
Thoạt đầu, chỉ mới nghĩ tới việc trên tay thưởng thức một ly nước dừa mát lịm kèm thêm trân châu giòn giòn, sần sật đã phần nào giúp tôi được xoa dịu, xóa tan đi cái nóng nực, bức bối mùa hè.
Phần vì hiếu kỳ, phần vì còn nhiều câu hỏi chưa tìm được lời giải. Tôi tìm tới chị Huyền Trang với chức vụ Giám đốc Marketing công ty HAT - Công ty mẹ của thương hiệu Nước dừa trân dâu Phú Yên để được “gỡ rối” những thắc mắc trong lòng về thương hiệu.
Tuy chưa có dịp gặp gỡ chị Huyền Trang ở ngoài, nhưng qua đường dây điện thoại bên kia, tôi thấy được chị Huyền Trang là một người rất hồ hởi, nhiệt tình chia sẻ câu chuyện về thương hiệu Nước dừa trân châu Phú Yên một cách đầy say mê!

Sau một thời gian thịnh hành, giờ kinh doanh trà sữa, trà chanh,... cũng đã dần thoái trào. Chị nghĩ Nước dừa trân châu liệu có trở thành một làn gió mới trong ngành đồ uống?
Nước dừa cũng là một trong những loại đồ uống có công dụng như thế. Thời điểm mùa dịch, giá thành của dừa lên cao do nhu cầu của khách hàng tăng vọt. Thấu hiểu điều đó, bên mình đã phát triển dòng sản phẩm nước dừa trân châu với giá cả bình dân, mong muốn có thể thay thế cho các đồ uống như cafe, trà sữa,...
Các dòng sản phẩm của Nước dừa trân châu Phú Yên khi tung ra ngoài thị trường rất mới mẻ, đặc biệt đáp ứng được tiêu chí healthy & balanced, vì thế được khách hàng đón nhận rất nồng nhiệt.
Với trà sữa hay cafe, nếu uống nhiều đều rất hại cho sức khỏe. Sở dĩ nói vậy, bởi trà sữa thì nhiều calories, nhanh ngấy, dễ tăng cân do lượng đường trong trà sữa khá cao. Còn cafe thì là chất kích thích cực mạnh mang đến sự tỉnh táo nhanh chóng, nó cũng là con dao 2 lưỡi khiến ảnh hưởng xấu tới cơ thể như gan, thận, hay da dẻ,... nếu quá lạm dụng. Đôi khi vì lợi nhuận trước mắt, một số thương hiệu đã không ngại tiếp tay cho các nhà cung cấp không có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, với hàng hóa, nguyên vật liệu trôi nổi, chất lượng kém,... dẫn tới sức khỏe người tiêu dùng ngày một “xuống cấp” trầm trọng.
Còn với dòng đồ uống Nước dừa trân châu thì hoàn toàn khác. Với 100% làm từ trái dừa tươi, giữ nguyên hương vị, dưỡng chất bên trong trái dừa. Được nghiên cứu sử dụng từ nguồn nguyên liệu qua tuyển chọn kỹ lưỡng, với nhiều topping đi kèm đặc sắc, thì khách hàng họ sẽ phải cân nhắc trước khi lựa chọn chứ. Vì thế thương hiệu chắc chắn sẽ là 1 “điểm sáng” của ngành đồ uống trong tương lai.

Tại sao thương hiệu lại chọn Nước dừa Phú Yên mà không phải nước dừa của một địa danh khác?
Với mong muốn mang tới chất lượng sản phẩm tốt, hương vị đặc biệt, an toàn và tiện lợi cho khách hàng, thương hiệu đã lựa chọn dừa của tỉnh Phú Yên. Thương hiệu tin tưởng sự lựa chọn này sẽ đem tới chất lượng ổn định và đồng đều nhất cho khách hàng.

Khi đưa nước dừa trở thành một loại đồ uống bán theo mô hình thương mại dạng các quán cafe, trà sữa,... Nước dừa trân châu Phú Yên đã xây dựng thực đơn như thế nào để thu hút thực khách?
Các món như: Nước dừa trân châu lá nếp, nước dừa trân châu tắc mật ong, sữa dừa đậu nành,... đều có nguyên liệu chính từ nước dừa, rất đặc biệt để khách hàng sử dụng, chứ họ không chỉ sử dụng nước dừa đơn thuần.
Các món trên thực đơn hiện tại đều đã được thương hiệu thử nghiệm trước đó, test giữa 200 khách hàng để lấy ý kiến số đông, đánh giá về chất lượng. Hương vị các đồ uống đều có chỉnh lý theo vùng miền, nhập gia thì tùy tục mà. Chẳng hạn, miền Nam nóng quanh năm và ưa ngọt hơn miền Bắc tầm 30%, nên sản phẩm trong Nam sẽ luôn ngọt và nhiều đá hơn. Còn miền Bắc thì họ chuộng vị thanh ngọt, ít đá hơn. Vào mùa đông tại miền Bắc, thương hiệu cũng luôn luôn không ngừng phát triển những món đồ uống đặc trưng để phù hợp hơn với khí hậu. Nước dừa khi được đi kèm với các loại topping, bản chất sẽ giúp tăng thêm hương vị và nó rất dễ “gây nghiện” cho khách hàng.
Hơn nữa, với giá thành rất hợp lý chỉ từ 15.000 - 22.000 đồng là đã có một món đồ uống full topping, thay vì phải bỏ ra 50.000 - 60.000 đồng cho 1 cốc trà sữa. Nên mình nghĩ một món đồ uống vừa có lợi cho sức khỏe, vừa ngon ngọt dễ uống, lại rất “hạt rẻ” thì không có lý do gì mà khách hàng họ lại không chọn.

