


O:me Café nằm sâu trong một con ngõ yên tĩnh, đi theo concept nhẹ nhàng lãng mạn, lại mang cái tên với ý nghĩa “một cái ôm thật chặt” - tạo cảm giác O:me giống như một nơi thích hợp cho những ai đang tìm kiếm sự yên bình, thư giãn, chữa lành cho tâm hồn. Phải chăng đây cũng chính là ý định ban đầu khi chị sáng lập ra O:me Café?
Từ chính những mong muốn của cá nhân mình - mà chị nghĩ là cũng rất gần với tệp khách hàng mục tiêu nhắm tới của quán, chị đã bắt đầu định hình chiếc “khuôn” đầu tiên để làm nên O:me Café. Đối với chị, “đứa con tinh thần” O:me Café không chỉ là một nơi để mọi người đến “sống ảo”, check-in chụp ảnh hay thưởng thức đồ uống và bánh ngọt, mà O:me Café còn là một chốn trú ẩn, là nơi mà bất kỳ khách hàng nào cũng có thể cảm nhận được sự bình yên, thoải mái và có thể dành thời gian lắng nghe chính bản thân mình.


Ở Hà Nội thì những quán cà phê “thơ thơ” kiểu nhẹ nhàng và lãng mạn như O:me Café không hề hiếm, thậm chí số lượng còn đang tăng lên rất nhanh chóng. Một thị trường đã có phần bão hòa như thế đặt ra những thách thức và cơ hội gì cho chị khi quyết định mở O:me Café?
Là một cái tên ra mắt sau, O:me sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc tìm cách bật hẳn lên và ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng giữa bối cảnh cạnh tranh như vậy.
Tuy nhiên, việc thị trường có nhiều quán cà phê với concept giống như O:me Café cũng “tặng” cho quán một lợi thế khi mình có thể học hỏi kinh nghiệm từ những case tương tự. Cả thành công lẫn thất bại của người đi trước đều là những bài học quý giá mà chị nghĩ chị sẽ cần đến khi vận hành O:me Café.


Nhìn vào thực tế thì số lượng các quán cà phê ở Hà Nội đang tăng lên nhanh chóng, có thể nói là nhiều “như nấm sau mưa”. Chị xác định đâu sẽ là điểm mạnh để giúp một thương hiệu non trẻ như O:me Café có thể cạnh tranh với các quán cà phê khác?
Về mặt sản phẩm, các món trong menu của O:me Café hầu hết đều là những thức uống cơ bản, chiều lòng được khẩu vị của tất cả các khách hàng như cà phê, trà sữa, trà hoa quả, nước ép,... Tuy không có món gì đó quá độc lạ nhưng tất cả đều được chăm chút rất cẩn thận, tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu cho đến pha chế để làm ra những thành phẩm hấp dẫn nhất. Ngoài nước, O:me Café còn có thêm cả bánh ngọt để khách có thể dùng kèm với nước uống.
Chị đã nghiên cứu tầm giá cả của những quán tương tự, cân đối với chi phí nguyên liệu của quán mình để định giá thực đơn cho hợp lý nhất. Chị nghĩ với mức giá vừa tầm với mức chi của tệp khách hàng mục tiêu thì sẽ rất dễ để thuyết phục họ đến trải nghiệm thử tại quán.
Bản thân chị cũng “lê la” gần như tất cả các quán cà phê ở Hà Nội để lấy kinh nghiệm thực tế, sau đó chị nhận ra rằng chất lượng dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng lòng trung thành của khách hàng với một thương hiệu nào đó. Vậy nên khi mở O:me Café, các bạn nhân viên của quán đều được training tỉ mỉ về kỹ năng phục vụ, giao tiếp với khách hàng: từ cách chào khách ra sao, tư vấn thế nào, lời mời khách hàng dùng nước hay xử lý sự cố nếu có,... để tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ nhất có thể cho khách.
Đến hiện tại khi O:me Café đi vào hoạt động được hơn một tháng, chị thật sự rất hạnh phúc khi nhận được những bài review tích cực của mọi người trên các nền tảng Facebook, Instagram hay TikTok, không chỉ khen ngợi đồ uống mà còn hài lòng với cách phục vụ của quán.


