Phải đến khi thực sự bắt tay vào việc mở một quán cà phê, quán ăn nhỏ người ta mới thấy được những khó khăn nằm ngay từ những bước bắt đầu. Để phát triển thành chuỗi lại cả là một câu chuyện đằng sau. Những gì chúng ta nhìn thấy có lẽ chỉ là phần nổi của một tảng băng. Vậy kinh doanh nhà hàng, quán ăn có “một vốn, bốn lời” như người ta nói. Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu ngay tại bài viết sau.
Nội dung
1. Thị trường ăn uống tiềm năng
Tính đến hiện nay cả nước ta có trên 500,000 cửa hàng dịch vụ ăn uống với đầy đủ mô hình từ bình dân đến cao cấp. Điều đó cho thấy, ngành dịch vụ ăn uống ở nước ta đang phát triển thịnh vượng nhưng cùng với đó là sức ép cạnh tranh vô cùng lớn. Thực tế cho thấy không ít nhà hàng phải đóng cửa trên cuộc đua đầy khốc liệt này.
Việc mỗi năm số lượng nhà hàng ăn uống mở mới nhiều hơn dẫn đến thị trường bị thu hẹp, trong khi người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính hơn cho việc chi trả cho vấn đề ăn uống. Nhu cầu cơ bản như ăn no và ăn ngon của khách hàng còn phải đi cùng với giá cả hợp lý, dịch vụ tốt,…
Còn đối với các nhà hàng, chuỗi lớn sau bước khởi đầu thành công, họ thường gặp những khó khăn trong việc duy trì lòng trung thành của khách hàng. Do đặc tính của người Việt thường “cả thèm chóng chán” nên họ thường bị lôi kéo bởi những nhà hàng mới mở.
Thực tế, khi mở nhà hàng ăn uống đánh trúng được thị hiếu, tâm lý người tiêu dùng cùng sự chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng, yếu tố dịch vụ thì cơ hội “ăn nên làm ra” khi kinh doanh là rất lớn. Xu hướng người tiêu dùng thay đổi liên tục nhưng nhu cầu cốt lõi của con người là đồ ăn uống phải hợp, dịch vụ phải tốt vẫn là cái không bao giờ biến chuyển. Vì vậy, nếu nhà hàng nào đáp ứng đủ hai yếu tố trên thì khách hàng sẽ không ngần ngại mà móc hầu bao để chi trả.

2. Những khó khăn trong quá trình mở nhà hàng ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài
Những khó khăn trong khi mở nhà hàng ăn uống là việc bạn khó tránh khỏi. Trong quá trình kinh doanh, sẽ tồn tại nhiều rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của chủ nhà hàng. Điều quan trọng nhất chủ nhà hàng cần biết cách giải quyết chúng.
Xem thêm: Có nên đổi mới mô hình kinh doanh ăn uống trong thời điểm hiện tại không?
2.1. Tìm được mặt bằng phù hợp không phải chuyện dễ
Đây là khó khăn đầu tiên và cũng là lớn nhất với chủ đầu tư nhà hàng. Để kinh doanh thuận lợi, khách ra vào nườm nượp, thì vị trí mặt bằng phải trên các con phố lớn hay tại các khu vực có đông đúc dân cư. Khó ở chỗ những vị trí như vậy rất “hot” và hầu hết đã được một bên nào đó chọn thuê lâu dài. Không chỉ vậy, giả dụ bạn tìm được một mặt bằng phù hợp thì khả năng cao vị trí đó có nhiều bên tranh chấp và vô tình đẩy mức giá thuê lên nhiều lần.
Tuy nhiên, không vì thế mà chấp nhận thuê mặt bằng tại một nơi “khỉ ho cò gáy” hay chọn nhanh một chỗ nào đó để thuê. Vì điều này đang giết chết cơ hội kinh doanh của bạn ngay từ đầu.
Thay vì “dầm mưa dãi nắng” di chuyển khắp nơi để tìm cho mình một mặt bằng phù hợp thì bạn hãy tìm hiểu kỹ trước rồi mới đi. Trên mạng có rất nhiều website, group về mặt bằng, nhà đất cho thuê mà bạn có thể tận dụng để tìm kiếm những mặt bằng phù hợp cho bản thân. Tuy nhiên, trong đây có những nguồn tin đáng tin cậy và ngược lại, vì thế để chắc chắn khi tìm được mặt bằng phù hợp hãy trực tiếp đến khảo sát xem có đúng như các trang truyền tải không.
Để đảm bảo nhất, bạn nên liên hệ với các trung tâm môi giới bất động sản, việc này sẽ mất một khoản tiền cho bên thứ 3 khi giao dịch thành công. Tuy nhiên, bạn được lợi là sẽ an tâm lựa chọn được một mặt bằng ưng ý mà không sợ vướng phải lừa đảo.

