
Gặp gỡ ông Vũ tại đất trời Tây Nguyên, chúng tôi vô cùng bất ngờ về nội lực của người sáng lập trẻ, nhưng đã có hơn 120 cửa hàng trà sữa trên toàn quốc. Thời điểm phỏng vấn, Phúc Tea của ông Vũ vừa ký kết dự án tăng tốc và vươn ra toàn cầu, với chuyên gia nhượng quyền bà Nguyễn Phi Vân.

Ngay từ thời điểm đầu, Phúc Tea đã có ý định phát triển cửa hàng thành chuỗi chưa? Hay chỉ đơn thuần là mở một cửa hàng và kinh doanh thông thường?
Ngay từ thời điểm bắt đầu năm 2017 với chiếc xe đẩy vỉa hè, tôi đã khao khát đến việc mở rộng thành mô hình nhượng quyền. Thị trường trà sữa cách đây 6 năm là một thị trường mới mẻ, tiềm năng và chưa có nhiều ông lớn nổi bật. Có người làm tới đâu hay tới đó, tuy nhiên tôi và các cộng sự đã định hướng chuỗi ngay từ đầu rồi. Tiêu chí của Phúc Tea là: Làm đúng từ đầu thì dễ điều chỉnh.

Ông mất bao lâu để mở được điểm bán thứ hai? Theo ông, đâu là thời điểm chín muồi để bắt đầu mở chuỗi?
Thời điểm từ cửa hàng đầu tiên đến cái thứ hai của chúng tôi mất chỉ 7 tháng, tại Long Xuyên, An Giang. Động lực chính là do có một nhân sự lõi của chúng tôi thường xuyên qua lại giữa Cần Thơ - An Giang, vì vậy nên quyết định mở thêm 1 điểm bán mới. Đây cũng là một kỉ niệm đáng nhớ, khi chúng tôi gặp nhiều khó khăn ở khâu tìm mặt bằng và vận hành, thậm chí khi có nhiều khách hơn thì người chủ bắt đầu lấy lại mặt bằng này và mở một mô hình tương tự. Phúc Tea thời điểm đó có nhiều niềm vui và nỗi buồn, nhưng rút ra được vô vàn kinh nghiệm và bài học.
Theo tôi, thời điểm chín muồi để nhân bản sẽ tùy thuộc vào từng người sáng lập, chứ thời điểm thì lúc nào cũng đều có thể. Quan trọng nhất theo tôi vẫn là tư duy, rằng họ là người muốn phát triển thương hiệu theo chuỗi hay chỉ mở rộng 1 cửa hàng thôi. Hầu hết, 80% mô hình Kinh doanh F&B đều có thể franchise (nhượng quyền) được. Quan trọng, bạn có khả năng kiểm soát quy trình và có sự hỗ trợ của công nghệ hay không.
Theo tôi, thời điểm chín muồi để nhân bản sẽ tùy thuộc vào từng người sáng lập, chứ thời điểm thì lúc nào cũng đều có thể. Quan trọng nhất theo tôi vẫn là tư duy, rằng họ là người muốn phát triển thương hiệu theo chuỗi hay chỉ mở rộng 1 cửa hàng thôi. Hầu hết, 80% mô hình Kinh doanh F&B đều có thể franchise (nhượng quyền) được. Quan trọng, bạn có khả năng kiểm soát quy trình và có sự hỗ trợ của công nghệ hay không.

