


Rosier nghe khá ấn tượng, vì sao chị lại chọn cái tên này và thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng là gì?


Khai trương cửa hàng đầu tiên vào những ngày tháng “đỏ lửa” giữa tâm dịch, chắc hẳn hoạt động kinh doanh của Rosier sẽ có nhiều rào cản. Chị có thể chia sẻ một vài kỷ niệm đáng nhớ trong giai đoạn khó khăn đó không?
Với một thương hiệu non trẻ như Rosier, thời điểm đó phải nói khó khăn chồng chất khó khăn, đặc biệt là vấn đề thiếu hụt nhân sự. Trong tâm dịch tuyển người cực khó, shipper cũng không được hoạt động nhiều. Các bạn sinh viên, học sinh buộc phải về quê học online. Cửa hàng chỉ có đúng 3 nhân sự phục vụ với hàng nghìn đơn mỗi ngày, làm từ sáng sớm đến tối muộn cũng không xuể. Chuỗi ngày đó thật khó quên, may mắn là Rosier có được những nhân sự cốt cán, sản phẩm “trà sữa đóng lon” cũng hoàn thiện và quy trình vận hành đã khá trơn tru. Vì vậy, đại dịch là thời điểm mà Rosier phát huy thế mạnh sẵn có, và bất ngờ được khách hàng ủng hộ nhiệt tình.


Hiếm có thương hiệu nào đi lên như “diều gặp gió” trong đại dịch như Rosier, chị có thể chia sẻ 3 khác biệt nổi bật khiến Rosier được yêu thích nhiều đến vậy không?

Khác biệt đầu tiên đến từ việc tiên phong bán “trà sữa đóng lon” - sản phẩm mà mọi người hầu như chỉ thấy bày bán tại siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Vậy nên, khách hàng khá thích thú khi nhìn thấy những lon trà sữa tươi mới, được đóng trực tiếp tại cửa hàng. Đặc biệt, chất liệu lon Rosier được làm từ nhựa PET - một loại nhựa có khả năng tái chế, không gây ô nhiễm môi trường. Những chiếc lon sử dụng xong sẽ được ép và băm thành những hạt nhỏ, sau khâu xử lý sẽ tạo ra các chai lọ mới hoặc kéo thành sợi polyester để làm quần áo cứu hộ.


Tiếp đến là việc Rosier sử dụng bọc giữ nhiệt cho các sản phẩm bán mang đi. Mỗi lon trà sữa sau dập nắp đều được lót thêm một lớp bọc giữ nóng/lạnh cẩn thận. Những chiếc bọc giữ nhiệt này cực kỳ hữu ích trong thời tiết 39 40 độ mùa hè, cũng như giữ được độ ấm nóng cho các thức uống mùa đông. Một phần đảm bảo chất lượng sản phẩm nguyên vẹn đến tay khách hàng, một phần nào đó cũng giảm gánh nặng đến tài xế khi phải giao đồ trên quãng đường xa.


Cuối cùng, điều khiến khách hàng ấn tượng, tin tưởng và ủng hộ Rosier nhiệt tình chính là túi giấy. Thay vì dùng túi nilon như các hãng trà sữa khác, thương hiệu lựa chọn túi giấy vừa bảo vệ môi trường, vừa mang đến thẩm mỹ cực kỳ tốt. Điều này nhằm nhất quán với thông điệp chỉn chu, kiêu sa như những bông hoa hồng mà thương hiệu muốn truyền đạt.


Sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường cũng đồng nghĩa với giá thành sản phẩm đội lên cao, chị có nghĩ điều này sẽ tạo sự phân vân cho khách hàng không?
Trên thực tế, giá thành của Rosier ở mức tầm trung trên thị trường trà sữa hiện nay, phù hợp với nhiều đối tượng từ sinh viên đến dân văn phòng. Việc bỏ ra thêm vài nghìn đồng để thưởng thức một ly trà sữa chất lượng là không đáng kể, khách hàng vẫn chấp nhận được. Từ đó, Rosier cũng mong muốn có thể tạo “thói quen chịu chi” cho người dùng để sử dụng những sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường.


