

Panacota nổi tiếng là thương hiệu bánh hand-made - luôn có sẵn bánh tươi mỗi ngày. Lý do gì chị lại lựa chọn kinh doanh bánh hand-made thay vì bánh sản xuất công nghiệp?
Câu chuyện về cái tên Panacota cũng là câu chuyện thú vị vì nó tương đồng với hoàn cảnh lúc ấy. Bởi vì chỉ làm và bán bánh hand-made tại nhà nên mình sẽ chọn những loại bánh không cần lò nướng. Do đó, mình đã chọn panna cotta. Panna cotta chỉ cần đun nóng hỗn hợp trong nồi sau đó chờ nó sôi lên, mình đổ hỗn hợp đó vào một cái cốc và cho vào tủ lạnh, làm lạnh cốc hỗn hợp đó thì tạo ra sản phẩm. Đây là loại bánh rất dễ làm, với các thao tác đơn giản, chỉ đòi hỏi một chút khéo léo, tỉ mỉ.

Lúc mình bắt đầu bán là năm 2014, thị trường bấy giờ còn rất non trẻ, những người bán bánh hand-made lúc đó rất ít. Gần như sẽ chỉ bán trên các group kín hoặc trang cá nhân trên facebook chứ không có một thương hiệu nào cụ thể. Nên thời điểm đó mình đánh giá là khá dễ dàng để chen chân vào thị trường này.
Khi ấy, chỉ có các thương hiệu bánh top đầu như Thu Hương, Anh Hòa, Poeme, Hải Hà,... chứ bánh hand-made ở Hà Nội dường như là không có. Trong khi những thương hiệu trên hầu hết là sản xuất theo kiểu quy mô công nghiệp, thì khi mình làm bánh hand-made, mọi người đều cảm thấy rất tò mò và thích thú, từ đó tạo nên một tệp khách hàng riêng biệt.
Ưu điểm của bánh hand-made là có thể điều chỉnh được vị ngọt giảm xuống so với bánh công nghiệp và nó hoàn toàn không có chất bảo quản. Vì vậy, những ai tìm đến đây đều là những người không quá hảo ngọt. Ngoài ra, bánh hand-made được mọi người ưa chuộng vì tự làm bằng tay, mang tới cảm giác chân thật, không bị dập khuôn hay máy móc công nghiệp, được lựa chọn nguyên liệu chất lượng cao, kỹ lưỡng, đảm bảo sức khỏe.
Còn nhược điểm của bánh hand-made là khi làm thủ công thì kích thước và vẻ ngoài của bánh không thể đồng nhất như bánh sản xuất công nghiệp. Những khách hàng mua để ăn hay tặng cho người thân sẽ rất chuộng bánh hand-made nhưng với những người mua đi biếu hay làm quà tặng cho đối tác quan trọng thì lại rất sợ rủi ro, nên họ sẽ không bao giờ chọn dòng bánh này làm quà tặng hay để biếu.

Trước khi mở quán, chị đã tưởng tượng “đứa con tinh thần” của mình sẽ trông thế nào khi hiện thực hóa? Đến hiện tại, Panacota có giống như hình dung lúc đó của chị?
Do tính cách của mình không phải là người có kế hoạch, mình không vạch ra thương hiệu của mình sẽ phải như này hay giống thế kia. Nên thực ra ban đầu cũng chưa hình dung gì nhiều mà cứ cố gắng theo phương châm: “Ngày hôm nay điều gì chưa tốt thì hãy cố gắng và hoàn thiện tốt hơn vào ngày mai”.
Mọi thứ cứ thế lớn dần lên và thay đổi so với trước. Đơn giản nhất là trước đây quán chỉ làm những loại bánh không sử dụng lò nướng, nhưng sau đó bổ sung thêm cả các dòng bánh sử dụng lò nướng. Rồi cũng từ một tiệm bánh đơn sơ, dần dà lại ước mơ phải có không gian cho khách ngồi lại thưởng thức, đi lại dễ dàng trong tiệm để lựa chọn và xem bánh. Nhưng thật sự ở thời sinh viên, chưa bao giờ mình dám ước mơ có một cửa tiệm khang trang như thế này. Mặc dù đến giờ đã khá hài lòng, nhưng mình vẫn luôn cố gắng không ngừng nghỉ để mang đến khách hàng những trải nghiệm tốt hơn mỗi ngày và thực hiện những ước mơ lớn hơn trong tương lai.

Những thuận lợi và khó khăn của thương hiệu Panacota trong thời điểm đầu phát triển là gì?
Nhưng khó khăn hơn cả vẫn là sự tin tưởng của khách hàng ở thời điểm đầu chưa cao, ít những đơn hàng lớn. Vì những đơn hàng giá trị, số lượng lớn thì khách hàng sẽ tin tưởng giao cho các thương hiệu có tên tuổi hơn. Với nhiều khách hàng, bánh của các thương hiệu lâu năm có thể chưa chắc đã ngon, nhưng mang lại cảm giác an toàn.
Về sau, khi đã tạo dựng được ấn tượng tốt trong mắt khách hàng, thương hiệu đã bắt đầu nhận được các đơn hàng lớn từ doanh nghiệp. Đó có lẽ là sự đánh giá công tâm nhất dành cho chất lượng của Panacota. Mình muốn khách hàng phải mua bánh mà họ cảm thấy ăn ngon thật sự rồi sau đó mới mang đi biếu tặng, chứ không phải chỉ chọn vì thương hiệu đó nổi tiếng.
Một điều khác tạo nên phần nào thành công cho Panacota là sự nhạy bén với thị trường. Năm 2014, quán mở bán dòng sản phẩm socola truffle và nhanh chóng trở thành trào lưu khi ấy. Khách hàng nườm nượp xếp hàng mua và chỉ có thể tìm mua dòng sản phẩm đó tại Panacota mà không thể thấy ở đâu khác.

Trải qua hành trình dài hơn 9 năm, niềm yêu thích của khách hàng dành cho Panacota vẫn không thay đổi, dù các thương hiệu mới mọc lên như nấm. Để duy trì phong độ lâu dài như vậy ắt hẳn phải có bí quyết riêng?
Mặc dù giá bánh hand-made có nhỉnh hơn bánh công nghiệp nhưng khách trung thành của Panacota lại cực nhiều. Điều đấy nói nên rằng, nếu giá cả mà không tương đương với chất lượng thì chắc là không có nhiều khách trung thành đến như vậy. Chính vì thế mình nghĩ là hãy cứ làm từ tâm đi, rồi khách hàng sẽ cảm nhận được và ngày càng yêu mến, tin tưởng thương hiệu nhiều hơn.

Thứ hai là việc đảm bảo trách nhiệm sau bán hàng đến cùng. Ví dụ bánh bị hỏng, hay trường hợp bánh có vấn đề, quán sẽ hỗ trợ bằng cách cử nhân viên đến khôi phục lại, hoặc đền bù 100% cho khách. Có thể làm như vậy thương hiệu sẽ phải chịu lỗ, nhưng Panacota vẫn chấp nhận điều đó. Miếng bánh ngon cũng mang lại cảm xúc. Khách hàng sinh nhật hay kỉ niệm chỉ một năm một lần mà bánh gặp sự cố thì họ sẽ mất vui.

Từ một tiệm bánh nhỏ, nay Panacota dần mở rộng sang cả những khách hàng lớn như cung cấp bánh cho các buổi sự kiện/tiệc công ty hay cho các quán cafe. Ra “biển lớn” như vậy chắc không phải thử thách dễ dàng cho đội ngũ còn khiêm tốn của Panacota?
Nếu nhận đơn quá lớn, điều đó sẽ gây quá tải với nhân sự. Không chỉ là thợ làm bánh mà còn liên quan đến từng vị trí khác. Ví dụ, nếu nhận những đơn tiệc thì bên quán phải có cả nhân sự đến sự kiện để set-up, thu dọn,... Nhiều lúc không thể đáp ứng nổi, mọi người thay phiên nhau làm không xuể.