2.2. Tốn công sức để duy trì chất lượng nhà hàng
Thực tế nhiều nhà hàng mở đến 5 chi nhánh nhưng lại “đuối sức” khi không thể duy trì chất lượng như nhau. Rủi ro từ một chi nhánh cũng khiến cho toàn bộ nhà hàng còn lại “mất điểm” trong lòng khách hàng. Để danh tiếng thương hiệu không bị ảnh hưởng, chủ kinh doanh cần một quản lý đồng đều và thống nhất chất lượng giữa các chi nhánh.
Một trong những công việc khó nhất là xây dựng được sự chuyên nghiệp hóa, làm sao để toàn thể nhân viên được đào tạo nghiệp vụ tốt nhất. Bởi nhân viên có chuyên môn thì mới đủ khả năng làm hài lòng những thực khách.
Bên cạnh đó, chất lượng món ăn cũng phải như nhau. Bạn nên tìm một nguồn nhập duy nhất và đáng tin cậy cho nhà hàng của mình trong nhiều năm. Đảm bảo quy trình chế biến cũng như lưu trữ được tối đa quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi chỉ một sai sót nhỏ với vấn đề vệ sinh thì uy tín của nhà hàng gây dựng bao năm có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2.3. Sự đồng điệu giữa các nhà hàng trong cùng khu vực
Có thể bạn là người đầu tiên mở nhà hàng ăn uống tại địa điểm này. Nhưng sau một thời gian, các nhà hàng mới mọc lên với những mô hình thiết kế, chất lượng, món ăn tương tự, thậm chí có phần nổi trội hơn. Lúc này nhà hàng của bạn sẽ đối mặt với việc làm sao để cạnh tranh lại với đối thủ?
Do vậy, để không vướng vào tình huống trên, bạn cần phải làm những điều mà các nhà hàng khác không làm và liên tục đổi mới. Một gợi ý mà nhiều nhà hàng hiện nay đang áp dụng, đó là bổ sung những món ăn theo xu hướng, đổi mới menu đa dạng theo ngày,…
Hay cả việc đổi mới cách phục vụ cũng là yếu tố quyết định đến sự thành bại. Bạn có thể làm hài lòng khách hàng bằng cách tạo sự ấn tượng đối với những “thượng đế” từ đó tạo ra thiện cảm trong lòng họ. Cụ thể, khi khách vừa bước vào cửa, nhân viên lập tức cúi chào và hướng dẫn họ vào những khu vực bàn trống. Khi họ ngồi vào bàn, nhân viên sẽ đến chào hỏi cẩn thận, mang ngay cho khách hàng món tráng miệng để nhâm nhi trong lúc chờ đợi món chính. Bên cạnh đó, những bản nhạc hay cũng được bật lên trong lúc họ thưởng thức món ăn để kích thích tâm trạng của thực khách.

Cuối cùng, khi khách hàng ra về thì đích thân nhân viên sẽ đi ra tiễn họ ra tận cửa. Hãy đảm bảo tất cả khách hàng của mình ra về đều nhận được lời chào thân thiện nhất. Điều này sẽ gây ấn tượng rất lâu đối với họ.
2.4. Làm sao để quản lý nhà hàng hiệu quả nhất?
Khó khăn lớn mà các nhà hàng phải đối mặt là quá trình quản lý chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, người quản lý phải đối mặt với mớ sổ sách ghi chép từng hoạt động kinh doanh của nhà hàng từ việc kiểm soát, nhân viên, doanh thu – chi phí, đến khâu nhập, xuất nguyên liệu,… Công việc này ngốn nhiều thời gian mà hiệu quả thì chưa thấy đâu, lại còn nhiều sai sót dẫn đến việc thất thoát.
Một giải pháp toàn diện cho việc này là sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng. Nhờ phần mềm, mọi chuyện quản lý đổi với chủ kinh doanh được đơn giản hóa hơn bao giờ hết. Không cần cầu kỳ phức tạp mà người chủ vẫn có thể quản lý bao quát toàn bộ tình hình kinh doanh của một, hay chuỗi nhà hàng.
3. Những góc khuất đằng sau những lời đồn đoán lời lãi kinh doanh nhà hàng
3.1. Thành công về số lượng nhưng thất bại về chất lượng
Câu chuyện muôn thưở mở được không quản được. Việc đảm bảo chất lượng được xem là yếu tố sống còn khi bạn quyết định kinh doanh chuỗi nhà hàng. Đây là vướng mắc mà phần lớn các chuỗi kinh doanh dịch vụ ăn uống đang gặp phải.
Điển hình như tình trạng, các chuỗi thực chất đang hoạt động dưới một các tên hiệu chính, còn thực chất việc chất lượng của từng cơ sở như thế nào, người tiêu dùng vẫn hoài nghi hoặc chấp nhận việc không giống như cơ sở ban đầu.