Làm thế nào để Rosier tạo thói quen và thuyết phục họ chịu chi cho các sản phẩm như vậy?
Với Rosier, mọi thứ đều cần sự chỉn chu, từ hương vị sản phẩm đến cung cách phục vụ khách hàng. Tất cả nguyên liệu được nhập khẩu khắp nơi trên thế giới, chế biến trong ngày và chỉ đóng lon khi khách mua. Bạn biết đấy, nguyên liệu là cốt lõi trong pha chế. Để đảm bảo mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng nhất, Rosier chỉ sử dụng trà và cà phê được trồng ở độ cao trên 1000m tại vùng trồng trà nổi tiếng ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Mứt và trái cây cũng được nhập khẩu từ nguồn nguyên liệu sạch nước ngoài, cùng sữa tươi chất lượng cao đến từ thương hiệu Dalatmilk danh tiếng.
Bên cạnh đó, Rosier cũng đề cao cung cách phục vụ để khách hàng cảm thấy mức chi phí họ bỏ ra là xứng đáng. Bạn có thể chọn mức đường đá 0% - 25% - 50% - 75% - 100% hay thậm chí 125% thì cũng đều được đáp ứng. Đặc biệt, bạn cũng có thể chọn nhiều loại topping cho một ly trà sữa, không sao cả! Nhưng nếu cảm thấy hương vị không phù hợp, nhân viên pha chế sẽ gọi điện và tư vấn cho khách hàng đổi sang món topping khác sẽ ngon hơn. Bạn biết đấy, khách hàng đúng là người lựa chọn topping, nhưng cửa hàng vẫn cần có trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ khách hàng.


Hiệu ứng bùng nổ như vậy là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên điều này có gây trở ngại gì cho hoạt động vận hành cửa hàng của đội ngũ Rosier không?
Tuy nhiên, không phải “ngẫu nhiên” mà Rosier lựa chọn quản lý cửa hàng bằng các giải pháp công nghệ. Trước khi mở cơ sở đầu tiên, đội ngũ sáng lập đã có thời gian để thử thách bản thân và “test” thị trường. Thương hiệu tập trung bán “thị trường ngách” tại các khu liền kề, chung cư, tòa nhà văn phòng,... để thăm dò ý kiến của khách hàng. Bất ngờ là, hương vị sản phẩm được đón nhận vượt sức tưởng tượng. Đơn hàng mỗi ngày của Rosier lên tới hàng trăm cốc trà sữa. Tất cả các hoạt động như viết tem nhãn, tính hóa đơn... đều được ghi chép thủ công, mất rất nhiều công sức và không chuyên nghiệp. Chỉ 2 tuần sau khi phát hiện ra những tồn đọng, Rosier đã tìm đến các giải pháp công nghệ. Có iPOS.vn đồng hành, việc xử lý lượng đơn hàng lớn trong ngày khai trương cửa hàng đầu tiên hay đến hiện tại là cửa hàng thứ 14 không còn là vấn đề của Rosier nữa.