Nói đến trân châu thì thường nghĩ đến trà sữa, nhưng nước dừa trân châu thì có gì khác hơn, đặc biệt hơn để khách hàng lựa chọn?
Dòng đồ uống tại Nước dừa trân châu Phú Yên hướng tới đối tượng khách hàng là các chị em văn phòng, hay học sinh, sinh viên. Chẳng hạn, các chị em văn phòng thì nhu cầu của họ là cứ chiều đến sẽ có một món đồ ăn vặt sau giờ nghỉ trưa, để tăng thêm tinh thần làm việc. Vì thế những sản phẩm như kem hay sữa chua, trà sữa đôi khi không còn thích hợp vì nó khá nhiều đường, ăn nhiều gây ngán, dễ tăng cân. Chính vì thế dòng sản phẩm Nước dừa trân châu Phú Yên rất kỳ vọng có thể thay thế, bổ sung được hoàn toàn, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
Vì là dòng đồ uống mới lạ, phù hợp với khẩu vị của nhiều người nên đây sẽ là lý do khiến khách hàng bị thu hút, mong muốn ghé tới để có được nhiều trải nghiệm mới mẻ hơn.
Ngoài ra, để giữ được hương vị khi uống thương hiệu cũng khuyến khích khách hàng nên sử dụng các topping đi kèm đồ uống đã mặc định theo thực đơn, để tránh việc trộn lẫn nhiều topping không phù hợp, làm mất đi hương vị nguyên bản ngon đúng điệu. Điều này cũng là một cách để thương hiệu Nước dừa trân châu Phú Yên đảm bảo chất lượng đồ uống khi nhượng quyền.

Chẳng hạn như trà sữa hay cà phê thì vào mùa lạnh khách hàng hoàn toàn có thể uống nóng, nhưng nước dừa thì không. Bởi nước dừa có thể coi là 1 thức uống theo mùa, ngắn hạn. Vậy vào mùa đông thương hiệu có chiến lược gì để giải quyết vấn đề?
Ngoài ra, có thể nhiều người không biết, nước dừa hoàn toàn có thể làm ấm lên để uống mà hương vị vẫn giữ được y nguyên, không hề bị ảnh hưởng tới chất lượng.

Nhượng quyền thương hiệu là 1 con dao 2 lưỡi với thương hiệu nói chung. Chắc hẳn, trong quá trình vận hành, Nước dừa trân châu Phú Yên phải đối mặt với không ít khó khăn khi vận hành và đồng bộ chất lượng tại các cửa hàng?
Đây là lợi thế rất lớn của thương hiệu Nước Dừa Trân Châu Phú Yên khi nhượng quyền, vì đã rất thông thạo “đường đi nước bước”.
Còn với khó khăn khi nhượng quyền thì không thiếu, chẳng hạn với các cơ sở ở xa, thương hiệu sẽ rất khó trong việc quản lý, kiểm soát. Nên để vận hành trơn tru và đồng bộ chuỗi thương hiệu, vấn đề đặt ra là phải có một phần mềm quản lý bán hàng tốt để giải quyết khó khăn trong khâu order, phục vụ, thanh toán,... tại cửa hàng. Đồng thời, phần mềm này phải hỗ trợ được việc theo dõi tình hình từ xa, để cập nhật doanh thu tại từng cơ sở,...
Khi có nhu cầu và tìm hiểu, thương hiệu đã biết tới công ty iPOS.vn và tin tưởng lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng FABi để sử dụng. Ngoài các ưu điểm trên, tại phần mềm bán hàng FABi cũng cung cấp, tổng hợp chi tiết báo cáo doanh thu giúp thương hiệu căn cứ vào đó để “định vị”, biết doanh thu của chi nhánh nào đang thấp hay tụt giảm sẽ đến kiểm tra, xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, thương hiệu cũng sử dụng song song phần mềm quản lý kho iPOS Inventory, để có thể theo dõi nghiêm ngặt vấn đề về định lượng. Chẳng hạn, khi nhìn vào báo cáo nhận thấy nguyên vật liệu tồn kho chênh lệch so với số liệu thực tế bán ra thì ngay lập tức sẽ truy ra được lý do là nhân viên gian lận hoặc đã làm sai công thức pha chế,...
Sau đó, đội kiểm soát chất lượng sẽ phản hồi với chủ cửa hàng, để họ nắm được vấn đề và có phương án xử lý kịp thời. Không những vậy, thương hiệu cũng sẽ thực hiện các đợt đi kiểm tra, kiểm soát chất lượng của các cửa hàng. Những cửa hàng sau khi “chấm điểm”, đánh giá có kết quả, chất lượng không đảm bảo sẽ có những đợt đào tạo lại.
Các “bước đi” của Nước dừa trân châu Phú Yên khá từ tốn, từ những cái đơn giản nhất như tìm hiểu về đồ uống để update thực đơn, gần như thương hiệu phải trải qua quy trình kỹ càng, nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, thương hiệu luôn tuân theo tôn chỉ kinh doanh, không thay đổi thất thường, hay bị tác động bởi mong muốn của các chủ cửa hàng để ảnh hưởng tới thương hiệu.

Với menu đa dạng, nhiều loại đồ uống thì Nước dừa Trân châu Phú Yên đã làm như thế nào để đảm bảo đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và cung cấp cho toàn chuỗi và hệ thống lớn như thế?
Từ hệ thống này, thương hiệu hoàn toàn nhìn được sản phẩm nào đang không bán được, để có thể “clean” sản phẩm đó ra ngoài hệ thống và thay mới bằng một sản phẩm có tiềm năng hơn.
