Nội dung
1. Kinh doanh nhượng quyền (Franchise) là gì?
Kinh doanh nhượng quyền (Franchise) là hình thức một cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh một sản phẩm, một mô hình, một cách thức kinh doanh dựa trên phương pháp kinh doanh đã có trên thị trường từ trước. Cá nhân hay tổ chức nhận nhượng quyền phải trả một khoản phí nhất định theo tháng hoặc năm để duy trì hoạt động kinh doanh.

2. Các hình thức kinh doanh nhượng quyền
- Hệ thống kinh doanh: Chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo.
- Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh, chẳng hạn như công thức pha chế.
- Hệ thống thương hiệu.
- Sản phẩm/dịch vụ.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise) là hình thức nhượng quyền một mảng nào đó trong hệ thống kinh doanh. Ví dụ như nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức và tiếp thị hoặc nhượng quyền hình ảnh thương hiệu.

3. Đặc điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền
Ưu điểm
- Không tốn công xây dựng thương hiệu: Ở các thương hiệu nhượng quyền, bạn chỉ cần bỏ tiền ra mua lại thương hiệu và tiến hành kinh doanh. Bạn không cần tốn thời gian xây dựng kế hoạch kinh doanh riêng, công thức đồ ăn/uống, concept quán, menu, v.v…tất cả đã có sẵn. Ngoài ra bạn còn được hậu thuẫn cả khâu quảng bá, giới thiệu cửa hàng.
Ví dụ: Bạn mở một cửa hàng nhượng quyền Phúc Long Coffee & Tea, phần đông các khách hàng đã biết đến thương hiệu này. Khi đấy bạn chỉ cần làm tốt khâu chuẩn bị và đưa cửa hàng của mình đi vào hoạt động dưới sự hỗ trợ của công ty chính. - Công thức đồ ăn/uống, concept có sẵn: Sau khi ký xong hợp đồng kinh doanh nhượng quyền, công ty chính sẽ hỗ trợ bạn đào tạo nhân viên, cung cấp công thức chuẩn của hãng. Menu của cửa hàng cũng được đồng bộ đồ cả về chất lượng và số lượng. Ví dụ, đồ uống ở các quán Cộng Cà Phê đều giống nhau, chất lượng như nhau. Đến thiết kế quán cũng giống nhau đều là concept tái hiện lại không gian cuộc sống thời bao cấp.
- Đồng bộ trang thiết bị: Các thương hiệu kinh doanh nhượng quyền đều phải giống nhau cả về thiết bị vật dụng. Bạn sẽ được bên nhượng quyền cung cấp hoặc chỉ dẫn địa điểm mua. Không cần lo lắng rằng cần chuẩn bị những thiết bị nào? Mua ở đâu? Từ bàn ghế, cốc chén, vật trang trí cho đến hệ thống POS bán hàng, v.v… bạn sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ.

- Hỗ trợ hoạt động quảng cáo: Khi bắt đầu đi vào hoạt động, bạn sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ quảng bá cửa hàng. Cứ thế việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn khi chẳng cần tốn thời gian xây dựng thương hiệu và tập khách hàng từ con số 0.
- Hồi vốn nhanh chóng: Kinh doanh nhượng quyền là bạn đang kinh doanh trên thương hiệu người khác đã gây dựng thành công. Việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn và khả năng thu hồi vốn nhanh chóng. Trung bình bạn sẽ thu hồi vốn sau 2-3 năm nếu thị trường bình ổn.
Nhược điểm
- Hình thức dập khuôn không có sự sáng tạo: Bạn kinh doanh nhượng quyền tức là đang kinh doanh dưới tên của người khác. Từ concept trang trí, menu, giá, phong cách phục vụ, v.v…đều đồng nhất và bạn không được phép sáng tạo thêm. Dẫn đến việc bạn không có khả năng làm mới để tăng thu hút cho thương hiệu của mình.
- Chi phí đầu tư lớn: Với những thương hiệu lớn, chi phí ban đầu bỏ ra để nhận nhượng quyền khá là cao, trung bình từ 400 – 700 triệu/năm hoặc nhiều hơn. Việc huy động nguồn vốn lớn để kinh doanh nhượng quyền cũng không phải chuyện dễ dàng.
- Ảnh hưởng từ cửa hàng khác cùng chuỗi: kinh doanh cùng một hệ thống, cơ sở khác có chất lượng đồ uống không đảm bảo, bị khách hàng tẩy chay thì quán của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Không phải là thương hiệu riêng của mình: Dù có thành công đi chăng nữa thì đó cũng không phải thương hiệu của riêng bạn. Bạn không được phép thay đổi, tùy chỉnh hay có quyền hạn gì đối với thương hiệu mình đang kinh doanh.
4. Các tiêu chí khi lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền
Khả năng tài chính: Trước khi xem xét lựa chọn thương hiệu để kinh doanh nhượng quyền, bạn cần “cân đo” nguồn tài chính của mình xem sẽ phù hợp với giá của thương hiệu nào? Ví dụ bạn có số vốn 800 triệu, muốn nhượng quyền cà phê, bạn tham khảo các thương hiệu: Highlands Coffee, Milano, Lotteria v.v… sau khi khảo sát về giá nhượng quyền của các thương hiệu, bạn sẽ xác định được đâu là thương hiệu mình có thể nhận nhượng quyền.

5. Tình hình nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam
Hiện nay, tại các nước phát triển như Mỹ, Úc,… có thể dễ dàng bắt gặp trên đường phố các thương hiệu được phổ cập theo mô hình nhượng quyền. Còn đối với thị trường Việt Nam, nhượng quyền thương mại còn khá non trẻ. Chính vì vậy, những luật lệ về nhượng quyền thương hiệu, cách thức công ty tư vấn, hỗ trợ dành cho kinh doanh nhượng quyền còn đơn giản.

6. Vậy nên hay không nên kinh doanh nhượng quyền?
Nếu bạn là người mới bắt đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng thương hiệu hay am hiểu về thị trường. Bạn chỉ đang muốn thử sức kinh doanh, thì lựa chọn kinh doanh nhượng quyền sẽ là giải pháp an toàn. Ngoài ra, nếu bạn đầy tham vọng và mong muốn làm chủ một thương hiệu riêng. Nếu có đầy đủ nguồn lực như tài chính, kinh nghiệm quản lý, đội ngũ hỗ trợ, v.v… Bạn hoàn toàn có thể xây dựng một thương hiệu của riêng mình.