Tệp khách hàng chính của O:me Café hiện nay hầu hết vẫn là các bạn trẻ thuộc thế hệ 9x, đặc biệt các bạn Gen Z chiếm một số lượng đông đảo. Vậy việc là một bà chủ Gen Z, cùng lứa tuổi với khách hàng có đem lại nhiều lợi thế cho chị khi mở quán hay không?
Mọi người thường gắn cho Gen Z những đặc điểm như: năng động, sáng tạo, nhạy bén với xu hướng và không ngại thay đổi. Riêng chị, chị thấy còn phải thêm vào một điều nữa, đó là Gen Z chưa bao giờ sợ cạnh tranh, có thể đôi khi Gen Z sẽ than thở thật đấy nhưng một khi đã bắt tay vào làm là sẽ làm đến cùng, làm hết mình.
Cũng có người nghĩ rằng cạnh tranh là một điều gì đó thật nặng nề và áp lực, nhưng chị thì không. Chị quan niệm rằng: lửa thử vàng, gian nan thử sức, cạnh tranh lành mạnh chính là cách tốt nhất giúp quán phát triển và hoàn thiện mình hơn. Chỉ khi mình đủ tốt, đủ tuyệt vời thì khách hàng mới cảm thấy số tiền họ bỏ ra cho quán là xứng đáng, và họ sẽ sẵn sàng quay lại mỗi khi muốn đi uống cà phê.


Thị trường cà phê ở Hà Nội ngày một đông đúc, tuy nhiên không thiếu những quán cà phê chỉ hot lúc mới mở ra còn sau đó lại dần rơi vào cảnh vắng khách, thua lỗ vì nhiều lý do khác nhau. Từ thực tế như vậy, chị đã chuẩn bị phương án gì để giúp “đứa con tinh thần” của mình phát triển suôn sẻ?
Có quán thất bại là vì menu không tốt và chất lượng sản phẩm không tương xứng với giá tiền, có quán bị khách phàn nàn là nhân viên không được training tốt dẫn tới việc phục vụ thiếu chuyên nghiệp, hoặc có quán lại vắng khách vì thiếu bản sắc riêng nên không bật lên được, marketing chưa đủ tốt để khách nhớ tới, hoặc chọn địa điểm không phù hợp,...
Từ những kết luận đó, chị so sánh O:me Café với các quán trên để biết điểm giống và khác nhau, sau đó sẽ tìm cách để khắc phục những thiếu sót cũng như đẩy mạnh các ưu thế của quán. Đặc biệt, chị chú trọng nhất vào việc xây dựng quy trình vận hành tối ưu nhất có thể cho O:me Café, đảm bảo quán luôn hoạt động nhịp nhàng theo một luồng công việc ổn định, các khâu không bị rối loạn dù cho thiếu nhân sự hoặc không có quản lý giám sát.


Xây dựng quy trình hoạt động cho một quán cà phê không phải là một công việc đơn giản, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi quán mới thành lập và còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Vậy chị đã làm thế nào để O:me Café vận hành suôn sẻ, khoa học như thời điểm hiện tại?
Tuy rằng đó chỉ là những lỗi nhỏ, nhưng rất dễ làm khách không vui và họ sẽ ngần ngại mỗi khi nghĩ đến việc quay lại quán lần hai. Vậy nên chị quyết định sử dụng phần mềm quản lý bán hàng FABi của iPOS.vn để O:me Café hiện đại hóa toàn bộ quy trình, giảm thiểu tới mức thấp nhất những sai sót có thể xảy ra. Phần mềm này giúp các nhân viên order và thanh toán cho khách rất nhanh chóng, tiện lợi. Thông qua ứng dụng quản lý từ xa FABi Manager, chị cũng nắm được toàn bộ tình hình của quán mọi lúc kể cả khi vắng mặt, nhận được báo cáo thống kê dựa trên các dữ liệu kinh doanh mà không phải mất công ghi chép, tính toán thủ công.
Ngoài ra, O:me Café còn đang triển khai giải pháp ví điện tử iPOS x MoMo. Chị đánh giá đây là một ưu điểm để quán có thể hút được nhiều khách hàng trẻ tuổi đến hơn, vì hầu như giới trẻ bây giờ rất ít khi dùng tiền mặt, thay vào đó họ lựa chọn thanh toán bằng cách quẹt thẻ hoặc quét mã QR code. Việc quán có thêm mã QR code MoMo sẽ đánh trúng vào thói quen này của tệp khách hàng mục tiêu, khiến họ có thể yên tâm tới quán mà không phải băn khoăn việc không có tiền mặt thì quán có cho thanh toán bằng hình thức khác không.


Trải qua hơn một tháng ra mắt, cho đến giờ O:me Café đã và đang nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ những tín đồ yêu cà phê ở Hà Nội. Trong tương lai, chị dự định sẽ định hướng như thế nào để O:me Café ổn định hoạt động và tiếp tục phát triển hơn nữa?
Có thể ở thời điểm hiện tại O:me Café chưa thật sự quá hoàn hảo, cũng như vẫn còn có những thiếu sót cần khắc phục. Nhưng O:me Café luôn sẵn sàng đón nhận mọi lời góp ý dù là tiêu cực hay tích cực để thay đổi, cố gắng trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình, và để tất cả các khách hàng tới nơi đây đều có thể cảm nhận được sự thoải mái, “chữa lành” trong tâm hồn!