Ông có nhắc tới số lượng khoảng 20% cửa hàng khó có thể franchise được? Vậy đây là những mô hình như thế nào?
Theo tôi, một số mô hình F&B khó có thể nhượng quyền hầu hết liên quan đến ngành nghề quá truyền thống, mang tính gia truyền. Những người chủ những mô hình này hầu hết đều bảo thủ, khó để truyền lại công thức gia truyền ra bên ngoài. Một số mô hình truyền thống có 2-3 điểm, nhưng thường điểm bán hàng thứ hai có hương vị không giống với nguyên bản.
Bên cạnh đó, một số mô hình như sản phẩm thủ công cũng khó có thể franchise, vì chưa xây dựng được một quy trình rõ ràng cho sản phẩm.
Bên cạnh đó, một số mô hình như sản phẩm thủ công cũng khó có thể franchise, vì chưa xây dựng được một quy trình rõ ràng cho sản phẩm.
Một số đơn vị F&B coi sản phẩm là cốt lõi và đảm bảo hương vị tương đồng tại tất cả các chi nhánh trên mọi vùng miền. Theo ông, điều này có mặt lợi và hại gì?
Theo tôi, mặt lợi là khẳng định được hương vị cốt lõi của sản phẩm, đồng thời có thể đồng bộ tất cả chuỗi cửa hàng về mùi vị, dễ kiểm soát nguồn nguyên liệu. Khách hàng sẽ có trải nghiệm đồng đều và quy trình khuôn khổ hơn, không cần nhiều sự sáng tạo ở từng khu vực và vùng miền. Tuy nhiên, yếu điểm là tính vùng miền của nhiều nơi khác nhau. Khi nhượng quyền, giữ lại kết cấu là điều cần thiết nhưng chúng tôi có thay đổi một chút về hương vị và cấu trúc. Nếu giữ nguyên, bạn chỉ có thể phục vụ được một nhóm khách hàng nhất định. Tôi lấy ví dụ: Sản phẩm của Phúc Tea tại miền bắc sẽ được giảm vị ngọt tối đa, miền trung thì cân bằng hơn, còn miền nam và đặc biệt khu vực miền tây, lượng đường trong đồ uống sẽ cao hơn kha khá.
Tuy nhiên, chiến lược nhượng quyền thương hiệu trong thời gian tới của Phúc Tea tại thị trường nước ngoài là giữ toàn bộ chất Việt. Tôi tâm niệm, khi ra nước ngoài, sản phẩm của Phúc Tea cần có những gì thuần túy nhất. Khách hàng nước ngoài cần có những trải nghiệm khác biệt hơn so với những sản phẩm tại quốc gia của họ. Vậy nên theo tôi, mỗi cách tiếp cận đều có mặt lợi và bất lợi riêng, nên cần linh hoạt ở từng trường hợp.
Tuy nhiên, chiến lược nhượng quyền thương hiệu trong thời gian tới của Phúc Tea tại thị trường nước ngoài là giữ toàn bộ chất Việt. Tôi tâm niệm, khi ra nước ngoài, sản phẩm của Phúc Tea cần có những gì thuần túy nhất. Khách hàng nước ngoài cần có những trải nghiệm khác biệt hơn so với những sản phẩm tại quốc gia của họ. Vậy nên theo tôi, mỗi cách tiếp cận đều có mặt lợi và bất lợi riêng, nên cần linh hoạt ở từng trường hợp.