Khác với nhiều thương hiệu chỉ sử dụng thuần một hoặc vài sản phẩm công nghệ vào vận hành cửa hàng, Rosier đã “chuyển mình” toàn diện bằng cách áp dụng nhiều giải pháp công nghệ của iPOS.vn cùng lúc. Chị có thể chia sẻ một vài trải nghiệm khi đồng bộ hệ thống bằng công nghệ không?
Tuy là một thương hiệu còn trẻ, Rosier đã xây dựng được một quy trình phục vụ chuyên nghiệp và phù hợp với đối tượng khách hàng trẻ hiện đại của thương hiệu. Việc nhân viên lúng túng, nhầm món nhầm bàn, tính tiền sai, thiếu món... trong giờ cao điểm là điều khó tránh khỏi trong kinh doanh F&B. Tuy nhiên, tại Rosier những sai sót như vậy đã được hạn chế tối đa, gần như là không có. Rosier đã áp dụng phần mềm iPOS FABi và website đặt hàng iPOS WebOrder để quản lý bán hàng trên cả nền tảng online và offline. Tuy đã có mặt trên tất cả các app đặt đồ ăn phổ biến, nhưng Rosier vẫn kết nối Grab trên website đặt hàng riêng để ngay cả khi hệ thống app quá tải, khách hàng vẫn có thêm lựa chọn để gọi đồ.
Sau hơn 1 năm phát triển, Rosier đã có đầy đủ nhân sự phụ trách Kế toán, Kho, Nhân sự hay Marketing bài bản, nhưng đội ngũ sáng lập vẫn chủ trương sử dụng song song phần mềm để hỗ trợ công việc cho các bạn. Ví dụ, phần mềm kế toán iPOS Accounting và phần mềm quản lý kho iPOS Inventory có thể hỗ trợ bạn kế toán dễ dàng kiểm soát các phiếu thu/chi, lãi/lỗ hay tồn kho mỗi ngày nhờ đồng bộ máy POS bán hàng. Đặc biệt phải kể đến phần mềm iPOS CRM đã giúp team Marketing của Rosier quản lý và chăm sóc khách hàng. Với khách hàng mới, Rosier có thể thu hút bằng các chương trình khuyến mãi, combo, giảm giá,... còn với khách hàng cũ thân thiết, cửa hàng có thể tương tác, tạo thẻ thành viên và remarketing trên Zalo OA. Bên cạnh đó, Rosier cũng áp dụng hiệu quả cả phần mềm iPOS HRM để quản lý nhân sự, kiểm soát bảng công, lương, xếp ca,...


Trong dự tính của chị, trong vòng 1-2 năm tới, chuỗi Rosier sẽ phát triển thế nào?
“Bạn có nghĩ trong tương lai, Rosier sẽ vươn tầm quốc tế chứ?” - Câu hỏi cuối cùng bất chợt phía chị Linh khiến tôi khá bất ngờ. Thế nhưng, với những điều mà Rosier đang làm và trao tới khách hàng, tôi tin đó là một tương lai không xa!




Rosier nghe khá ấn tượng, vì sao chị lại chọn cái tên này và thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng là gì?


Khai trương cửa hàng đầu tiên vào những ngày tháng “đỏ lửa” giữa tâm dịch, chắc hẳn hoạt động kinh doanh của Rosier sẽ có nhiều rào cản. Chị có thể chia sẻ một vài kỷ niệm đáng nhớ trong giai đoạn khó khăn đó không?
Với một thương hiệu non trẻ như Rosier, thời điểm đó phải nói khó khăn chồng chất khó khăn, đặc biệt là vấn đề thiếu hụt nhân sự. Trong tâm dịch tuyển người cực khó, shipper cũng không được hoạt động nhiều. Các bạn sinh viên, học sinh buộc phải về quê học online. Cửa hàng chỉ có đúng 3 nhân sự phục vụ với hàng nghìn đơn mỗi ngày, làm từ sáng sớm đến tối muộn cũng không xuể. Chuỗi ngày đó thật khó quên, may mắn là Rosier có được những nhân sự cốt cán, sản phẩm “trà sữa đóng lon” cũng hoàn thiện và quy trình vận hành đã khá trơn tru. Vì vậy, đại dịch là thời điểm mà Rosier phát huy thế mạnh sẵn có, và bất ngờ được khách hàng ủng hộ nhiệt tình.


Hiếm có thương hiệu nào đi lên như “diều gặp gió” trong đại dịch như Rosier, chị có thể chia sẻ 3 khác biệt nổi bật khiến Rosier được yêu thích nhiều đến vậy không?

Khác biệt đầu tiên đến từ việc tiên phong bán “trà sữa đóng lon” - sản phẩm mà mọi người hầu như chỉ thấy bày bán tại siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Vậy nên, khách hàng khá thích thú khi nhìn thấy những lon trà sữa tươi mới, được đóng trực tiếp tại cửa hàng. Đặc biệt, chất liệu lon Rosier được làm từ nhựa PET - một loại nhựa có khả năng tái chế, không gây ô nhiễm môi trường. Những chiếc lon sử dụng xong sẽ được ép và băm thành những hạt nhỏ, sau khâu xử lý sẽ tạo ra các chai lọ mới hoặc kéo thành sợi polyester để làm quần áo cứu hộ.