3.2. Vô phương hướng khi tự mò đường kinh doanh chuỗi nhà hàng
Xác định rõ thách thức và khó khăn có thể xảy ra trong quá trình phát triển chuỗi, từ đó thống kê với khả năng xử lý và đối phó với phát sinh của mình đến đâu. Vấn đề nằm ở tư duy người chủ quán.
Những nhà hàng kinh doanh theo mô hình gia đình hay kinh doanh truyền thống thường gặp phải rào cản mở rộng. Vì họ sợ mất khách, bản thân tư duy của khách hàng, đã là món ăn gia truyền, họ muốn được đến tận nơi, thưởng thức, thậm chí xem nghệ nhân chế biến. Bởi vậy điều này vô hình trung tạo ra những khúc mắc nhất định đối với chủ quán.
Bạn cần tuyển thêm nhân viên cho chi nhánh mới, về chất lượng, về dịch vụ làm thế nào để trong một thời gian ngắn họ thấu hiểu món ăn, thấu hiểu khách hàng như nhân viên của cơ sở cũ? Việc đào tạo cũng là cả một câu chuyện dài, thậm chí là một bài toán đau đầu mỗi khi kinh doanh chuỗi nhà hàng. Hãy chuẩn bị mọi quy trình và đào tạo nhân viên bài bản nhất có thể.
3.3. Chuyện vấp ngã không chỉ của riêng thương hiệu Việt
Vẫn có những ông lớn của thế giới đến Việt Nam, họ có trang thiết bị, có công nghệ, có đội ngũ nhân lực nhưng vẫn vấp phải thất bại. Câu hỏi là tại sao vậy? Phải chăng thị trường Việt Nam không chào đón những thương hiệu ngoại? Hãy nhìn nhận lại, việc phù hợp và thích nghi với thị trường còn phụ thuộc vào 2 yếu tố: sản phẩm, thị trường.
Đối với những thương hiệu đồ ăn nhanh tại Việt Nam, những ông lớn như Burger King, McDonald’s, KFC, Lotteria,… sử dụng chiến lược nội địa hóa bằng việc thêm vào thực đơn của mình món cơm. Tuy nhiên, việc phát triển chững lại của thị trường hoặc thậm chí không phát triển như Donkin’Donuts đã cho thấy, muốn được khách hàng tin tưởng sử dụng, bạn cần một sản phẩm tốt.

Về thị trường Việt Nam, những món ăn đường phố, bình dân như bún, miến, bánh mì đã trở thành thói quen tiêu dùng của người Việt chứ không phải đơn thuần chỉ là lựa chọn. Bởi vậy mà chuỗi ngoại nhập vào Việt Nam phải mất khá nhiều thời gian làm quen với thị trường, nội địa hóa và tìm hiểu chính khách hàng Việt đang thực sự muốn gì.
3.4. Việc mở thêm 1 cửa hàng khác việc chỉ mở 1 cửa hàng
Điểm chết trong kinh doanh chuỗi nhà hàng nằm ở đây, bạn đang chuẩn bị mở thêm một cửa hàng chứ không phải là mở một cửa hàng. Việc xây dựng thương hiệu cho chuỗi hoàn toàn khác so với việc bạn xây dựng thương hiệu cho cửa hàng đơn lẻ.
Bên cạnh đó, việc vận hành cũng không chỉ có 5 – 10 người, con số đó có thể nhân đôi, nhân ba… Quản 10 người đã khó, nay chịu trách nhiệm về việc làm cho nhân công của cả một chuỗi còn khó hơn. Đến lúc này việc quản lý của bạn thực sự cần hỗ trợ để nắm bắt chính xác tình hình kinh doanh cụ thể của từng chi nhánh. Thay vì việc chờ đợi tổng hợp từ quản lý chi nhánh, việc thống kê, so sánh phải nhanh chóng, chính xác để quản lý kịp thời đưa ra quyết định điều chỉnh hợp lý.
Kinh doanh nhà hàng không phải là công việc dễ dàng, không phải ai ngay từ khi bắt đầu kinh doanh cũng lãi, tất cả là nhờ những đúc kết kinh nghiệm và học hỏi không ngừng của chủ quán. Chúc các chủ quán có thể vận dụng được các kiến thức và khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng thành công!
Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau để công việc kinh doanh trơn tru hơn nhé!
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay