Group 14
Group 23 1
Trà sữa đã là một món đồ uống quá quen thuộc trong đời sống của chúng ta hiện nay, đặc biệt là với giới trẻ thì không thể không chối từ sức hấp dẫn quá lớn của món trà sữa này. Ngoài mô hình trà sữa đơn giản của thuở đầu, những năm gần đây khi “cơn sốt” trà sữa bùng nổ khắp phố phường thì chúng ta lại thấy ngày càng nhiều mô hình trà sữa mới: Buffet trà sữa, Trà sữa kết hợp cùng kem, Trà sữa healthy, Trà sữa chay,... 

Nổi lên ngay từ thời điểm mới ra mắt, chuỗi trà sữa đồng giá 25K Đô Đô đã nhanh chóng thu hút một lượng lớn khách hàng tới thử vì… tò mò: “Trà sữa đồng giá là tất cả món đều có giá như nhau hả? Lại còn chỉ 25 nghìn nữa, rẻ quá!”. Từ chỗ bị nghi ngại về chất lượng với mức giá bình dân như vậy, đến nay Đô Đô đã dùng 3 năm nỗ lực phát triển để chứng minh cho khách hàng biết: Thương hiệu có tâm - có tầm - có sản phẩm đạt chuẩn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí vệ sinh - an toàn thực phẩm.
Group 15
01 1

Trước trà sữa Đô Đô, ở nước ta vẫn chưa có mô hình trà sữa đồng giá giá rẻ như vậy. Lý do gì khiến anh biết tới và lựa chọn kinh doanh theo mô hình này?

Trước khi bắt đầu mở chuỗi Đô Đô, anh đã khảo sát thị trường và thăm dò nhu cầu của người dân ở chính khu vực mình đang sinh sống. Bên cạnh những thương hiệu phân khúc cao cấp đã có tiếng tăm và lượng khách hàng trung thành như Phúc Long, Phê La hay Gong Cha,... thì ở phân khúc thấp hơn, tiềm năng khai thác vẫn còn rất lớn vì đây mới là phân khúc phù hợp với ví tiền của đại đa số người tiêu dùng bình dân hiện tại. 

Chi 40.000 đồng cho 1 cốc trà sữa với họ thì sẽ hơi quá, nhưng ở mức dưới 30.000 đồng thì hoàn toàn có thể chi thường xuyên. Hơn nữa, nhu cầu của tệp khách hàng này rất đơn giản, không quá cầu kỳ hay đòi hỏi nhiều, chỉ cần sản phẩm đáp ứng những yêu cầu cơ bản của họ là họ sẽ sẵn sàng “rút ví” ngay lập tức. 

Hiểu được điều này và cũng để khách hàng dễ lựa chọn, Đô Đô đưa tất cả các sản phẩm về cùng một mức giá và khá là thấp - chỉ 25.000 đồng cho 1 cốc trà sữa bất kể loại nào. Mô hình đồng giá giá rẻ như vậy không chỉ giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với sản phẩm mà còn tạo ra dấu ấn riêng cho Đô Đô trên thị trường khi đó.
Group 16 1
Group 24 1
02 1

Kinh doanh một mô hình mới lạ, lần đầu xuất hiện trên thị trường thì sẽ tạo ra dấu ấn độc đáo của “người tiên phong”, nhưng chắc hẳn cũng sẽ có nhiều khó khăn khi không thể học tập kinh nghiệm từ các case study đã có. Anh có thể chia sẻ một vài vấn đề khi anh bắt tay và triển khai mô hình trà sữa đồng giá 25K được không?

Khi triển khai mô hình đồng giá 25K, vấn đề lớn nhất anh phải đối mặt là chi phí nguyên liệu, làm sao để mình vẫn nhập về được nguồn nguyên liệu chất lượng tạo nên sản phẩm tốt, đồng thời lại tính toán chi phí để bán một cốc trà sữa giá 25K mà vẫn lãi. Điều này không hề dễ dàng chút nào, nhất là trong bối cảnh mọi hàng hóa đều tăng giá thì việc giữ cho sản phẩm vẫn “ngon - bổ - rẻ” là thách thức đối với bất kỳ người làm chủ nào. Đội ngũ R&D của Đô Đô đã phải nghiên cứu rất kỹ về công thức pha chế nhằm tối ưu chi phí nguyên liệu mà vẫn đáp ứng khẩu vị của khách hàng.