Trong trường hợp một chi nhánh nhượng quyền gặp khó khăn về kinh doanh, Phúc Tea sẽ có chiến lược gì để vực dậy chi nhánh đó?
Chúng tôi có những nhân sự riêng để kết nối với các đối tác chặt chẽ ở mọi thời điểm. Khi họ gặp bất kỳ khó khăn gì, thì chúng tôi đều dự đoán và nắm bắt từ sớm, qua việc trao đổi thường xuyên, và từ các hệ thống quản trị công nghệ như iPOS.vn.
Khi trao đổi và nắm bắt tình hình, chúng tôi sẽ đánh giá dựa theo nhiều yếu tố. Thứ nhất, đây có phải là mùa thấp điểm của việc bán hàng hay không. Ví dụ: Doanh thu trà sữa vào thời điểm mùa đông miền bắc sẽ thấp hơn mùa hè. Thứ hai, cửa hàng này đang thiếu sót gì. Nếu doanh thu giảm thì cần tập trung vào khách hàng tiềm năng, trung bình đơn và tỉ lệ chuyển đổi. Nếu nhận được các phản hồi không tốt, thì cửa hàng cần thay đổi quy trình vận hành, hay chăm sóc khách hàng ra sao để hiệu quả và lấy lại niềm tin.
Tôi tâm niệm, để giúp các đối tác phát triển, việc kết nối chặt chẽ với nhau tại mọi thời điểm là yếu tố tiên quyết.
Thậm chí, tôi và các cộng sự gần như không bỏ lỡ bất kỳ một buổi khai trương nào của các cơ sở nhượng quyền của Phúc Tea. Việc xuất hiện của các Founder sẽ giúp họ có thêm niềm tin, yên tâm và tăng tính tương tác giữa chúng tôi và họ trong tương lai.
Khi trao đổi và nắm bắt tình hình, chúng tôi sẽ đánh giá dựa theo nhiều yếu tố. Thứ nhất, đây có phải là mùa thấp điểm của việc bán hàng hay không. Ví dụ: Doanh thu trà sữa vào thời điểm mùa đông miền bắc sẽ thấp hơn mùa hè. Thứ hai, cửa hàng này đang thiếu sót gì. Nếu doanh thu giảm thì cần tập trung vào khách hàng tiềm năng, trung bình đơn và tỉ lệ chuyển đổi. Nếu nhận được các phản hồi không tốt, thì cửa hàng cần thay đổi quy trình vận hành, hay chăm sóc khách hàng ra sao để hiệu quả và lấy lại niềm tin.
Tôi tâm niệm, để giúp các đối tác phát triển, việc kết nối chặt chẽ với nhau tại mọi thời điểm là yếu tố tiên quyết.
Thậm chí, tôi và các cộng sự gần như không bỏ lỡ bất kỳ một buổi khai trương nào của các cơ sở nhượng quyền của Phúc Tea. Việc xuất hiện của các Founder sẽ giúp họ có thêm niềm tin, yên tâm và tăng tính tương tác giữa chúng tôi và họ trong tương lai.

Theo ông, quản lý 10 chi nhánh có khác biệt nhiều so với hơn 120 chi nhánh không?
Khác biệt nhiều lắm chứ (Cười). Rõ nhất là khi tôi phát triển từ 1 đến 10 cửa hàng thì rất khó. Tuy nhiên, từ 10 - 100 dễ hơn rất nhiều, do quy trình đã được xây dựng bài bản, chỉ cần nhân bản và điều chỉnh thôi. Thách thức của Phúc Tea là bộ máy nhân sự. Nhân sự của chúng tôi sẽ kiểm soát hơn 100 chi nhánh như thế nào, có cồng kềnh hay thiếu không? Vài năm trở lại đây, chiến lược của chúng tôi là tối ưu con người và chuyển đổi số để tận dụng công nghệ cho các hoạt động lặp đi lặp lại mà không tạo ra giá trị lớn. Chúng tôi nuôi dưỡng các nhân sự thực sự có năng lực, có khả năng đa nhiệm, để kiểm soát các hệ thống đó.

