Có nên góp vốn kinh doanh với người nhà hay không luôn là một vấn đề khiến các chủ kinh doanh F&B băn khoăn. Việc góp vốn kinh doanh vốn đã nhiều vấn đề, huống chi đây lại còn góp vốn kinh doanh với người nhà, chắc chắn sẽ không thiếu những lúc “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Bài viết dưới đây sẽ giúp các chủ quán đưa ra quyết định dễ dàng hơn khi gặp vấn đề này. Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung
1. Lợi ích và trở ngại của việc góp vốn kinh doanh nhà hàng
1.1. Lợi ích
Mở nhà hàng cần khoản vốn ban đầu khá nhiều, do đó khi có nhiều thành viên cùng thành lập nhà hàng thì lợi ích ban đầu là nguồn tài chính sẽ bớt phải lo lắng hơn. Không chỉ vậy, việc hợp tác với nhau sẽ giúp bổ sung kỹ năng, kinh nghiệm quản lý cho nhau. Ví dụ một người giỏi kế toán, có khả năng quản lý nhưng lại không hiểu về cách kết hợp các món ăn, với một người có khả năng đầu bếp giỏi nhưng lại thiếu kỹ năng quản lý khi cùng góp vốn có thể hỗ trợ nhau trong quá trình kinh doanh…
1.2. Trở ngại
Kinh doanh không phải lúc nào cũng suôn sẻ và “lãi mẹ đẻ lãi con”, do đó nếu mất khả năng kinh doanh thì hai hay nhiều bên rất dễ xảy ra bất đồng khi phải cùng bỏ thêm tiền để duy trì hoạt động nhà hàng. Tính cách cá nhân của từng người dễ gây xung đột trong cách quản lý, mà nếu không có cách giải quyết hay hợp tác, sẽ dễ dẫn đến nhà hàng đóng cửa, chấm dứt hoạt động.

2. Những nguyên tắc thông thường khi góp vốn làm ăn
2.1. Thỏa thuận
Cách tốt nhất để tránh được xung đột có khả năng xảy ra và điều hành tốt việc kinh doanh thì các bên cần phải thiết lập những thỏa thuận bằng văn bản ngay từ đầu. Vạch ra những điều khoản rõ ràng và cứ theo đó tuân chỉ hoạt động, nên chu đáo ghi mọi tình huống để dễ dàng hơn khi hoạt động sau này.
2.2.. Đóng góp của các bên
Khi góp vốn kinh doanh, phải ghi nhận đóng góp rõ ràng và minh bạch từ các bên. Thông thường, việc đóng góp của các bên là bằng tiền mặt hoặc một thành viên nào đó đóng góp tài sản cố định, bất động sản… Dù bằng hình thức nào cũng là sự đóng góp cho công việc kinh doanh chung và được ghi nhận bằng văn bản.
2.3. Phân chia lời lỗ
Một trong cách dễ dàng nhất để phân bổ lãi lỗ là các bên chia đều nhau, nếu có sự thỏa thuận trước. Nhưng hầu hết các bên phân bổ lãi lỗ theo tỷ lệ vốn góp. Khi hợp tác với nhau, bạn cần xem xét và thống nhất về điều này.

2.4. Quyền hạn của các bên
Hiểu đơn giản đây là việc phân chia ai quản lý, được quyền quyết định đến đâu trong quá trình điều hành nhà hàng. Càng phân chia cụ thể quyền hạn các bên thì càng khó xảy ra xung đột về cách quản lý nhà hàng hay quyền lợi. Nên tùy thuộc vào số vốn góp, kỹ năng, kiến thức của mỗi bên để phân chia quyền hạn cho chính xác và hợp lý, thúc đẩy sự phát triển của cửa hàng. Các quyền hạn không được chồng chéo lên nhau mà rõ ràng, phụ trách mỗi mảng riêng để tránh gây xung đột.
Xem thêm: Có nên “khởi nghiệp” kinh doanh ăn uống vào thời điểm này hay không?
2.5. Chấp nhận người mới
Nếu kinh doanh thuận lợi thì yên tâm nhưng khi nhà hàng gặp khó, phải mở cửa cho đối tác mới có tiềm lực tài chính và kỹ năng quản lý cùng chung sức. Vì thế bạn cần có các quy định cho việc này, như chấp nhận thêm bao nhiêu thành viên, số vốn góp, quyền lợi, nghĩa vụ… Quy định này cũng nhằm chống một thành viên nào đó muốn thâu tóm nhà hàng. Phương pháp chung trong việc chấp nhận thành viên mới là các thành viên cũ phải biểu quyết theo đa số.
2.6. Rút vốn
Đôi khi một số thành viên vì lý do nào đó muốn bán cổ phần hay rút vốn khỏi nhà hàng. Cần lường trước điều này để tránh làm cho nhà hàng bị sụp đổ do dòng tiền dùng để kinh doanh bị rút đi đột ngột. Do đó, cần có quy định cụ thể trong trường hợp này, như cần thông báo trước bao lâu, ai sẽ mua lại cổ phần của thành viên đó với giá bao nhiêu, kể cả cần quy định cho người thừa kế cổ phần đó nếu một khi người sở hữu cổ phần trong nhà hàng qua đời…

