
Gần đây, The Coffee House đã “nối chân” những chuỗi hệ thống đồ uống đình đám như Highland Coffee, Phúc Long bắt đầu thử nghiệm và nhân rộng mô hình kiosk. Liệu đây chỉ là một giải pháp “cứu cánh” tạm thời hay hướng đi mới của The Coffee House để tiếp cận khách hàng và thúc đẩy doanh thu? Mô hình kiosk có ưu điểm gì mà được các “ông lớn” trong ngành ưa chuộng trong thời điểm này?

Mô hình kiosk
Xu hướng mạnh mẽ của ngành F&B hậu đại dịch
Sau đại dịch, các thương hiệu F&B bắt đầu thực hiện chiến lược mới để bắt nhịp kinh doanh trở lại. Trong đó, The Coffee House là một câu chuyện điển hình cho quyết định tái cấu trúc và đa dạng hóa mô hình kinh doanh để thích ứng với những thay đổi của thị trường.
The Coffee House vừa khai trương ồ ạt 8 kiosk đều là cửa hàng mini với diện tích nhỏ dưới các hình thức: xe đẩy, kiosk độc lập ở ngoài đường lớn, kiosk tích hợp với KingfoodMart - “anh em cùng nhà” Seedcom, v.v… Hệ thống này phục vụ cho nhu cầu mua mang đi và giao hàng online với menu tối giản hơn so với cửa hàng truyền thống, có định hướng "mang đến một The Coffee House thu nhỏ di động khắp Việt Nam"
Hình thức tích hợp nhiều thương hiệu vào chung một địa điểm để tối ưu hóa mặt bằng và lưu lượng khách hàng như The Coffee House và KingfoodMart trên thực tế không phải là sự kết hợp tiên phong trên thị trường. Mở đầu xu hướng này cần phải nhắc đến trùm bán lẻ - tiêu dùng Masan. Tập đoàn Masan đã từng kết hợp kiosk Phúc Long với siêu thị mini WinMart+ và nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ khách hàng.
The Coffee House vừa khai trương ồ ạt 8 kiosk đều là cửa hàng mini với diện tích nhỏ dưới các hình thức: xe đẩy, kiosk độc lập ở ngoài đường lớn, kiosk tích hợp với KingfoodMart - “anh em cùng nhà” Seedcom, v.v… Hệ thống này phục vụ cho nhu cầu mua mang đi và giao hàng online với menu tối giản hơn so với cửa hàng truyền thống, có định hướng "mang đến một The Coffee House thu nhỏ di động khắp Việt Nam"
Hình thức tích hợp nhiều thương hiệu vào chung một địa điểm để tối ưu hóa mặt bằng và lưu lượng khách hàng như The Coffee House và KingfoodMart trên thực tế không phải là sự kết hợp tiên phong trên thị trường. Mở đầu xu hướng này cần phải nhắc đến trùm bán lẻ - tiêu dùng Masan. Tập đoàn Masan đã từng kết hợp kiosk Phúc Long với siêu thị mini WinMart+ và nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ khách hàng.


Nhiều chuỗi nhà hàng cũng dấn thân vào “sân chơi” kiosk đầy tiềm năng này, trong đó thành công nhất phải nhắc đến Vua Cua. Thương hiệu này không chỉ đứng vững trong mùa dịch mà còn có sự tăng trưởng nhờ ra đời dịch vụ Vua Cua Bike - hình thức bán hàng xe lưu động chuyên chế biến cua và các loại sốt. Mô hình này cũng nhất quán với triết lý kinh doanh mà Vua Cua đã đề cập trong Shark Tank 2021 - cung cấp món ăn chất lượng cao với giá cả hợp lý vì tối ưu được chi phí mặt bằng.
Vua Cua cũng dự kiến khai trương đồng loạt 15 điểm "xe cua" tại các hệ thống siêu thị Co.opmart.

Vì sao mô hình kiosk lại được các “ông lớn”
ưa chuộng đến vậy?

Hiện nay có hai xu hướng nổi bật trong ngành F&B: Một là không gian “siêu to” để tối đa hóa trải nghiệm khách hàng, hai là không gian “siêu nhỏ” để tối đa hóa sự tiện lợi. Kiosk thuộc hướng đi thứ hai, vừa giúp thương hiệu tối ưu mô hình kinh doanh, vừa đem lại sự thuận tiện cho người tiêu dùng khi mua hàng. Luôn có một nhu cầu nhất định đối với nhóm khách hàng mua mang đi hoặc mua online, các kiosk nhỏ len lỏi các con phố có thể đáp ứng nhu cầu này nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Trước đây, các chuỗi kinh doanh F&B lớn liên tục bỏ ra số vốn “khổng lồ” để mở địa điểm mới ở các vị trí đẹp nhằm tăng mật độ xuất hiện trước khách hàng. Giờ đây, với mô hình kiosk, chỉ cần một xe đẩy nhỏ gọn, các thương hiệu lớn đã có tiềm năng phủ sóng đến từng ngõ ngách dân cư. Hơn nữa, kiosk cũng dễ mở – dễ đóng – dễ nhân rộng, phù hợp tuyệt vời với sự linh hoạt trong bối cảnh kinh doanh nhiều biến động do COVID-19.


Trong thời kỳ “sống chung với dịch” như hiện nay, phát triển mô hình kiosk với chi phí đầu tư thấp là chiến lược vô cùng đúng đắn, an toàn và thức thời. Với đặc tính nhỏ gọn, kiosk không yêu cầu thuê mặt bằng rộng rãi hay ở vị trí trung tâm, không cần mua sắm bàn ghế hay trang trí nội thất, đồng thời chỉ cần khoảng 2 đến 3 nhân viên là có thể đáp ứng được khối lượng công việc. Đối với các thương hiệu lớn như The Coffee House, khoản chi phí đầu tư cho một kiosk càng đơn giản hơn khi đã có lợi thế sẵn có như menu, công thức pha chế, quy trình vận hành, v.v…
Mô hình kiosk phục vụ bán mang đi có thể được coi là “bình oxy trợ thở” giúp duy trì doanh thu cho các chuỗi kinh doanh F&B trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp lâu dài, khi hàng quán chưa được mở tại chỗ hoặc đã cho mở lại nhưng không được phục vụ tối đa công suất. Ngay cả trong khoảng thời gian tạm thời “không có dịch”, mô hình kiosk cũng là một hình thức hỗ trợ đa dạng hóa doanh thu bằng cách “năng nhặt chặt bị”.




Kiosk chỉ là giải pháp ngắn hạnhay xu hướng của tương lai

Từng được xem là “hình mẫu” tiêu biểu trong kinh doanh chuỗi cafe tại Việt Nam, dưới những áp lực tài chính đang phải gồng gánh sau đại dịch, tại sao The Coffee House lại có quyết định thử nghiệm mô hình kiosk táo bạo này?
The Coffee House từng được giới kinh doanh F&B đánh giá là có tốc độ mở chuỗi cửa hàng nhanh đến chóng mặt. Do thị trường ngày càng đông đúc, các thương hiệu trong phân khúc cao cấp phải gia tăng sức cạnh tranh bằng cách “đổ tiền” vào những mặt bằng đẹp ở vị trí trung tâm. Việc này dẫn đến tình trạng The Coffee House mặc dù sở hữu doanh thu “khủng” nhưng thực tế vẫn lỗ nặng. Trước tình hình đó, thương hiệu buộc phải thay đổi chiến lược để mở rộng nguồn doanh thu. "Mình phải cắt giảm những thứ kém hiệu quả, chưa phù hợp để dồn lực cho những chuyển đổi mới", ông Lê Nam Bá Anh - CEO The Coffee House chia sẻ.
"Mình phải cắt giảm những thứ kém hiệu quả, chưa phù hợp để dồn lực cho những chuyển đổi mới"Ông Lê Nam Bá Anh
CEO The Coffee House chia sẻ
"Nếu chúng ta không đa dạng thêm kênh doanh thu, chúng ta sẽ dễ chết. Theo tôi, một cửa hàng có 1 hoặc 2, 3 hoặc 4 đến 5 kênh doanh thu chẳng là gì. Hoàn toàn không nhiều! Tôi luôn yêu cầu các team của mình cần phải ‘nhiều+1’, luôn tư duy làm sao để có thêm nguồn doanh thu mới.", chuyên gia Nguyễn Phi Vân cho biết tại một hội thảo về nhượng quyền hồi năm ngoái. Mô hình kiosk được đánh giá là “đáp số” cho bài toán mở rộng kênh doanh thu cho các thương hiệu F&B hiện nay. Theo ông Hoàng Tùng - Founder thương hiệu Pizza Home và chuyên gia thương hiệu F&B: “Với mô hình kiosk hay xe đẩy, các thương hiệu F&B có thể tiếp cận đông đảo khách hàng và mở rộng nguồn doanh thu với chi phí ít hơn, triển khai bán hàng nhanh hơn. Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của COVID-19, thói quen gọi mang về của khách hàng ngày càng phổ biến thì hướng đi mở rộng theo kiosk là an toàn và hiệu quả. Đó cũng là hướng đi mà các ông lớn đang lựa chọn và tôi đánh giá rằng mô hình kiosk có đủ sức mạnh và tầm ảnh hưởng để làm thay đổi bộ mặt ngành F&B trong tương lai.”
“Với mô hình kiosk hay xe đẩy, các thương hiệu F&B có thể tiếp cận đông đảo khách hàng và mở rộng nguồn doanh thu với chi phí ít hơn, triển khai bán hàng nhanh hơn.”Ông Hoàng Tùng
Founder thương hiệu Pizza Home

Việc các chuỗi thương hiệu đình đám trong ngành F&B ồ ạt mở kiosk là minh chứng cho thấy mô hình này không chỉ còn là giải pháp nhất thời mà đã trở thành xu hướng thiết yếu sau đại dịch và trong thời gian tới. Không chỉ các “ông lớn”, các quán cafe vừa và nhỏ hiện nay cũng hoàn toàn có thể thử nghiệm mô hình kiosk để đa dạng hóa nguồn doanh thu cho thương hiệu của mình.
Bài viết tiêu điểm

Gần đây, The Coffee House đã “nối chân” những chuỗi hệ thống đồ uống đình đám như Highland Coffee, Phúc Long bắt đầu thử nghiệm và nhân rộng mô hình kiosk. Liệu đây chỉ là một giải pháp “cứu cánh” tạm thời hay hướng đi mới của The Coffee House để tiếp cận khách hàng và thúc đẩy doanh thu? Mô hình kiosk có ưu điểm gì mà được các “ông lớn” trong ngành ưa chuộng trong thời điểm này?

Mô hình kiosk
Xu hướng mạnh mẽ của ngành F&B hậu đại dịch

Sau đại dịch, các thương hiệu F&B bắt đầu thực hiện chiến lược mới để bắt nhịp kinh doanh trở lại. Trong đó, The Coffee House là một câu chuyện điển hình cho quyết định tái cấu trúc và đa dạng hóa mô hình kinh doanh để thích ứng với những thay đổi của thị trường.
The Coffee House vừa khai trương ồ ạt 8 kiosk đều là cửa hàng mini với diện tích nhỏ dưới các hình thức: xe đẩy, kiosk độc lập ở ngoài đường lớn, kiosk tích hợp với KingfoodMart - “anh em cùng nhà” Seedcom, v.v… Hệ thống này phục vụ cho nhu cầu mua mang đi và giao hàng online với menu tối giản hơn so với cửa hàng truyền thống, có định hướng "mang đến một The Coffee House thu nhỏ di động khắp Việt Nam"
Hình thức tích hợp nhiều thương hiệu vào chung một địa điểm để tối ưu hóa mặt bằng và lưu lượng khách hàng như The Coffee House và KingfoodMart trên thực tế không phải là sự kết hợp tiên phong trên thị trường. Mở đầu xu hướng này cần phải nhắc đến trùm bán lẻ - tiêu dùng Masan. Tập đoàn Masan đã từng kết hợp kiosk Phúc Long với siêu thị mini WinMart+ và nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ khách hàng.
The Coffee House vừa khai trương ồ ạt 8 kiosk đều là cửa hàng mini với diện tích nhỏ dưới các hình thức: xe đẩy, kiosk độc lập ở ngoài đường lớn, kiosk tích hợp với KingfoodMart - “anh em cùng nhà” Seedcom, v.v… Hệ thống này phục vụ cho nhu cầu mua mang đi và giao hàng online với menu tối giản hơn so với cửa hàng truyền thống, có định hướng "mang đến một The Coffee House thu nhỏ di động khắp Việt Nam"
Hình thức tích hợp nhiều thương hiệu vào chung một địa điểm để tối ưu hóa mặt bằng và lưu lượng khách hàng như The Coffee House và KingfoodMart trên thực tế không phải là sự kết hợp tiên phong trên thị trường. Mở đầu xu hướng này cần phải nhắc đến trùm bán lẻ - tiêu dùng Masan. Tập đoàn Masan đã từng kết hợp kiosk Phúc Long với siêu thị mini WinMart+ và nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ khách hàng.