Vậy đâu là cách giúp Panacota quản lý nhân sự của mình khi cần số lượng lớn nhân sự để phục vụ cho các buổi sự kiện, tiệc hay cho quán cafe như vậy?
Sau khi đã tìm hiểu, tham khảo mọi bên thì Panacota đã tin tưởng và lựa chọn Phần mềm quản lý nhân sự của iPOS.vn. Nhờ sử dụng giải pháp này mà mình chỉ cần xác nhận ngay trên điện thoại là mọi nhân viên tại quán đã được chấm công, xếp ca ổn thỏa so với việc phải ngồi ghi chép, chấm trên sổ sách. Mình còn dễ dàng quản lý nhân sự từ xa được mà không phải trực tiếp có mặt tại quán. Từ đó có thể điều phối nhân viên dễ dàng hơn, như sắp xếp cho các nhân sự này phụ trách các đơn tại cửa hàng, trong khi nhóm nhân sự khác hỗ trợ tại các địa điểm khác. Không còn tình trạng nhớ nhớ quên quên, lẫn lộn ca này, ca kia. Một điểm mình cực kỳ thích khi sử dụng phần mềm quản lý nhân sự của iPOS.vn là trên hệ thống còn thông tin chi tiết về lương, thưởng của nhân viên. Chẳng hạn như đến ngày 25 tháng này, trên hệ thống thông báo mình đã “mất” bao nhiêu tiền để trả cho nhân viên rồi. (cười)

Tiêu chí hàng đầu của chị khi lựa chọn sử dụng phần mềm quản lý nhân sự trong ngành F&B là gì?
Panacota đã trở thành một tiệm bánh lớn thì mọi công đoạn vận hành cũng cần phải đồng nhất, trơn tru, không thể phát sinh ra lỗi. Thời của làm bánh bán online vì vui đã qua lâu rồi. Giờ đây khi khách hàng đã đặt niềm tin thì thương hiệu cũng phải có trách nhiệm đáp ứng lại niềm tin đó bằng sự chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo. Mang đến sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đúng thời gian, chăm sóc tốt là những điều mà Panacota cần duy trì. Vì vậy, sử dụng các giải pháp công nghệ để hỗ trợ vận hành, quản lý cũng là một cách đầu tư xứng đáng để hướng tới phương châm này. Con người có thể dễ nhầm lẫn nhưng máy móc sẽ hạn chế sai lầm ở mức tối đa. Điều quan trọng hơn cả là các giải pháp công nghệ đó phải mang đến các tính năng phù hợp cũng như hoạt động chuẩn xác, có đội ngũ hỗ trợ liên tục cho chủ quán khi gặp các lỗi phát sinh.

Việc áp dụng phần mềm quản lý nhân sự vào quy trình tại Panacota đã có những thay đổi tích cực thế nào?
Cảm ơn chị về buổi trò chuyện!



Panacota nổi tiếng là thương hiệu bánh hand-made - luôn có sẵn bánh tươi mỗi ngày. Lý do gì chị lại lựa chọn kinh doanh bánh hand-made thay vì bánh sản xuất công nghiệp?
Câu chuyện về cái tên Panacota cũng là câu chuyện thú vị vì nó tương đồng với hoàn cảnh lúc ấy. Bởi vì chỉ làm và bán bánh hand-made tại nhà nên mình sẽ chọn những loại bánh không cần lò nướng. Do đó, mình đã chọn panna cotta. Panna cotta chỉ cần đun nóng hỗn hợp trong nồi sau đó chờ nó sôi lên, mình đổ hỗn hợp đó vào một cái cốc và cho vào tủ lạnh, làm lạnh cốc hỗn hợp đó thì tạo ra sản phẩm. Đây là loại bánh rất dễ làm, với các thao tác đơn giản, chỉ đòi hỏi một chút khéo léo, tỉ mỉ.

Lúc mình bắt đầu bán là năm 2014, thị trường bấy giờ còn rất non trẻ, những người bán bánh hand-made lúc đó rất ít. Gần như sẽ chỉ bán trên các group kín hoặc trang cá nhân trên facebook chứ không có một thương hiệu nào cụ thể. Nên thời điểm đó mình đánh giá là khá dễ dàng để chen chân vào thị trường này.
Khi ấy, chỉ có các thương hiệu bánh top đầu như Thu Hương, Anh Hòa, Poeme, Hải Hà,... chứ bánh hand-made ở Hà Nội dường như là không có. Trong khi những thương hiệu trên hầu hết là sản xuất theo kiểu quy mô công nghiệp, thì khi mình làm bánh hand-made, mọi người đều cảm thấy rất tò mò và thích thú, từ đó tạo nên một tệp khách hàng riêng biệt.
Ưu điểm của bánh hand-made là có thể điều chỉnh được vị ngọt giảm xuống so với bánh công nghiệp và nó hoàn toàn không có chất bảo quản. Vì vậy, những ai tìm đến đây đều là những người không quá hảo ngọt. Ngoài ra, bánh hand-made được mọi người ưa chuộng vì tự làm bằng tay, mang tới cảm giác chân thật, không bị dập khuôn hay máy móc công nghiệp, được lựa chọn nguyên liệu chất lượng cao, kỹ lưỡng, đảm bảo sức khỏe.
Còn nhược điểm của bánh hand-made là khi làm thủ công thì kích thước và vẻ ngoài của bánh không thể đồng nhất như bánh sản xuất công nghiệp. Những khách hàng mua để ăn hay tặng cho người thân sẽ rất chuộng bánh hand-made nhưng với những người mua đi biếu hay làm quà tặng cho đối tác quan trọng thì lại rất sợ rủi ro, nên họ sẽ không bao giờ chọn dòng bánh này làm quà tặng hay để biếu.