O:me Café nằm sâu trong một con ngõ yên tĩnh, đi theo concept nhẹ nhàng lãng mạn, lại mang cái tên với ý nghĩa “một cái ôm thật chặt” - tạo cảm giác O:me giống như một nơi thích hợp cho những ai đang tìm kiếm sự yên bình, thư giãn, chữa lành cho tâm hồn. Phải chăng đây cũng chính là ý định ban đầu khi chị sáng lập ra O:me Café?
Từ chính những mong muốn của cá nhân mình - mà chị nghĩ là cũng rất gần với tệp khách hàng mục tiêu nhắm tới của quán, chị đã bắt đầu định hình chiếc “khuôn” đầu tiên để làm nên O:me Café. Đối với chị, “đứa con tinh thần” O:me Café không chỉ là một nơi để mọi người đến “sống ảo”, check-in chụp ảnh hay thưởng thức đồ uống và bánh ngọt, mà O:me Café còn là một chốn trú ẩn, là nơi mà bất kỳ khách hàng nào cũng có thể cảm nhận được sự bình yên, thoải mái và có thể dành thời gian lắng nghe chính bản thân mình.


Ở Hà Nội thì những quán cà phê “thơ thơ” kiểu nhẹ nhàng và lãng mạn như O:me Café không hề hiếm, thậm chí số lượng còn đang tăng lên rất nhanh chóng. Một thị trường đã có phần bão hòa như thế đặt ra những thách thức và cơ hội gì cho chị khi quyết định mở O:me Café?
Là một cái tên ra mắt sau, O:me sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc tìm cách bật hẳn lên và ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng giữa bối cảnh cạnh tranh như vậy.
Tuy nhiên, việc thị trường có nhiều quán cà phê với concept giống như O:me Café cũng “tặng” cho quán một lợi thế khi mình có thể học hỏi kinh nghiệm từ những case tương tự. Cả thành công lẫn thất bại của người đi trước đều là những bài học quý giá mà chị nghĩ chị sẽ cần đến khi vận hành O:me Café.


Nhìn vào thực tế thì số lượng các quán cà phê ở Hà Nội đang tăng lên nhanh chóng, có thể nói là nhiều “như nấm sau mưa”. Chị xác định đâu sẽ là điểm mạnh để giúp một thương hiệu non trẻ như O:me Café có thể cạnh tranh với các quán cà phê khác?
Về mặt sản phẩm, các món trong menu của O:me Café hầu hết đều là những thức uống cơ bản, chiều lòng được khẩu vị của tất cả các khách hàng như cà phê, trà sữa, trà hoa quả, nước ép,... Tuy không có món gì đó quá độc lạ nhưng tất cả đều được chăm chút rất cẩn thận, tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu cho đến pha chế để làm ra những thành phẩm hấp dẫn nhất. Ngoài nước, O:me Café còn có thêm cả bánh ngọt để khách có thể dùng kèm với nước uống.
Chị đã nghiên cứu tầm giá cả của những quán tương tự, cân đối với chi phí nguyên liệu của quán mình để định giá thực đơn cho hợp lý nhất. Chị nghĩ với mức giá vừa tầm với mức chi của tệp khách hàng mục tiêu thì sẽ rất dễ để thuyết phục họ đến trải nghiệm thử tại quán.
Bản thân chị cũng “lê la” gần như tất cả các quán cà phê ở Hà Nội để lấy kinh nghiệm thực tế, sau đó chị nhận ra rằng chất lượng dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng lòng trung thành của khách hàng với một thương hiệu nào đó. Vậy nên khi mở O:me Café, các bạn nhân viên của quán đều được training tỉ mỉ về kỹ năng phục vụ, giao tiếp với khách hàng: từ cách chào khách ra sao, tư vấn thế nào, lời mời khách hàng dùng nước hay xử lý sự cố nếu có,... để tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ nhất có thể cho khách.
Đến hiện tại khi O:me Café đi vào hoạt động được hơn một tháng, chị thật sự rất hạnh phúc khi nhận được những bài review tích cực của mọi người trên các nền tảng Facebook, Instagram hay TikTok, không chỉ khen ngợi đồ uống mà còn hài lòng với cách phục vụ của quán.


