
Haochi, theo phiên âm chính xác tiếng Hoa là “Hảo chư”, dịch nghĩa tiếng Việt là “Ăn ngon”. Đây cũng là lời nhận xét mà tôi phải thốt lên trong lần đầu tiên được bạn dẫn đến ăn tại Haochi. Mỗi món ăn đều toát lên sự hấp dẫn từ hình thức bày biện cho tới hương vị đặc trưng, đặc biệt Haochi có tới gần 50 món dimsum đủ loại hấp, chiên, xào, cuốn,... có thể làm thỏa lòng ngay cả những tín đồ ẩm thực Đài Loan khó tính nhất.
Thật may mắn, trong bữa ăn đó tôi lại được gặp anh Nhật Nguyễn - COO của Haochi Dimsum Taipei - khi đang tận tình training thực tế cho một nhân viên phục vụ mới. Cuộc trò chuyện những người có chung sở thích văn hóa, phim ảnh, ẩm thực Đài Loan như chúng tôi diễn ra thân tình tựa như hai người bạn cũ lâu ngày gặp lại , và đó cũng là một dịp đặc biệt để tôi được nghe người “thuyền trưởng” của Haochi Dimsum Taipei chia sẻ thêm nhiều điều thú vị về thương hiệu…



Giữa rất nhiều phong cách ẩm thực Đông - Tây khác nhau, cơ duyên nào đã đưa anh biết tới món dimsum nói riêng và ẩm thực Đài Loan nói chung, cũng như quyết định thành lập chuỗi nhà hàng Haochi Dimsum Taipei?
Trước khi bắt tay kinh doanh nhà hàng, mình có một thời gian dài làm xưởng sản xuất dimsum. Quãng thời gian ấy giúp mình hiểu cặn kẽ về cách chế biến dimsum, nắm được thị hiếu của khách hàng với món ăn này, đồng thời được tiếp cận và nghiên cứu về thị trường F&B chi tiết hơn. Bên cạnh đó, vào thời điểm 2020 những quán ăn, nhà hàng đi theo concept ẩm thực Đài Loan cũng đang rất hot. Vậy nên sau khi chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt thì mình “chớp” ngay cơ hội để bắt đầu mở chi nhánh Haochi Dimsum Taipei đầu tiên.



Ẩm thực Đài Loan có điểm độc đáo hay đặc trưng gì không? Giữa ẩm thực Việt Nam và ẩm thực Đài Loan, anh cảm thấy có những nét giống và khác nhau như thế nào?
Nhìn chung, do lịch sử phát triển lâu đời chịu ảnh hưởng về văn hóa lẫn nhau nên ẩm thực Việt Nam và ẩm thực Đài Loan có rất nhiều nét tương đồng. Người Việt có thể dễ dàng tiếp nhận và thưởng thức ẩm thực Đài Loan mà không gặp sự bài xích quá lớn về khẩu vị. Tất nhiên, bên cạnh điểm giống nhau thì hai phong cách ẩm thực cũng có đôi nét khác biệt bởi thói quen ăn uống và khí hậu đặc trưng của hai vùng. Món Đài thường dùng các gia vị truyền thống đậm đà hơn một chút so với món Việt, ví dụ như món cay sẽ cay đậm hơn hoặc món ngọt sẽ ngọt sắc hơn,...



Vậy làm thế nào để anh và Haochi Dimsum Taipei dung hòa được sự khác biệt ấy cho hợp khẩu vị người Việt, đồng thời vẫn giữ được những nét đặc trưng của ẩm thực xứ Đài?
Tất nhiên, để định lượng chính xác nên cho gia vị hay ướp hương liệu theo tỷ lệ nào thì bộ phận nghiên cứu sản phẩm, bộ phận bếp của Haochi cũng đã mất kha khá thời gian thử nghiệm. Mỗi món ăn mới được làm ra sẽ trải qua quá trình test thử bởi chính mình, các đầu bếp, các nhân viên, người quen, các khách hàng thân thiết và các khách hàng ngẫu nhiên. Chỉ khi món ăn đó vượt qua vòng thử nghiệm này và nhận về phần lớn phản hồi đều là ăn vừa miệng thì mới được đưa vào menu, còn không sẽ tiếp tục nghiên cứu và cải tiến thêm.



Trên thị trường Hà Nội không thiếu những thương hiệu đồ ăn Trung Hoa, Đài Loan đã kinh doanh rất thành công và có chỗ đứng vững chắc. Là một thương hiệu thành lập sau, Haochi Dimsum Taipei nhận thấy bản thân có những lợi thế và thách thức gì khi so với các tên tuổi đi trước?
Đó là rào cản đầu tiên ngăn khách hàng tiếp cận và thưởng thức món ăn này, nhưng đồng thời cũng mở ra một lối đi phù hợp khác cho Haochi. Với mức giá trung bình chỉ ở tầm 70.000 đồng cho 1 xửng dimsum nhưng chất lượng thì hoàn toàn đảm bảo, khách hàng đến với Haochi có thể là bất kỳ ai và không bị giới hạn quá nhiều về mặt tài chính: sinh viên, người đi làm, dân văn phòng, công ty liên hoan, cả gia đình cùng đi ăn,...
Tất nhiên vẫn sẽ có sự so sánh giữa Haochi và các thương hiệu khác, nhưng là người đi sau, Haochi tin rằng mình sẽ có được những bài học bổ ích và những kinh nghiệm đáng giá từ những tên tuổi lớn hơn để từng bước hoàn thiện bản thân.



Sự lớn mạnh của chuỗi Haochi đi đôi với sự gia tăng về số lượng các cơ sở nhượng quyền của thương hiệu. Là “đầu tàu” của Haochi và cũng trực tiếp làm việc, set-up vận hành cho các chi nhánh, anh thấy có những vấn đề gì mà cả thương hiệu và đối tác nhượng quyền cần chú ý trong quá trình hợp tác?
Thứ hai, kế hoạch kinh doanh chi tiết, tỉ mỉ cũng góp phần quyết định khả năng hai bên cùng hợp tác cùng có lợi hay không. Có khi đối tác thích mô hình của mình, vốn đầu tư đã có đủ nhưng nếu kế hoạch kinh doanh của mình không thuyết phục được họ, họ không nhìn ra được cái “lãi” mà họ kỳ vọng sau 1-2 năm kinh doanh thì cũng không thể hợp tác được.
Ngoài ra không thể không nhắc tới chất lượng sản phẩm - tiền đề đầu tiên cho “cú bắt tay” của thương hiệu và đối tác nhượng quyền. Sản phẩm tốt thôi chưa đủ, sản phẩm của mình còn phải có tiềm năng phát triển và có thể khai thác tiếp trong thời gian lâu dài thì mới đảm bảo duy trì hoạt động của toàn chuỗi nhượng quyền.



Theo anh, điểm mấu chốt để các thương hiệu nhiều cơ sở như Haochi có thể nhượng quyền thành công như hiện tại là gì?
Về mặt nhân sự, Haochi đã có sẵn một chương trình training chuẩn cho mọi vị trí trong nhà hàng từ đứng bếp, phục vụ, thu ngân, order,... có thể áp dụng ngay lập tức cho đội ngũ nhân viên của các cơ sở. Trong quá trình chi nhánh đi vào hoạt động, ngoài việc kiểm tra định kỳ chất lượng phục vụ hoặc test sản phẩm ngẫu nhiên thì Haochi sẽ sắp xếp những vị khách “bí mật” tới trải nghiệm để đánh giá khách quan nhất tình hình hiện tại của chi nhánh, xem xét cần cải thiện điều gì, cần phát huy điều gì.
Hiện tại trong toàn hệ thống của Haochi đang sử dụng đồng bộ phần mềm quản lý bán hàng chuyên biệt cho ngành F&B của iPOS.vn. Phần mềm giúp Haochi và các chi nhánh dễ dàng kiểm soát tình hình kinh doanh hơn khi đưa ra những số liệu chi tiết, hệ thống báo cáo khoa học về doanh thu, chi phí, công nợ, tổng lượng khách, lãi - lỗ và tồn kho.
Ngoài ra, giải pháp quản lý nhân sự thông minh iPOS HRM của iPOS.vn cũng là lựa chọn của Haochi để theo dõi và quản lý hết lượng nhân sự đông đảo ở 10 cơ sở. Từ khi sử dụng iPOS HRM, bộ phận kế toán - hành chính của Haochi nhẹ nhàng hơn rất nhiều trong việc theo dõi chấm công hàng ngày, tính lương và thưởng phạt cho nhân viên cuối mỗi tháng và có cơ sở để đánh giá xếp loại nhân sự.



Với 10 chi nhánh khắp Hà Nội và cả ở Thanh Hóa, có thể nói Haochi đang sở hữu một lượng khách hàng đông đảo, trải rộng nhiều lứa tuổi. Vậy làm thế nào thương hiệu giữ được sự kết nối với khách hàng, cũng như có chiến lược chăm sóc phù hợp để giữ chân các “Thượng Đế?
Bằng hệ thống tích điểm thành viên của iPOS CRM, Haochi còn phân tích được những thông tin khác về khách hàng như xu hướng tiêu dùng, thói quen ăn uống của họ,... từ đó tạo nên trải nghiệm cá nhân hóa hơn cho mỗi tệp khách riêng biệt.
Trong một ngành dịch vụ nặng tính cạnh tranh như ngành F&B, nếu thương hiệu muốn tồn tại lâu dài thì phải giữ được sự kết nối với khách hàng, làm sao để khi khách hàng có nhu cầu ăn uống thì mình là cái tên đầu tiên họ nghĩ đến, như thế là đã thành công rồi. Cho đến thời điểm hiện tại, mình mong rằng sau khi đã dùng bữa ở Haochi, mỗi vị khách bước ra khỏi nhà hàng xong đều có thể vui vẻ nhận xét là: “Ăn ngon quá!”. Đó vừa là kỳ vọng, vừa là mục tiêu và cũng là thành công lớn nhất mà Haochi Dimsum Taipei đang hướng tới!