Theo tôi được biết, Phúc Tea đang chuẩn bị đặt chân tới các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Indonesia. Một thương hiệu từ Việt Nam đặt chân tới quốc gia có GDP cao hơn nhiều so với Việt Nam, liệu Phúc Tea đã có hướng đi nào để phát triển?
Dự kiến trong thời gian tới, Phúc Tea sẽ đặt chân tới các quốc gia gần Việt Nam nhất, bao gồm: Indonesia, Malaysia, Trung Quốc,... Dư địa của thị trường Indonesia lớn gấp 5 lần Việt Nam, và đây chính là cơ hội để Phúc Tea có thể mang tới một làn gió mới tại thị trường này.
Chúng tôi dự kiến sẽ nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ (master franchise). Vì vậy, việc lựa chọn đối tác nhượng quyền cũng vô cùng khắt khe, để có thể kết hợp giữa 2 yếu tố then chốt: Sản phẩm của Việt Nam nhưng hướng tới người bản địa. Mục tiêu của tôi và đối tác nhượng quyền tại Indonesia sẽ mở 100 cửa hàng tại thủ đô Jakarta. Bật mí, tên quốc tế đầu tiên của Phúc Tea sẽ là Happi Tea (Happi trong tiếng Việt cũng đồng nghĩa với chữ Phúc).
Chúng tôi cũng đang trong quá trình đàm phán để tìm ra hướng đi chung. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ kiểm soát tối đa từ chuỗi cung ứng, sản phẩm và chuyển giao công nghệ để họ có sự tiện lợi khi phát triển chuỗi tại bản địa. Thực tế, nền tảng của đối tác nhượng quyền nước ngoài cần sự vững vàng, từ kinh nghiệm cho tới tài chính.
Chúng tôi dự kiến sẽ nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ (master franchise). Vì vậy, việc lựa chọn đối tác nhượng quyền cũng vô cùng khắt khe, để có thể kết hợp giữa 2 yếu tố then chốt: Sản phẩm của Việt Nam nhưng hướng tới người bản địa. Mục tiêu của tôi và đối tác nhượng quyền tại Indonesia sẽ mở 100 cửa hàng tại thủ đô Jakarta. Bật mí, tên quốc tế đầu tiên của Phúc Tea sẽ là Happi Tea (Happi trong tiếng Việt cũng đồng nghĩa với chữ Phúc).
Chúng tôi cũng đang trong quá trình đàm phán để tìm ra hướng đi chung. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ kiểm soát tối đa từ chuỗi cung ứng, sản phẩm và chuyển giao công nghệ để họ có sự tiện lợi khi phát triển chuỗi tại bản địa. Thực tế, nền tảng của đối tác nhượng quyền nước ngoài cần sự vững vàng, từ kinh nghiệm cho tới tài chính.

Mục tiêu của Phúc Tea trong 2-5 năm tới là gì?
Với Go Global (Tiến ra nước ngoài), mục tiêu của chúng tôi là đặt chân tới ít nhất 5 quốc gia trong khu vực. Còn tại Việt Nam, chúng tôi đặt mục tiêu với mốc 300 cửa hàng trong năm 2023.
Xin cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện!

Bài viết tiêu điểm

Gặp gỡ ông Vũ tại đất trời Tây Nguyên, chúng tôi vô cùng bất ngờ về nội lực của người sáng lập trẻ, nhưng đã có hơn 120 cửa hàng trà sữa trên toàn quốc. Thời điểm phỏng vấn, Phúc Tea của ông Vũ vừa ký kết dự án tăng tốc và vươn ra toàn cầu, với chuyên gia nhượng quyền bà Nguyễn Phi Vân.

Ngay từ thời điểm đầu, Phúc Tea đã có ý định phát triển cửa hàng thành chuỗi chưa? Hay chỉ đơn thuần là mở một cửa hàng và kinh doanh thông thường?
Ngay từ thời điểm bắt đầu năm 2017 với chiếc xe đẩy vỉa hè, tôi đã khao khát đến việc mở rộng thành mô hình nhượng quyền. Thị trường trà sữa cách đây 6 năm là một thị trường mới mẻ, tiềm năng và chưa có nhiều ông lớn nổi bật. Có người làm tới đâu hay tới đó, tuy nhiên tôi và các cộng sự đã định hướng chuỗi ngay từ đầu rồi. Tiêu chí của Phúc Tea là: Làm đúng từ đầu thì dễ điều chỉnh.