Nhiều chuỗi nhà hàng cũng dấn thân vào “sân chơi” kiosk đầy tiềm năng này, trong đó thành công nhất phải nhắc đến Vua Cua. Thương hiệu này không chỉ đứng vững trong mùa dịch mà còn có sự tăng trưởng nhờ ra đời dịch vụ Vua Cua Bike - hình thức bán hàng xe lưu động chuyên chế biến cua và các loại sốt. Mô hình này cũng nhất quán với triết lý kinh doanh mà Vua Cua đã đề cập trong Shark Tank 2021 - cung cấp món ăn chất lượng cao với giá cả hợp lý vì tối ưu được chi phí mặt bằng.
Vua Cua cũng dự kiến khai trương đồng loạt 15 điểm "xe cua" tại các hệ thống siêu thị Co.opmart.

Vì sao mô hình kiosk lại được các “ông lớn”
ưa chuộng đến vậy?

Hiện nay có hai xu hướng nổi bật trong ngành F&B: Một là không gian “siêu to” để tối đa hóa trải nghiệm khách hàng, hai là không gian “siêu nhỏ” để tối đa hóa sự tiện lợi. Kiosk thuộc hướng đi thứ hai, vừa giúp thương hiệu tối ưu mô hình kinh doanh, vừa đem lại sự thuận tiện cho người tiêu dùng khi mua hàng. Luôn có một nhu cầu nhất định đối với nhóm khách hàng mua mang đi hoặc mua online, các kiosk nhỏ len lỏi các con phố có thể đáp ứng nhu cầu này nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Trước đây, các chuỗi kinh doanh F&B lớn liên tục bỏ ra số vốn “khổng lồ” để mở địa điểm mới ở các vị trí đẹp nhằm tăng mật độ xuất hiện trước khách hàng. Giờ đây, với mô hình kiosk, chỉ cần một xe đẩy nhỏ gọn, các thương hiệu lớn đã có tiềm năng phủ sóng đến từng ngõ ngách dân cư. Hơn nữa, kiosk cũng dễ mở – dễ đóng – dễ nhân rộng, phù hợp tuyệt vời với sự linh hoạt trong bối cảnh kinh doanh nhiều biến động do COVID-19.

Trong thời kỳ “sống chung với dịch” như hiện nay, phát triển mô hình kiosk với chi phí đầu tư thấp là chiến lược vô cùng đúng đắn, an toàn và thức thời. Với đặc tính nhỏ gọn, kiosk không yêu cầu thuê mặt bằng rộng rãi hay ở vị trí trung tâm, không cần mua sắm bàn ghế hay trang trí nội thất, đồng thời chỉ cần khoảng 2 đến 3 nhân viên là có thể đáp ứng được khối lượng công việc. Đối với các thương hiệu lớn như The Coffee House, khoản chi phí đầu tư cho một kiosk càng đơn giản hơn khi đã có lợi thế sẵn có như menu, công thức pha chế, quy trình vận hành, v.v…

Mô hình kiosk phục vụ bán mang đi có thể được coi là “bình oxy trợ thở” giúp duy trì doanh thu cho các chuỗi kinh doanh F&B trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp lâu dài, khi hàng quán chưa được mở tại chỗ hoặc đã cho mở lại nhưng không được phục vụ tối đa công suất. Ngay cả trong khoảng thời gian tạm thời “không có dịch”, mô hình kiosk cũng là một hình thức hỗ trợ đa dạng hóa doanh thu bằng cách “năng nhặt chặt bị”.