Tiếp đến là việc Rosier sử dụng bọc giữ nhiệt cho các sản phẩm bán mang đi. Mỗi lon trà sữa sau dập nắp đều được lót thêm một lớp bọc giữ nóng/lạnh cẩn thận. Những chiếc bọc giữ nhiệt này cực kỳ hữu ích trong thời tiết 39 40 độ mùa hè, cũng như giữ được độ ấm nóng cho các thức uống mùa đông. Một phần đảm bảo chất lượng sản phẩm nguyên vẹn đến tay khách hàng, một phần nào đó cũng giảm gánh nặng đến tài xế khi phải giao đồ trên quãng đường xa.


Cuối cùng, điều khiến khách hàng ấn tượng, tin tưởng và ủng hộ Rosier nhiệt tình chính là túi giấy. Thay vì dùng túi nilon như các hãng trà sữa khác, thương hiệu lựa chọn túi giấy vừa bảo vệ môi trường, vừa mang đến thẩm mỹ cực kỳ tốt. Điều này nhằm nhất quán với thông điệp chỉn chu, kiêu sa như những bông hoa hồng mà thương hiệu muốn truyền đạt.


Sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường cũng đồng nghĩa với giá thành sản phẩm đội lên cao, chị có nghĩ điều này sẽ tạo sự phân vân cho khách hàng không?
Trên thực tế, giá thành của Rosier ở mức tầm trung trên thị trường trà sữa hiện nay, phù hợp với nhiều đối tượng từ sinh viên đến dân văn phòng. Việc bỏ ra thêm vài nghìn đồng để thưởng thức một ly trà sữa chất lượng là không đáng kể, khách hàng vẫn chấp nhận được. Từ đó, Rosier cũng mong muốn có thể tạo “thói quen chịu chi” cho người dùng để sử dụng những sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường.


Làm thế nào để Rosier tạo thói quen và thuyết phục họ chịu chi cho các sản phẩm như vậy?
Với Rosier, mọi thứ đều cần sự chỉn chu, từ hương vị sản phẩm đến cung cách phục vụ khách hàng. Tất cả nguyên liệu được nhập khẩu khắp nơi trên thế giới, chế biến trong ngày và chỉ đóng lon khi khách mua. Bạn biết đấy, nguyên liệu là cốt lõi trong pha chế. Để đảm bảo mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng nhất, Rosier chỉ sử dụng trà và cà phê được trồng ở độ cao trên 1000m tại vùng trồng trà nổi tiếng ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Mứt và trái cây cũng được nhập khẩu từ nguồn nguyên liệu sạch nước ngoài, cùng sữa tươi chất lượng cao đến từ thương hiệu Dalatmilk danh tiếng.
Bên cạnh đó, Rosier cũng đề cao cung cách phục vụ để khách hàng cảm thấy mức chi phí họ bỏ ra là xứng đáng. Bạn có thể chọn mức đường đá 0% - 25% - 50% - 75% - 100% hay thậm chí 125% thì cũng đều được đáp ứng. Đặc biệt, bạn cũng có thể chọn nhiều loại topping cho một ly trà sữa, không sao cả! Nhưng nếu cảm thấy hương vị không phù hợp, nhân viên pha chế sẽ gọi điện và tư vấn cho khách hàng đổi sang món topping khác sẽ ngon hơn. Bạn biết đấy, khách hàng đúng là người lựa chọn topping, nhưng cửa hàng vẫn cần có trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ khách hàng.