Ông mất bao lâu để mở được điểm bán thứ hai? Theo ông, đâu là thời điểm chín muồi để bắt đầu mở chuỗi?
Thời điểm từ cửa hàng đầu tiên đến cái thứ hai của chúng tôi mất chỉ 7 tháng, tại Long Xuyên, An Giang. Động lực chính là do có một nhân sự lõi của chúng tôi thường xuyên qua lại giữa Cần Thơ - An Giang, vì vậy nên quyết định mở thêm 1 điểm bán mới. Đây cũng là một kỉ niệm đáng nhớ, khi chúng tôi gặp nhiều khó khăn ở khâu tìm mặt bằng và vận hành, thậm chí khi có nhiều khách hơn thì người chủ bắt đầu lấy lại mặt bằng này và mở một mô hình tương tự. Phúc Tea thời điểm đó có nhiều niềm vui và nỗi buồn, nhưng rút ra được vô vàn kinh nghiệm và bài học.
Theo tôi, thời điểm chín muồi để nhân bản sẽ tùy thuộc vào từng người sáng lập, chứ thời điểm thì lúc nào cũng đều có thể. Quan trọng nhất theo tôi vẫn là tư duy, rằng họ là người muốn phát triển thương hiệu theo chuỗi hay chỉ mở rộng 1 cửa hàng thôi. Hầu hết, 80% mô hình Kinh doanh F&B đều có thể franchise (nhượng quyền) được. Quan trọng, bạn có khả năng kiểm soát quy trình và có sự hỗ trợ của công nghệ hay không.
Theo tôi, thời điểm chín muồi để nhân bản sẽ tùy thuộc vào từng người sáng lập, chứ thời điểm thì lúc nào cũng đều có thể. Quan trọng nhất theo tôi vẫn là tư duy, rằng họ là người muốn phát triển thương hiệu theo chuỗi hay chỉ mở rộng 1 cửa hàng thôi. Hầu hết, 80% mô hình Kinh doanh F&B đều có thể franchise (nhượng quyền) được. Quan trọng, bạn có khả năng kiểm soát quy trình và có sự hỗ trợ của công nghệ hay không.

Ông có nhắc tới số lượng khoảng 20% cửa hàng khó có thể franchise được? Vậy đây là những mô hình như thế nào?
Theo tôi, một số mô hình F&B khó có thể nhượng quyền hầu hết liên quan đến ngành nghề quá truyền thống, mang tính gia truyền. Những người chủ những mô hình này hầu hết đều bảo thủ, khó để truyền lại công thức gia truyền ra bên ngoài. Một số mô hình truyền thống có 2-3 điểm, nhưng thường điểm bán hàng thứ hai có hương vị không giống với nguyên bản.
Bên cạnh đó, một số mô hình như sản phẩm thủ công cũng khó có thể franchise, vì chưa xây dựng được một quy trình rõ ràng cho sản phẩm.
Bên cạnh đó, một số mô hình như sản phẩm thủ công cũng khó có thể franchise, vì chưa xây dựng được một quy trình rõ ràng cho sản phẩm.
Một số đơn vị F&B coi sản phẩm là cốt lõi và đảm bảo hương vị tương đồng tại tất cả các chi nhánh trên mọi vùng miền. Theo ông, điều này có mặt lợi và hại gì?
Theo tôi, mặt lợi là khẳng định được hương vị cốt lõi của sản phẩm, đồng thời có thể đồng bộ tất cả chuỗi cửa hàng về mùi vị, dễ kiểm soát nguồn nguyên liệu. Khách hàng sẽ có trải nghiệm đồng đều và quy trình khuôn khổ hơn, không cần nhiều sự sáng tạo ở từng khu vực và vùng miền. Tuy nhiên, yếu điểm là tính vùng miền của nhiều nơi khác nhau. Khi nhượng quyền, giữ lại kết cấu là điều cần thiết nhưng chúng tôi có thay đổi một chút về hương vị và cấu trúc. Nếu giữ nguyên, bạn chỉ có thể phục vụ được một nhóm khách hàng nhất định. Tôi lấy ví dụ: Sản phẩm của Phúc Tea tại miền bắc sẽ được giảm vị ngọt tối đa, miền trung thì cân bằng hơn, còn miền nam và đặc biệt khu vực miền tây, lượng đường trong đồ uống sẽ cao hơn kha khá.
Tuy nhiên, chiến lược nhượng quyền thương hiệu trong thời gian tới của Phúc Tea tại thị trường nước ngoài là giữ toàn bộ chất Việt. Tôi tâm niệm, khi ra nước ngoài, sản phẩm của Phúc Tea cần có những gì thuần túy nhất. Khách hàng nước ngoài cần có những trải nghiệm khác biệt hơn so với những sản phẩm tại quốc gia của họ. Vậy nên theo tôi, mỗi cách tiếp cận đều có mặt lợi và bất lợi riêng, nên cần linh hoạt ở từng trường hợp.
Tuy nhiên, chiến lược nhượng quyền thương hiệu trong thời gian tới của Phúc Tea tại thị trường nước ngoài là giữ toàn bộ chất Việt. Tôi tâm niệm, khi ra nước ngoài, sản phẩm của Phúc Tea cần có những gì thuần túy nhất. Khách hàng nước ngoài cần có những trải nghiệm khác biệt hơn so với những sản phẩm tại quốc gia của họ. Vậy nên theo tôi, mỗi cách tiếp cận đều có mặt lợi và bất lợi riêng, nên cần linh hoạt ở từng trường hợp.

Trong trường hợp một chi nhánh nhượng quyền gặp khó khăn về kinh doanh, Phúc Tea sẽ có chiến lược gì để vực dậy chi nhánh đó?
Chúng tôi có những nhân sự riêng để kết nối với các đối tác chặt chẽ ở mọi thời điểm. Khi họ gặp bất kỳ khó khăn gì, thì chúng tôi đều dự đoán và nắm bắt từ sớm, qua việc trao đổi thường xuyên, và từ các hệ thống quản trị công nghệ như iPOS.vn.
Khi trao đổi và nắm bắt tình hình, chúng tôi sẽ đánh giá dựa theo nhiều yếu tố. Thứ nhất, đây có phải là mùa thấp điểm của việc bán hàng hay không. Ví dụ: Doanh thu trà sữa vào thời điểm mùa đông miền bắc sẽ thấp hơn mùa hè. Thứ hai, cửa hàng này đang thiếu sót gì. Nếu doanh thu giảm thì cần tập trung vào khách hàng tiềm năng, trung bình đơn và tỉ lệ chuyển đổi. Nếu nhận được các phản hồi không tốt, thì cửa hàng cần thay đổi quy trình vận hành, hay chăm sóc khách hàng ra sao để hiệu quả và lấy lại niềm tin.
Tôi tâm niệm, để giúp các đối tác phát triển, việc kết nối chặt chẽ với nhau tại mọi thời điểm là yếu tố tiên quyết.
Thậm chí, tôi và các cộng sự gần như không bỏ lỡ bất kỳ một buổi khai trương nào của các cơ sở nhượng quyền của Phúc Tea. Việc xuất hiện của các Founder sẽ giúp họ có thêm niềm tin, yên tâm và tăng tính tương tác giữa chúng tôi và họ trong tương lai.
Khi trao đổi và nắm bắt tình hình, chúng tôi sẽ đánh giá dựa theo nhiều yếu tố. Thứ nhất, đây có phải là mùa thấp điểm của việc bán hàng hay không. Ví dụ: Doanh thu trà sữa vào thời điểm mùa đông miền bắc sẽ thấp hơn mùa hè. Thứ hai, cửa hàng này đang thiếu sót gì. Nếu doanh thu giảm thì cần tập trung vào khách hàng tiềm năng, trung bình đơn và tỉ lệ chuyển đổi. Nếu nhận được các phản hồi không tốt, thì cửa hàng cần thay đổi quy trình vận hành, hay chăm sóc khách hàng ra sao để hiệu quả và lấy lại niềm tin.
Tôi tâm niệm, để giúp các đối tác phát triển, việc kết nối chặt chẽ với nhau tại mọi thời điểm là yếu tố tiên quyết.
Thậm chí, tôi và các cộng sự gần như không bỏ lỡ bất kỳ một buổi khai trương nào của các cơ sở nhượng quyền của Phúc Tea. Việc xuất hiện của các Founder sẽ giúp họ có thêm niềm tin, yên tâm và tăng tính tương tác giữa chúng tôi và họ trong tương lai.