Kiosk chỉ là giải pháp ngắn hạnhay xu hướng của tương lai
Từng được xem là “hình mẫu” tiêu biểu trong kinh doanh chuỗi cafe tại Việt Nam, dưới những áp lực tài chính đang phải gồng gánh sau đại dịch, tại sao The Coffee House lại có quyết định thử nghiệm mô hình kiosk táo bạo này?
The Coffee House từng được giới kinh doanh F&B đánh giá là có tốc độ mở chuỗi cửa hàng nhanh đến chóng mặt. Do thị trường ngày càng đông đúc, các thương hiệu trong phân khúc cao cấp phải gia tăng sức cạnh tranh bằng cách “đổ tiền” vào những mặt bằng đẹp ở vị trí trung tâm. Việc này dẫn đến tình trạng The Coffee House mặc dù sở hữu doanh thu “khủng” nhưng thực tế vẫn lỗ nặng. Trước tình hình đó, thương hiệu buộc phải thay đổi chiến lược để mở rộng nguồn doanh thu. "Mình phải cắt giảm những thứ kém hiệu quả, chưa phù hợp để dồn lực cho những chuyển đổi mới", ông Lê Nam Bá Anh - CEO The Coffee House chia sẻ.

"Mình phải cắt giảm những thứ kém hiệu quả, chưa phù hợp để dồn lực cho những chuyển đổi mới"Ông Lê Nam Bá Anh
CEO The Coffee House chia sẻ
"Nếu chúng ta không đa dạng thêm kênh doanh thu, chúng ta sẽ dễ chết. Theo tôi, một cửa hàng có 1 hoặc 2, 3 hoặc 4 đến 5 kênh doanh thu chẳng là gì. Hoàn toàn không nhiều! Tôi luôn yêu cầu các team của mình cần phải ‘nhiều+1’, luôn tư duy làm sao để có thêm nguồn doanh thu mới.", chuyên gia Nguyễn Phi Vân cho biết tại một hội thảo về nhượng quyền hồi năm ngoái. Mô hình kiosk được đánh giá là “đáp số” cho bài toán mở rộng kênh doanh thu cho các thương hiệu F&B hiện nay. Theo ông Hoàng Tùng - Founder thương hiệu Pizza Home và chuyên gia thương hiệu F&B: “Với mô hình kiosk hay xe đẩy, các thương hiệu F&B có thể tiếp cận đông đảo khách hàng và mở rộng nguồn doanh thu với chi phí ít hơn, triển khai bán hàng nhanh hơn. Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của COVID-19, thói quen gọi mang về của khách hàng ngày càng phổ biến thì hướng đi mở rộng theo kiosk là an toàn và hiệu quả. Đó cũng là hướng đi mà các ông lớn đang lựa chọn và tôi đánh giá rằng mô hình kiosk có đủ sức mạnh và tầm ảnh hưởng để làm thay đổi bộ mặt ngành F&B trong tương lai.”
“Với mô hình kiosk hay xe đẩy, các thương hiệu F&B có thể tiếp cận đông đảo khách hàng và mở rộng nguồn doanh thu với chi phí ít hơn, triển khai bán hàng nhanh hơn.”Ông Hoàng Tùng
Founder thương hiệu Pizza Home

Việc các chuỗi thương hiệu đình đám trong ngành F&B ồ ạt mở kiosk là minh chứng cho thấy mô hình này không chỉ còn là giải pháp nhất thời mà đã trở thành xu hướng thiết yếu sau đại dịch và trong thời gian tới. Không chỉ các “ông lớn”, các quán cafe vừa và nhỏ hiện nay cũng hoàn toàn có thể thử nghiệm mô hình kiosk để đa dạng hóa nguồn doanh thu cho thương hiệu của mình.
Bài viết tiêu điểm