Hiệu ứng bùng nổ như vậy là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên điều này có gây trở ngại gì cho hoạt động vận hành cửa hàng của đội ngũ Rosier không?
Tuy nhiên, không phải “ngẫu nhiên” mà Rosier lựa chọn quản lý cửa hàng bằng các giải pháp công nghệ. Trước khi mở cơ sở đầu tiên, đội ngũ sáng lập đã có thời gian để thử thách bản thân và “test” thị trường. Thương hiệu tập trung bán “thị trường ngách” tại các khu liền kề, chung cư, tòa nhà văn phòng,... để thăm dò ý kiến của khách hàng. Bất ngờ là, hương vị sản phẩm được đón nhận vượt sức tưởng tượng. Đơn hàng mỗi ngày của Rosier lên tới hàng trăm cốc trà sữa. Tất cả các hoạt động như viết tem nhãn, tính bill... đều được ghi chép thủ công, mất rất nhiều công sức và không chuyên nghiệp. Chỉ 2 tuần sau khi phát hiện ra những tồn đọng, Rosier đã tìm đến các giải pháp công nghệ. Có iPOS.vn đồng hành, việc xử lý lượng đơn hàng lớn trong ngày khai trương cửa hàng đầu tiên hay đến hiện tại là cửa hàng thứ 14 không còn là vấn đề của Rosier nữa.


Khác với nhiều thương hiệu chỉ sử dụng thuần một hoặc vài sản phẩm công nghệ vào vận hành cửa hàng, Rosier đã “chuyển mình” toàn diện bằng cách áp dụng nhiều giải pháp công nghệ của iPOS.vn cùng lúc. Chị có thể chia sẻ một vài trải nghiệm khi đồng bộ hệ thống bằng công nghệ không?
Tuy là một thương hiệu còn trẻ, Rosier đã xây dựng được một quy trình phục vụ chuyên nghiệp và phù hợp với đối tượng khách hàng trẻ hiện đại của thương hiệu. Việc nhân viên lúng túng, nhầm món nhầm bàn, tính tiền sai, thiếu món... trong giờ cao điểm là điều khó tránh khỏi trong kinh doanh F&B. Tuy nhiên, tại Rosier những sai sót như vậy đã được hạn chế tối đa, gần như là không có. Rosier đã áp dụng phần mềm iPOS FABi và website đặt hàng iPOS WebOrder để quản lý bán hàng trên cả nền tảng online và offline. Tuy đã có mặt trên tất cả các app đặt đồ ăn phổ biến, nhưng Rosier vẫn kết nối Grab trên website đặt hàng riêng để ngay cả khi hệ thống app quá tải, khách hàng vẫn có thêm lựa chọn để gọi đồ.
Sau hơn 1 năm phát triển, Rosier đã có đầy đủ nhân sự phụ trách Kế toán, Kho, Nhân sự hay Marketing bài bản, nhưng đội ngũ sáng lập vẫn chủ trương sử dụng song song phần mềm để hỗ trợ công việc cho các bạn. Ví dụ, phần mềm kế toán iPOS Accounting và phần mềm quản lý kho iPOS Inventory có thể hỗ trợ bạn kế toán dễ dàng kiểm soát các phiếu thu/chi, lãi/lỗ hay tồn kho mỗi ngày nhờ đồng bộ máy POS bán hàng. Đặc biệt phải kể đến phần mềm iPOS CRM đã giúp team Marketing của Rosier quản lý và chăm sóc khách hàng. Với khách hàng mới, Rosier có thể thu hút bằng các chương trình khuyến mãi, combo, giảm giá,... còn với khách hàng cũ thân thiết, cửa hàng có thể tương tác, tạo thẻ thành viên và remarketing trên Zalo OA. Bên cạnh đó, Rosier cũng áp dụng hiệu quả cả phần mềm iPOS HRM để quản lý nhân sự, kiểm soát bảng công, lương, xếp ca,...


Trong dự tính của chị, trong vòng 1-2 năm tới, chuỗi Rosier sẽ phát triển thế nào?
“Bạn có nghĩ trong tương lai, Rosier sẽ vươn tầm quốc tế chứ?” - Câu hỏi cuối cùng bất chợt phía chị Linh khiến tôi khá bất ngờ. Thế nhưng, với những điều mà Rosier đang làm và trao tới khách hàng, tôi tin đó là một tương lai không xa!