Theo ông, quản lý 10 chi nhánh có khác biệt nhiều so với hơn 120 chi nhánh không?
Khác biệt nhiều lắm chứ (Cười). Rõ nhất là khi tôi phát triển từ 1 đến 10 cửa hàng thì rất khó. Tuy nhiên, từ 10 - 100 dễ hơn rất nhiều, do quy trình đã được xây dựng bài bản, chỉ cần nhân bản và điều chỉnh thôi. Thách thức của Phúc Tea là bộ máy nhân sự. Nhân sự của chúng tôi sẽ kiểm soát hơn 100 chi nhánh như thế nào, có cồng kềnh hay thiếu không? Vài năm trở lại đây, chiến lược của chúng tôi là tối ưu con người và chuyển đổi số để tận dụng công nghệ cho các hoạt động lặp đi lặp lại mà không tạo ra giá trị lớn. Chúng tôi nuôi dưỡng các nhân sự thực sự có năng lực, có khả năng đa nhiệm, để kiểm soát các hệ thống đó.

Theo tôi được biết, Phúc Tea đang chuẩn bị đặt chân tới các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Indonesia. Một thương hiệu từ Việt Nam đặt chân tới quốc gia có GDP cao hơn nhiều so với Việt Nam, liệu Phúc Tea đã có hướng đi nào để phát triển?
Dự kiến trong thời gian tới, Phúc Tea sẽ đặt chân tới các quốc gia gần Việt Nam nhất, bao gồm: Indonesia, Malaysia, Trung Quốc,... Dư địa của thị trường Indonesia lớn gấp 5 lần Việt Nam, và đây chính là cơ hội để Phúc Tea có thể mang tới một làn gió mới tại thị trường này.
Chúng tôi dự kiến sẽ nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ (master franchise). Vì vậy, việc lựa chọn đối tác nhượng quyền cũng vô cùng khắt khe, để có thể kết hợp giữa 2 yếu tố then chốt: Sản phẩm của Việt Nam nhưng hướng tới người bản địa. Mục tiêu của tôi và đối tác nhượng quyền tại Indonesia sẽ mở 100 cửa hàng tại thủ đô Jakarta. Bật mí, tên quốc tế đầu tiên của Phúc Tea sẽ là Happi Tea (Happi trong tiếng Việt cũng đồng nghĩa với chữ Phúc).
Chúng tôi cũng đang trong quá trình đàm phán để tìm ra hướng đi chung. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ kiểm soát tối đa từ chuỗi cung ứng, sản phẩm và chuyển giao công nghệ để họ có sự tiện lợi khi phát triển chuỗi tại bản địa. Thực tế, nền tảng của đối tác nhượng quyền nước ngoài cần sự vững vàng, từ kinh nghiệm cho tới tài chính.
Chúng tôi dự kiến sẽ nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ (master franchise). Vì vậy, việc lựa chọn đối tác nhượng quyền cũng vô cùng khắt khe, để có thể kết hợp giữa 2 yếu tố then chốt: Sản phẩm của Việt Nam nhưng hướng tới người bản địa. Mục tiêu của tôi và đối tác nhượng quyền tại Indonesia sẽ mở 100 cửa hàng tại thủ đô Jakarta. Bật mí, tên quốc tế đầu tiên của Phúc Tea sẽ là Happi Tea (Happi trong tiếng Việt cũng đồng nghĩa với chữ Phúc).
Chúng tôi cũng đang trong quá trình đàm phán để tìm ra hướng đi chung. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ kiểm soát tối đa từ chuỗi cung ứng, sản phẩm và chuyển giao công nghệ để họ có sự tiện lợi khi phát triển chuỗi tại bản địa. Thực tế, nền tảng của đối tác nhượng quyền nước ngoài cần sự vững vàng, từ kinh nghiệm cho tới tài chính.

Mục tiêu của Phúc Tea trong 2-5 năm tới là gì?
Với Go Global (Tiến ra nước ngoài), mục tiêu của chúng tôi là đặt chân tới ít nhất 5 quốc gia trong khu vực. Còn tại Việt Nam, chúng tôi đặt mục tiêu với mốc 300 cửa hàng trong năm 2023.
Xin cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện!

Bài viết tiêu điểm