2.7. Giải quyết tranh chấp
Tranh chấp là điều vẫn có thể xảy ra dù đã có thỏa thuận kinh doanh ràng buộc nhau. Do đó, hãy phác thảo những dự báo cho các giải pháp giải quyết xung đột nếu có. Một cách dễ dàng và hữu hiệu nhất là mời bên thứ ba có uy tín và quyền lực để trung hòa các tranh chấp trong nhà hàng, nếu như không muốn giải quyết bằng con đường tòa án.
2.8. Cần có luật sư
Nếu như bạn và nhà đồng sáng lập không có khả năng xây dựng các quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên góp vốn trong nhà hàng, hãy thuê luật sư thực hiện điều đó. Thuê luật sư có khi phải tốn số tiền không nhỏ nhưng đổi lại, bạn sẽ yên tâm kinh doanh vì có luật pháp công minh với những điều khoản rõ ràng.
3. Vậy có nên góp vốn làm ăn với người nhà?
Từ xưa đến giờ, chủ đề chọn người cùng làm ăn, góp vốn thường gian nan phức tạp. Có một số quan điểm cho rằng làm ăn trước tiên nên chọn người nhà vì có thể tin tưởng được, không sợ bị lừa đảo như góp vốn với người xa lạ. Nhưng thực tế đã chứng minh, góp vốn với người nhà kỳ thực mới là khó xử, ví dụ cụ thể như câu chuyện của chị Bích (tên nhân vật đã được thay đổi) dưới đây.
Khi có ý định ra kinh doanh riêng, chị Bích không đủ vốn để mở nhà hàng một mình nên đã quyết định rủ vợ chồng em gái ruột cùng làm. Chị Bích góp 60%, vợ chồng em gái góp 40%, cả ba người cùng làm full-time tại quán lẩu nướng đó, em gái chị đứng bếp nấu chính, hàng ngày lo đi chợ mua đồ cho nhà bếp còn chị lo khách khứa, quán xuyến cửa hàng, em rể thì chạy đi chạy lại trông xe, phục vụ bê đồ và đi ship đơn.

Mọi chuyện êm xuôi chưa được bao lâu thì xảy ra trục trặc, chị Bích thường xuyên phát hiện ra em rể mỗi lần đi ship đơn cho khách thì thường thu phí ship chênh lên một hai chục, có khách phàn nàn lại về quán là tiền ship cao hơn thỏa thuận ban đầu, nhưng cũng có khách không nói gì cả và cũng không đặt món lần nào nữa. Về phần em gái chị hàng ngày đi chợ thì có kê khai tiền mua đồ khống lên để rút lõi tiền chợ, chị Bích có biết nhưng nghĩ chẳng đáng bao nhiêu hơn nữa nó lại là em gái mình nên thôi bỏ qua. Nhưng chuyện rút lõi ngày càng lớn, món nào cũng kê khai gian lận và số tiền rất vô lý. Đã có đôi lần chị Bích nói bóng nói gió thì em chị giảm bớt được vài hôm, sau lại đâu vào đó.
Những chuyện như gia đình chị Bích gặp phải là không hiếm, nhất là khi người Việt Nam nói chung phần lớn đều quan niệm làm ăn với người nhà tốt hơn, phải dành cơ hội kiếm tiền cho người trong gia đình, người quen biết trước. Chính thói quen cả nể, không minh bạch tài chính, không căn cơ chính xác từng đồng đã dẫn tới sự hao hụt, lỗ vốn, rồi gây bất hòa, mâu thuẫn trong gia đình.
Vì vậy, dù là với người ngoài hay người nhà, chủ kinh doanh cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định hợp tác. Ngoài việc là người thân thiết, bạn cần phải dựa theo các yếu tố như năng lực, độ trung thực, minh bạch trong kinh doanh để hai bên cùng có lợi, tránh những trường hợp làm ăn lươn lẹo chỉ lo dốc đầy túi mình.

Người xưa có câu nói, mất lòng trước được lòng sau, theo quan điểm của người viết, một khi đã dính tới chuyện tiền nong, làm ăn thì dù là người nhà hay người ngoài cũng cần sự minh bạch, chính xác. Nếu chúng ta không trực tiếp làm được thì có thể sử dụng các công cụ làm việc đó thay mình, ví dụ như là dùng phần mềm quản lý bán hàng để giám sát, quản lý, định lượng sẵn nguyên vật liệu, cập nhật tiền hàng từng phút từng giờ,… Đừng tự đẩy mình vào tình huống khó xử rồi đứng giữa ranh giới giữa mất người thân hoặc mất tiền bạc vốn liếng.
Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau để vận hành nhà hàng thật trơn tru nhé!
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay