối thủ cạnh tranh. Đó là, mỗi cá nhân đều được đào tạo mọi kỹ năng ở mọi vị trí để có thể linh hoạt, thay phiên phục vụ khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời tại cửa hàng, ngay cả trong tình trạng nhân viên nghỉ đột xuất hoặc quán quá đông khách.
Bên cạnh những quy tắc phục vụ chuẩn chỉ, sản phẩm cũng là “ngón đòn” chủ lực để Ngon có thể tự tin thuyết phục các đối tác lớn cùng đồng hành. Sữa chua thì vốn là sản phẩm đặc thù mang tính chất vùng miền. Đối thủ hoàn toàn có thể sao chép lại và điều chỉnh hương vị ngon hơn với giá thành rẻ hơn. Thế nên mỗi năm đội ngũ bên anh sẽ thay đổi menu hai lần, mỗi lần thay đổi đến hơn 20 món. Những món signature sẽ được giữ lại để tạo dấu ấn và sự thân quen với khách hàng. Còn những món theo trend, món theo thời điểm lễ hội,... sẽ được linh hoạt thay đổi để thực khách không cảm thấy nhàm chán. Ví dụ như thời điểm mùa đông này, bên cạnh sữa chua truyền thống, Ngon cũng sẽ làm mới menu trà của mình. Khi khách hàng thèm một món đồ uống ấm nóng, nhưng nhớ cảm giác ngồi tại Ngon vẫn có thể ghé qua thưởng thức.


Một năm thay đổi menu hai lần là điều rất ít thương hiệu dám làm, nhưng làm thế nào để Ngon có thể đồng bộ hệ thống và đồng đều chất lượng cho chuỗi 24 cửa hàng khắp cả nước?
Toàn bộ sản phẩm sẽ được nhập và phân phối ở công ty đầu não đến các chi nhánh, cửa hàng và cơ sở nhượng quyền. Những nguyên liệu nấu trong ngày đều có bộ công thức chế biến, pha chế, bảo quản và tiêu hủy mà các bạn nhân viên đều phải nắm rõ. Điều này sẽ tạo nên một hình ảnh thân quen trong mắt khách hàng - đó là có đi đâu thì Ngon vẫn ngon như vậy!
Nhượng quyền thương hiệu là phương án giúp Ngon mở rộng mạng lưới phát triển, tuy nhiên để không xảy ra bất cập thì các cơ sở nhượng quyền luôn được đặt trong trạng thái phải kiểm soát cao hơn. Bên anh có xây dựng kênh “Khách hàng bí mật” - đóng vai thực khách để tự trải nghiệm quản lý quy trình chất lượng của mình tại mọi cơ sở, đặc biệt là các cửa hàng nhượng quyền. Nếu xảy ra sai sót gì, mình hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh kịp thời.


Được biết Sữa chua trân châu Hạ Long Ngon đang áp dụng nhiều giải pháp công nghệ của iPOS.vn vào quy trình vận hành tại toàn bộ các cửa hàng. Quyết định này đã đem lại thay đổi tích cực nào cho thương hiệu?
Đối với các doanh nghiệp F&B thì việc kiểm soát hàng tồn kho vô cùng quan trọng. Giải pháp quản lý kho iPOS Inventory giúp bên anh nắm bắt được nhu cầu sản xuất, hạn sử dụng nguyên liệu, kiểm soát nguyên liệu tại quầy,... Có thời điểm cảm thấy sản phẩm này bán không chạy thì bên anh cũng chủ động giảm thiểu lượng sản xuất để tránh hao tổn chi phí tài chính.
Website bán hàng online iPOS WebOrder cũng hỗ trợ anh khá nhiều trong thời điểm đại dịch vừa qua. Từ việc lắng nghe feedback khách hàng trên nền tảng này, Ngon đã hoàn thiện package của mình ở mức độ “ăn nhà ngon như ăn quán”. Thay vì để shipper đưa tới khách những túi nilon vừa “nhàm chán” vừa có hại cho môi trường, Ngon chủ động thiết kế các ấn phẩm dễ thương trên bìa cát tông có thể tái sử dụng nhiều lần. Đúng là chi phí này có cao hơn nhưng đổi lại là sự hài lòng và “cơn mưa” 5 sao khách hàng gửi tặng, anh nghĩ nó vô cùng xứng đáng!
Giải pháp Menu điện tử ngồi tại bàn gọi đồ cũng khá hay và được nhiều khách hàng của Ngon ủng hộ. Đây được coi là một tiện ích đi kèm, giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn để thoải mái gọi thêm đồ tại cửa hàng, kể cả khi ngồi trên tầng hai, tầng ba hoặc khi nhân viên không ở cạnh.


Với tốc độ phát triển nhanh nhưng bền vững như hiện tại, anh sẽ đặt mục tiêu nhân chuỗi thêm bao nhiêu cửa hàng Sữa chua trân châu Hạ Long Ngon trong tương lai?