Khó khăn thứ 2 của Đô Đô là muốn giữ mức giá 25K và thu lợi nhuận thì phải tiết kiệm các chi phí vận hành hết mức có thể, tối ưu toàn bộ quy trình sản xuất từ những khâu nhỏ nhất. Anh tin rằng việc tìm ra đáp án cho câu hỏi “giữ cái gì”, “cắt cái gì”, “giảm cái gì”,... là một vấn đề khó đối với tất cả các doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại chứ không riêng gì Đô Đô. Tuy nhiên, khi cắt giảm thì vẫn phải giữ lại những yếu tố quan trọng và cơ bản của thương hiệu, như vậy mới có thể duy trì ổn định hoạt động của toàn chuỗi được.
Group 5
Group 25 1
03 1

Có một xu hướng thường thấy trên thị trường là chỉ cần một thương hiệu triển khai một mô hình mới thành công là sau đó sẽ có thêm nhiều thương hiệu cũng làm tương tự. Anh có sợ việc xuất hiện thêm các chuỗi trà sữa, đồ uống đồng giá khác giống mô hình Đô Đô sẽ làm mất đi tính độc đáo và tệp khách hàng của Đô Đô hay không?

Thị trường ngày càng mở rộng thì việc có những chuỗi khác với mô hình tương tự như mình xuất hiện nhiều cũng là điều đương nhiên. Cứ mải lo lắng, bực bội hay thậm chí là ganh ghét với họ thì sẽ rất tốn thời gian của bản thân, bỏ lỡ những cơ hội phát triển làm mới mình. Anh không sợ, từ trước tới nay chưa bao giờ sợ chuyện “đụng hàng” nhau giữa các thương hiệu. Anh và toàn bộ đội ngũ của Đô Đô chỉ quan tâm đến chuyện ngày hôm nay mình đã làm được gì để mang lại sự hài lòng cho khách hàng. 

Nếu đến quán của mình mà khách thấy vui, thấy trải nghiệm của họ là đáng giá thì họ chắc chắn vẫn sẽ đến nhiều lần nữa và trở thành tệp khách hàng trung thành của mình. Như vậy thì việc có quán với mô hình tương tự mở ra cũng không phải là điều gì quá ghê gớm nữa. Tất nhiên, Đô Đô cũng sẽ không vì đã có tệp khách hàng trung thành mà chủ quan “giậm chân tại chỗ”, đội ngũ R&D của thương hiệu luôn cố gắng tìm tòi và sáng tạo những sản phẩm mới, thay đổi sản phẩm cũ để khách hàng luôn thấy sự mới mẻ khi đến với Đô Đô.
Group 17 1
Group 26 1 1
04. 1

“Của rẻ là của ôi” vẫn là định kiến nghi ngại của nhiều người với những mặt hàng giá rẻ. Với mức giá vừa phải - chỉ 25K cho một ly trà sữa, anh có lo rằng trà sữa Đô Đô cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi định kiến này không?

Đúng là từ trước tới giờ chúng ta vẫn thường nghĩ đồ giá rẻ là một cái gì đó không tốt, chất lượng kém hoặc là hàng thải, hàng cận date,... Nhiều khách hàng của Đô Đô trước đây cũng nhìn nhận như vậy. Định kiến mà, rất khó thay đổi trong một sớm một chiều. Nhưng anh cùng toàn bộ nhân sự của Đô Đô đã và đang nỗ lực để mọi người có cái nhìn khác về trà sữa giá rẻ, không phải “của rẻ” nào cũng là “của ôi”. 

Và nỗ lực này được đền đáp bằng việc Đô Đô hoạt động ổn định gần 3 năm nay, không ngừng mở rộng quy mô và độ phủ sóng khắp mọi miền đất nước. Tệp khách hàng trung thành của thương hiệu cũng ngày một nhiều thêm, có những người như anh nói là trước đây mang định kiến với trà sữa giá rẻ nhưng dần dần Đô Đô đã giúp họ có cái nhìn khác. Vậy nên anh nghĩ rằng định kiến đúng là khó thay đổi được thật, tuy nhiên không phải là không thể, chỉ cần chúng ta cố gắng và chứng minh định kiến là sai bằng chính chất lượng sản phẩm của mình.
Group 18 1
Group 12
Group 27 1
05. 1

Lựa chọn thử nghiệm một mô hình kinh doanh mới mẻ, khác biệt với số đông lúc đó; không biết anh có “làm mới” gì trong cả quy trình vận hành không ạ?

