Bài toán kinh doanh bánh mì đã được giải mã thành công bởi nhiều thương hiệu chuỗi bánh mì nổi tiếng như Bami Việt Nam, Bánh mì Dân Tổ,… Tuy nhiên, nhiều người mới khởi nghiệp muốn bán bánh mì nhưng lại băn khoăn không biết phải chuẩn bị những gì và làm sao để đông khách? Đừng lo lắng, vì iPOS.vn sẽ tổng hợp từ A đến Z kinh nghiệm mở tiệm bánh mì trong bài viết dưới đây, cùng đón đọc và tích lũy kinh nghiệm cho mình bạn nhé!
Với những bạn sinh viên, người mới đi làm hay nhà đầu tư “tay trắng”, số vốn vài triệu đồng là vô cùng quý giá. Tuy nhiên, con số ít ỏi ấy khó có thể thực hiện được một thương vụ đầu tư nào, kể cả trong ngành hàng đa dạng sản phẩm kinh doanh như F&B. Thế nhưng, chỉ cần ngần ấy vốn là bạn có thể bắt tay ngay vào kinh doanh bánh mì mà vẫn có thể kiếm được kha khá khoản lời rồi đấy! Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

Nội dung
1. Bán bánh mì cần chuẩn bị những gì?
Nếu so với mở nhà hàng, quán cà phê hay trà sữa, bán bánh mì sẽ dễ dàng hơn nhiều. Về cơ bản, hình thức kinh doanh này cần ít vốn đầu tư trang thiết bị, linh động mặt bằng và có tập khách hàng đa dạng. Thế nhưng với số vốn vài triệu đồng khởi điểm, bạn cần chuẩn bị và hoạch định mọi khoản mục thật rõ ràng để đảm bảo công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi.

- Hình thức kinh doanh là điều tiên quyết bạn cần xác định rõ ngay từ đầu. Kinh doanh bánh mì cũng có nhiều kiểu bán và nhiều đối tượng khách hàng. Bạn có thể bán online cho đối tượng dân công sở, người bận rộn,… Bạn cũng có thể bán offline cạnh cổng trường, hẻm gần nhà, các khu chung cư cho đối tượng học sinh, sinh viên… Hoặc đơn giản hơn nữa khi bạn làm văn phòng, đó là lên thực đơn rồi bán hàng luôn cho đồng nghiệp trong công ty.
- Loại hình sản phẩm là điều tiếp theo bạn cần cân nhắc. Bán bánh mì thì có bánh mì trứng, bánh mì bột lọc, bánh mì thịt nướng, bánh mì doner… Bạn chỉ nên tập trung bán từ 3 đến 4 loại bánh mì cùng lúc, vừa để dễ nguyên liệu lại vừa tiết kiệm chi phí nhiều loại thiết bị khác nhau.
- Phương tiện bán hàng hoàn hảo nhất để bán bánh mì với số vốn ít ỏi là xe bán bánh mì hoặc tủ kính nhỏ. Thường thì trên thị trường hiện nay, loại xe bánh mì inox đang phổ biến và tiết kiệm chi phí nhất. Chỉ cần biết cách để “tân trang” cho chiếc xe đẩy của mình, xe bán bánh mì cũng có thể trở thành điểm nhấn thu hút khách hàng ghé quán bạn.
- Thực đơn hấp dẫn và sáng tạo là yếu tố quan trọng giúp quán thu hút những vị khách đầu tiên và biến họ trở thành “khách quen” sau này. Nguyên liệu thì có thể phổ thông, nhưng hương vị thì nên “biến tấu” để tạo sự khác biệt. Bạn có thể khéo léo pha chế công thức nước sốt, hoặc ngẫu hứng kết hợp các topping khác nhau để tạo nên một thực đơn hoàn hảo.
2. Bán bánh mì cần chọn địa điểm thế nào?
Bánh mì là món ăn lót dạ có thể bán “cháy hàng” đặc biệt vào buổi sáng sớm và chiều tối. Vì vậy, địa điểm bán bánh mì nên gần khu dân cư, văn phòng hoặc trường học. Nếu chọn địa điểm tại khu vực công trường hay xí nghiệp để tiếp cận đối tượng công nhân thì khá khó bán. Bởi họ thường sẽ chọn ăn cơm, xôi hoặc hủ tiếu để có thể no lâu hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thuê mặt bằng tại những địa điểm dân sinh, có tập trung khu vực hàng quán hoặc điểm bán hàng để tránh cảnh sát cơ động “hỏi thăm” và làm khó sau này.

Bán bánh mì online thì đơn giản hơn vì bạn không cần quá lo lắng về thuê mặt bằng bán hàng. Tuy nhiên, hãy thiết lập những “địa điểm online” của tiệm bánh mì trên fanpage, trang cá nhân hoặc trên các ứng dụng đặt món để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng nhé.
3. Bán bánh mì cần bao nhiêu vốn khởi điểm?
Rất khó để có thể đưa ra một con số chính xác về vốn khởi điểm bán bánh mì. Lý do bởi, mỗi hình thức kinh doanh bánh mì lại tốn kém những khoản chi khác nhau. Trong đó:
- Quán bánh mì online: khoảng từ 1 – 5 triệu VNĐ (tập trung khoản chi vào máy nướng bánh mì và nguyên liệu làm bánh).
- Quán bánh mì lưu động (xe đẩy bánh mì): khoảng từ 6 – 10 triệu VNĐ (tập trung khoản chi vào xe bán bánh mì, thiết bị nướng bánh và nguyên vật liệu làm bánh).
- Quán bánh mì offline (diện tích nhỏ): khoảng từ 10 – 15 triệu VNĐ (tập trung khoản chi vào phí mặt bằng, thiết bị và nguyên vật liệu làm bánh).
- Quán bánh mì nhượng quyền: khoảng từ 20 – 50 triệu VNĐ (tập trung khoản chi vào phí mặt bằng, phí sang nhượng, phí đào tạo, phí nguyên vật liệu làm bánh).

Tuy nhiên nhìn chung, so với các hình thức kinh doanh F&B khác thì mở tiệm bánh mì vẫn là phương án cần ít vốn khởi điểm nhất. Và chỉ cần bạn kinh doanh đúng chiến lược, bạn hoàn toàn có thể bỏ ra 1 đồng vốn mà vẫn thu về 4 đồng lời.
4. Bán bánh mì cần chuẩn bị tâm lý thế nào?
Bán bánh mì hay kinh doanh bất cứ mặt hàng nào cũng vậy, bạn cần vững vàng tâm lý trước mọi tình huống có thể xảy ra.
Không phải ai cũng buôn may bán đắt ngay từ buổi khai trương đầu tiên. “Ế hàng”, không có khách là điều khá bình thường, và bạn cần chuẩn bị sẵn tâm lý nếu buôn bán ế ẩm. Có thể do thời tiết, thời điểm bán hàng,… mà quán bạn không có khách. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì các nguyên liệu làm bánh mì thường có thể bảo quản để bán được vào ngày hôm sau. Cách tốt nhất để tránh “bán ế” trong ngày đầu tiên là vận dụng tốt các mối quan hệ thân quen, đồng nghiệp cũ, hàng xóm… để nhận được sự ủng hộ ban đầu.

Tiếp đến, bạn đừng quá hụt hẫng khi gặp phải sự cạnh tranh, và thậm chí là mâu thuẫn nhỏ với những người bán hàng xung quanh. Dù không bán cùng một sản phẩm, nhưng họ vẫn luôn có muôn vàn lý do để gây khó dễ, “ma cũ nạt ma mới” với bạn. Lúc này, hãy cố gắng ngoại giao thật tốt, tạo thiện cảm ngay từ ban đầu để làm quen với những “hàng xóm” xung quanh. Và biết đâu, họ cũng có thể trở thành những người cố vấn cho bạn những lời khuyên bán hàng hữu ích.
Nếu bán bánh mì vỉa hè, bạn cần sẵn sàng tâm lý nếu cảnh sát… bỗng dưng tịch thu đồ đạc. Đây là lúc bạn cần “mánh khóe” hỗ trợ từ những người bán hàng xung quanh và tham khảo họ cách “làm luật” trước với đơn vị quản lý cấp phường.
Xem thêm: 6 “điểm chết” khi lựa chọn sai mặt bằng kinh doanh F&B
Kinh doanh bánh mì có thể nói là hình thức nhanh thu hồi vốn nhất thời điểm hiện tại. Nếu có chiến lược đúng đắn, từ một xe đẩy bánh mì nhỏ thôi, bạn hoàn toàn phát triển được lên mở cửa hàng, rồi từ đó mở chuỗi để phủ thương hiệu. Hi vọng với các kinh nghiệm chia sẻ phía trên, bạn có thể bắt tay ngay vào bán bánh mì từ 1 triệu đồng vốn và thu được 4 triệu đồng lời nhanh chóng.
Cùng tham khảo một số phần mềm để vận hành kinh doanh trơn tru hơn nhé!