Trước khi mở quán, chị đã tưởng tượng “đứa con tinh thần” của mình sẽ trông thế nào khi hiện thực hóa? Đến hiện tại, Panacota có giống như hình dung lúc đó của chị?
Do tính cách của mình không phải là người có kế hoạch, mình không vạch ra thương hiệu của mình sẽ phải như này hay giống thế kia. Nên thực ra ban đầu cũng chưa hình dung gì nhiều mà cứ cố gắng theo phương châm: “Ngày hôm nay điều gì chưa tốt thì hãy cố gắng và hoàn thiện tốt hơn vào ngày mai”.
Mọi thứ cứ thế lớn dần lên và thay đổi so với trước. Đơn giản nhất là trước đây quán chỉ làm những loại bánh không sử dụng lò nướng, nhưng sau đó bổ sung thêm cả các dòng bánh sử dụng lò nướng. Rồi cũng từ một tiệm bánh đơn sơ, dần dà lại ước mơ phải có không gian cho khách ngồi lại thưởng thức, đi lại dễ dàng trong tiệm để lựa chọn và xem bánh. Nhưng thật sự ở thời sinh viên, chưa bao giờ mình dám ước mơ có một cửa tiệm khang trang như thế này. Mặc dù đến giờ đã khá hài lòng, nhưng mình vẫn luôn cố gắng không ngừng nghỉ để mang đến khách hàng những trải nghiệm tốt hơn mỗi ngày và thực hiện những ước mơ lớn hơn trong tương lai.

Những thuận lợi và khó khăn của thương hiệu Panacota trong thời điểm đầu phát triển là gì?
Nhưng khó khăn hơn cả vẫn là sự tin tưởng của khách hàng ở thời điểm đầu chưa cao, ít những đơn hàng lớn. Vì những đơn hàng giá trị, số lượng lớn thì khách hàng sẽ tin tưởng giao cho các thương hiệu có tên tuổi hơn. Với nhiều khách hàng, bánh của các thương hiệu lâu năm có thể chưa chắc đã ngon, nhưng mang lại cảm giác an toàn.
Về sau, khi đã tạo dựng được ấn tượng tốt trong mắt khách hàng, thương hiệu đã bắt đầu nhận được các đơn hàng lớn từ doanh nghiệp. Đó có lẽ là sự đánh giá công tâm nhất dành cho chất lượng của Panacota. Mình muốn khách hàng phải mua bánh mà họ cảm thấy ăn ngon thật sự rồi sau đó mới mang đi biếu tặng, chứ không phải chỉ chọn vì thương hiệu đó nổi tiếng.
Một điều khác tạo nên phần nào thành công cho Panacota là sự nhạy bén với thị trường. Năm 2014, quán mở bán dòng sản phẩm socola truffle và nhanh chóng trở thành trào lưu khi ấy. Khách hàng nườm nượp xếp hàng mua và chỉ có thể tìm mua dòng sản phẩm đó tại Panacota mà không thể thấy ở đâu khác.

Trải qua hành trình dài hơn 9 năm, niềm yêu thích của khách hàng dành cho Panacota vẫn không thay đổi, dù các thương hiệu mới mọc lên như nấm. Để duy trì phong độ lâu dài như vậy ắt hẳn phải có bí quyết riêng?
Mặc dù giá bánh hand-made có nhỉnh hơn bánh công nghiệp nhưng khách trung thành của Panacota lại cực nhiều. Điều đấy nói nên rằng, nếu giá cả mà không tương đương với chất lượng thì chắc là không có nhiều khách trung thành đến như vậy. Chính vì thế mình nghĩ là hãy cứ làm từ tâm đi, rồi khách hàng sẽ cảm nhận được và ngày càng yêu mến, tin tưởng thương hiệu nhiều hơn.

Thứ hai là việc đảm bảo trách nhiệm sau bán hàng đến cùng. Ví dụ bánh bị hỏng, hay trường hợp bánh có vấn đề, quán sẽ hỗ trợ bằng cách cử nhân viên đến khôi phục lại, hoặc đền bù 100% cho khách. Có thể làm như vậy thương hiệu sẽ phải chịu lỗ, nhưng Panacota vẫn chấp nhận điều đó. Miếng bánh ngon cũng mang lại cảm xúc. Khách hàng sinh nhật hay kỉ niệm chỉ một năm một lần mà bánh gặp sự cố thì họ sẽ mất vui.

Từ một tiệm bánh nhỏ, nay Panacota dần mở rộng sang cả những khách hàng lớn như cung cấp bánh cho các buổi sự kiện/tiệc công ty hay cho các quán cafe. Ra “biển lớn” như vậy chắc không phải thử thách dễ dàng cho đội ngũ còn khiêm tốn của Panacota?
Nếu nhận đơn quá lớn, điều đó sẽ gây quá tải với nhân sự. Không chỉ là thợ làm bánh mà còn liên quan đến từng vị trí khác. Ví dụ, nếu nhận những đơn tiệc thì bên quán phải có cả nhân sự đến sự kiện để set-up, thu dọn,... Nhiều lúc không thể đáp ứng nổi, mọi người thay phiên nhau làm không xuể.

Vậy đâu là cách giúp Panacota quản lý nhân sự của mình khi cần số lượng lớn nhân sự để phục vụ cho các buổi sự kiện, tiệc hay cho quán cafe như vậy?
Sau khi đã tìm hiểu, tham khảo mọi bên thì Panacota đã tin tưởng và lựa chọn Phần mềm quản lý nhân sự của iPOS.vn. Nhờ sử dụng giải pháp này mà mình chỉ cần xác nhận ngay trên điện thoại là mọi nhân viên tại quán đã được chấm công, xếp ca ổn thỏa so với việc phải ngồi ghi chép, chấm trên sổ sách. Mình còn dễ dàng quản lý nhân sự từ xa được mà không phải trực tiếp có mặt tại quán. Từ đó có thể điều phối nhân viên dễ dàng hơn, như sắp xếp cho các nhân sự này phụ trách các đơn tại cửa hàng, trong khi nhóm nhân sự khác hỗ trợ tại các địa điểm khác. Không còn tình trạng nhớ nhớ quên quên, lẫn lộn ca này, ca kia. Một điểm mình cực kỳ thích khi sử dụng phần mềm quản lý nhân sự của iPOS.vn là trên hệ thống còn thông tin chi tiết về lương, thưởng của nhân viên. Chẳng hạn như đến ngày 25 tháng này, trên hệ thống thông báo mình đã “mất” bao nhiêu tiền để trả cho nhân viên rồi. (cười)

Tiêu chí hàng đầu của chị khi lựa chọn sử dụng phần mềm quản lý nhân sự trong ngành F&B là gì?
Panacota đã trở thành một tiệm bánh lớn thì mọi công đoạn vận hành cũng cần phải đồng nhất, trơn tru, không thể phát sinh ra lỗi. Thời của làm bánh bán online vì vui đã qua lâu rồi. Giờ đây khi khách hàng đã đặt niềm tin thì thương hiệu cũng phải có trách nhiệm đáp ứng lại niềm tin đó bằng sự chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo. Mang đến sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đúng thời gian, chăm sóc tốt là những điều mà Panacota cần duy trì. Vì vậy, sử dụng các giải pháp công nghệ để hỗ trợ vận hành, quản lý cũng là một cách đầu tư xứng đáng để hướng tới phương châm này. Con người có thể dễ nhầm lẫn nhưng máy móc sẽ hạn chế sai lầm ở mức tối đa. Điều quan trọng hơn cả là các giải pháp công nghệ đó phải mang đến các tính năng phù hợp cũng như hoạt động chuẩn xác, có đội ngũ hỗ trợ liên tục cho chủ quán khi gặp các lỗi phát sinh.

Việc áp dụng phần mềm quản lý nhân sự vào quy trình tại Panacota đã có những thay đổi tích cực thế nào?
Cảm ơn chị về buổi trò chuyện!