Quy trình vận hành của Đô Đô được xây dựng dựa trên nhiều tiêu chí kết hợp như khoa học, tối ưu, hiện đại, linh hoạt,... Đặc biệt là trong thời đại công nghệ như hiện nay thì anh rất chú trọng vào tiêu chí “hiện đại” bởi nó không chỉ giúp mình bắt kịp với xu hướng thời đại mà còn làm gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Vậy nên anh đã “sắm” ngay cho toàn bộ chuỗi Đô Đô phần mềm quản lý bán hàng FABi của iPOS.vn. 

Qua thời gian gắn bó sử dụng thì anh thấy phần mềm quản lý bán hàng FABi là một công cụ hỗ trợ đắc lực mà các doanh nghiệp F&B như bên anh nên có. Từ dữ liệu bán hàng, phần mềm cung cấp cho nhà quản lý rất nhiều báo cáo chi tiết, số liệu cụ thể và có cả biểu đồ trực quan dễ theo dõi về những mục quan trọng như doanh số bán hàng, doanh thu, lượng khách trong một khoảng thời gian, top món bán chạy,... Đô Đô đã tận dụng được những báo cáo này để phân tích xu hướng mua hàng, dự đoán lượng bán ra của các sản phẩm và điểm yếu của thương hiệu; từ đó có thể đưa ra những điều chỉnh kịp thời.
Group 19 1
Group 28 1
06 1

Là một thương hiệu đi đầu khai thác mô hình kinh doanh mới và cũng rất nhạy bén với các xu hướng, vậy chắc chắn anh cũng đã nghe về các trend đồ uống gần đây như trà mãng cầu, cà phê muối,... Anh đánh giá như thế nào về các trend này và xu hướng “cứ trend ra là phải đu” hiện tại ạ?

Mình thấy các trend này khá hay, có một số món thì rất mới lạ và độc đáo, một số món lại có hương vị hấp dẫn phù hợp để kinh doanh lâu dài ngay cả khi trend đã hạ nhiệt. Việc đu trend cũng không có gì không tốt cả bởi tận dụng độ hot ở thời điểm ấy của sản phẩm sẽ giúp thương hiệu được chú ý nhiều hơn, thu hút nhiều khách hàng hơn.

Tuy nhiên, mỗi brand lại có một định hướng riêng và giá trị cốt lõi xuyên suốt, vậy nên trước khi đu trend chúng ta phải cân nhắc xem đu trend có phù hợp với định hướng thương hiệu không, có đúng với phong cách kinh doanh từ trước tới giờ hay không. Ví dụ như một thương hiệu chuyên làm các dòng trà thì thử sức với trà mãng cầu là một lựa chọn khá “matching”, nhưng giờ lại thử một món lạ như cà phê muối hay gộp cả gỏi gà măng cụt vào thì đúng là rất “lạc quẻ”. Hãy coi trend chỉ như một gia vị mới được thêm vào list những món quen thuộc của thương hiệu mà thôi, đừng để nó ảnh hưởng quá nhiều tới định hướng của mình.
Group 20
Group 29 1
07 1

Nhắc tới trend thì hiện tại đang là thời điểm giới trẻ say mê “trà đậm vị”, bằng chứng là hàng loạt thương hiệu đồ uống trên thị trường đã kịp đu trend này và mang lại hiệu quả tích cực. Bên cạnh dòng signature là topping Mochi rất nổi tiếng, Đô Đô liệu có định nghiên cứu để bổ sung thêm dòng “trà đậm vị” vào menu không?

Đô Đô vừa ra mắt trà ô long nhài sữa và nhận được phản ứng rất tích cực từ phía khách hàng. Đây không phải là quyết định “đu trend” đơn thuần mà là kết quả đánh giá sau quá trình nghiên cứu thị trường vừa rồi của team R&D Đô Đô. Trà đậm vị có tiềm năng rất lớn để đi đường dài với các đặc điểm như có mùi trà thơm tự nhiên, hương trà nguyên bản hơi chát nhẹ, không bị cảm giác công nghiệp như nhiều dòng trà sữa ngọt đậm khác. 

Bây giờ trên thị trường đã có rất nhiều thương hiệu làm về trà đậm vị nên mọi người cảm giác hơi bão hòa. Tuy nhiên khi nhìn vào kết quả kinh doanh hiện tại thì anh nghĩ trà đậm vị còn có thể tồn tại lâu dài được, miễn là chúng ta phải khai thác tiềm năng của sản phẩm này hết mức và không ngừng làm mới nó để tạo ra điểm khác khác biệt.
Group 21
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện và chúc thương hiệu trà sữa Đô Đô sẽ còn phát triển hơn nữa!
Group 22
Bài viết tiêu điểm
Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