Tệp khách hàng chính của O:me Café hiện nay hầu hết vẫn là các bạn trẻ thuộc thế hệ 9x, đặc biệt các bạn Gen Z chiếm một số lượng đông đảo. Vậy việc là một bà chủ Gen Z, cùng lứa tuổi với khách hàng có đem lại nhiều lợi thế cho chị khi mở quán hay không?
Mọi người thường gắn cho Gen Z những đặc điểm như: năng động, sáng tạo, nhạy bén với xu hướng và không ngại thay đổi. Riêng chị, chị thấy còn phải thêm vào một điều nữa, đó là Gen Z chưa bao giờ sợ cạnh tranh, có thể đôi khi Gen Z sẽ than thở thật đấy nhưng một khi đã bắt tay vào làm là sẽ làm đến cùng, làm hết mình.
Cũng có người nghĩ rằng cạnh tranh là một điều gì đó thật nặng nề và áp lực, nhưng chị thì không. Chị quan niệm rằng: lửa thử vàng, gian nan thử sức, cạnh tranh lành mạnh chính là cách tốt nhất giúp quán phát triển và hoàn thiện mình hơn. Chỉ khi mình đủ tốt, đủ tuyệt vời thì khách hàng mới cảm thấy số tiền họ bỏ ra cho quán là xứng đáng, và họ sẽ sẵn sàng quay lại mỗi khi muốn đi uống cà phê.


Thị trường cà phê ở Hà Nội ngày một đông đúc, tuy nhiên không thiếu những quán cà phê chỉ hot lúc mới mở ra còn sau đó lại dần rơi vào cảnh vắng khách, thua lỗ vì nhiều lý do khác nhau. Từ thực tế như vậy, chị đã chuẩn bị phương án gì để giúp “đứa con tinh thần” của mình phát triển suôn sẻ?
Có quán thất bại là vì menu không tốt và chất lượng sản phẩm không tương xứng với giá tiền, có quán bị khách phàn nàn là nhân viên không được training tốt dẫn tới việc phục vụ thiếu chuyên nghiệp, hoặc có quán lại vắng khách vì thiếu bản sắc riêng nên không bật lên được, marketing chưa đủ tốt để khách nhớ tới, hoặc chọn địa điểm không phù hợp,...
Từ những kết luận đó, chị so sánh O:me Café với các quán trên để biết điểm giống và khác nhau, sau đó sẽ tìm cách để khắc phục những thiếu sót cũng như đẩy mạnh các ưu thế của quán. Đặc biệt, chị chú trọng nhất vào việc xây dựng quy trình vận hành tối ưu nhất có thể cho O:me Café, đảm bảo quán luôn hoạt động nhịp nhàng theo một luồng công việc ổn định, các khâu không bị rối loạn dù cho thiếu nhân sự hoặc không có quản lý giám sát.


Xây dựng quy trình hoạt động cho một quán cà phê không phải là một công việc đơn giản, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi quán mới thành lập và còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Vậy chị đã làm thế nào để O:me Café vận hành suôn sẻ, khoa học như thời điểm hiện tại?
Tuy rằng đó chỉ là những lỗi nhỏ, nhưng rất dễ làm khách không vui và họ sẽ ngần ngại mỗi khi nghĩ đến việc quay lại quán lần hai. Vậy nên chị quyết định sử dụng phần mềm quản lý bán hàng FABi của iPOS.vn để O:me Café hiện đại hóa toàn bộ quy trình, giảm thiểu tới mức thấp nhất những sai sót có thể xảy ra. Phần mềm này giúp các nhân viên order và thanh toán cho khách rất nhanh chóng, tiện lợi. Thông qua ứng dụng quản lý từ xa FABi Manager, chị cũng nắm được toàn bộ tình hình của quán mọi lúc kể cả khi vắng mặt, nhận được báo cáo thống kê dựa trên các dữ liệu kinh doanh mà không phải mất công ghi chép, tính toán thủ công.
Ngoài ra, O:me Café còn đang triển khai giải pháp ví điện tử iPOS x MoMo. Chị đánh giá đây là một ưu điểm để quán có thể hút được nhiều khách hàng trẻ tuổi đến hơn, vì hầu như giới trẻ bây giờ rất ít khi dùng tiền mặt, thay vào đó họ lựa chọn thanh toán bằng cách quẹt thẻ hoặc quét mã QR code. Việc quán có thêm mã QR code MoMo sẽ đánh trúng vào thói quen này của tệp khách hàng mục tiêu, khiến họ có thể yên tâm tới quán mà không phải băn khoăn việc không có tiền mặt thì quán có cho thanh toán bằng hình thức khác không.


Trải qua hơn một tháng ra mắt, cho đến giờ O:me Café đã và đang nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ những tín đồ yêu cà phê ở Hà Nội. Trong tương lai, chị dự định sẽ định hướng như thế nào để O:me Café ổn định hoạt động và tiếp tục phát triển hơn nữa?
Có thể ở thời điểm hiện tại O:me Café chưa thật sự quá hoàn hảo, cũng như vẫn còn có những thiếu sót cần khắc phục. Nhưng O:me Café luôn sẵn sàng đón nhận mọi lời góp ý dù là tiêu cực hay tích cực để thay đổi, cố gắng trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình, và để tất cả các khách hàng tới nơi đây đều có thể cảm nhận được sự thoải mái, “chữa lành” trong tâm hồn!
