Sáng ngày 24/06/2022, buổi Tọa đàm ngành F&B Đà Nẵng: Tiếp Đà Bứt Phá đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Khách sạn Grand Mercure Đà Nẵng – Khu biệt thự Đảo Xanh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Buổi tọa đàm có sự góp mặt của 4 diễn giả: bà Nguyễn Trúc Chi – Giám đốc Green F&B Việt Nam, ông Lê Thái Hoàng – CEO Thai Market, ông Nguyễn Văn Dưỡng – CEO Tàu Hũ Yummy và Ông Nguyễn Hữu Trúc – Giám đốc vùng iPOS.vn khu vực miền Trung.
Với chủ đề: “Ngành F&B Đà Nẵng – Tiếp đà bứt phá”, chương trình được lấy cảm hứng từ sự hồi phục đáng kể của thành phố Đà Nẵng sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là ngành F&B hay những ngành nghề trọng điểm như du lịch hay dịch vụ biển. Thông điệp của chương trình gồm 3 mục tiêu: Tọa đàm – Triển lãm – Kết nối. Chương trình được phát sóng trực tiếp tại các trang fanpage iPOS.vn – Giải pháp quản lý nhà hàng/café và F&B Việt Nam.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại những chia sẻ thực tế của các diễn giả tại tọa đàm nhé!

Nội dung
Phần 1 với chủ đề: Ngành F&B Đà Nẵng – Lấy đà sau cơn đại dịch
Trong khoảng thời gian này, 2 diễn giả: Nguyễn Trúc Chi – CEO Green F&B Việt Nam và Lê Thái Hoàng – CEO Thai Market đã cùng đối thoại về khía cạnh phục hồi sau đại dịch, hội nhập và kinh nghiệm xây dựng mô hình F&B từ những viên gạch đầu tiên.
Sau đại dịch, rất nhiều startup bắt đầu “rục rịch” khởi nghiệp trong ngành F&B. Là một người đã tư vấn chiến lược cho rất nhiều doanh nghiệp trong ngành, bà Trúc Chi chia sẻ lời khuyên: Các chủ doanh nghiệp nên theo học một lớp quản trị kinh doanh chuyên sâu cho ngành F&B trước khi bắt tay vào xây dựng mô hình kinh doanh cho riêng mình. Theo bà, giỏi chuyên môn thôi chưa đủ, muốn thành công thì người chủ doanh nghiệp phải có kiến thức để vận hành, quản trị doanh nghiệp hợp lý.

Có nhiều startup trẻ bắt đầu từ con số 0 thường đi nghe tham vấn từ những chuyên gia lớn có tiếng, nhưng theo bà Trúc Chi, lắng nghe là một chuyện còn bản thân người chủ phải có quan điểm riêng, kết hợp với những lời khuyên có ích để đưa ra một chiến lược phát triển phù hợp. Bà Chi “bật mí” một quy tắc đặc biệt được bà rút ra sau nhiều năm làm nghề “80-20”: 80% doanh thu là từ 20% tổng khách hàng. Do đó, trong chiến lược kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng tới việc tương tác, giữ chân khách hàng trung thành bằng những chương trình tri ân, khuyến mại.
Đồng quan điểm đó, ông Thái Hoàng cũng đưa ra nhận định rằng thị trường kinh tế đang từng bước có sự thay đổi, nếu trước kia là thời đại tập trung vào sản phẩm hoặc cách thức phân phối thì hiện nay các mô hình kinh doanh đều tập trung xây dựng trải nghiệm khách hàng mang tính cá nhân hóa và sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không chỉ kinh doanh đơn thuần mà còn phải tập trung truyền tải cả những giá trị văn hóa, kiến tạo bản sắc riêng để có dấu ấn đậm nét với khách hàng.
Muốn xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp, các doanh nghiệp mới cần rà soát lại tệp khách hàng mục tiêu và tiến hành phân tích bằng các phương pháp như SWOT, cân nhắc hết các yếu tố nội tại về tài chính, sản phẩm, nhân lực và trải nghiệm khách hàng,… Trong đó, doanh nghiệp nên đặt ra hai câu hỏi: Giá trị mà mình sẽ mang tới cho khách hàng là gì? (Chất lượng sản phẩm, dịch vụ) và Chân dung khách hàng mục tiêu như thế nào? để có định hướng chính xác nhất.
Ông Thái Hoàng nhận định: “Cá nhân tôi nghĩ rằng 3 điểm mạnh giúp một thương hiệu F&B có thể phát triển là: sản xuất ra sản phẩm tốt và đặc biệt, xây dựng chiến lược sáng tạo và phù hợp, thiết kế hệ thống quản lý chặt chẽ. Đây là nền móng bước đầu để mọi doanh nghiệp tìm ra chỗ đứng trên thị trường.”
Phần 2 với chủ đề: Bứt phá với ngàn khách hàng.
Nối tiếp những chia sẻ rất hữu ích từ phần 1, 2 diễn giả: Nguyễn Văn Dưỡng – CEO Tàu Hũ Yummy và Nguyễn Hữu Trúc – Giám đốc vùng miền trung công ty Cổ phần iPOS.vn nối tiếp chương trình bằng những bàn luận về việc xây dựng nền tảng khách hàng thân thiết vững chắc, giúp cho doanh nghiệp F&B có được nguồn doanh thu ổn định.
Sở hữu trong tay thương hiệu Tàu Hũ Yummy với hơn 30 cửa hàng trên toàn quốc, ông Dưỡng có chia sẻ về câu chuyện từ những ngày đầu thành lập. Với mô hình quán nhỏ bình dân, lại kinh doanh mặt hàng tàu hũ, ông xác định tệp khách chính của mình sẽ là khách hàng trẻ tuổi. Nhưng sau một thời gian hoạt động, ông nhận ra các khách trung niên chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều. Vậy là Tàu Hũ Yummy phải thay đổi cách thức hoạt động cũng như chiến lược marketing, nghiên cứu sản phẩm sao cho phù hợp với khách hàng ở lứa tuổi này.
Từ chính trải nghiệm của bản thân, ông Dưỡng nhận định: Nếu định hướng sai khách hàng mục tiêu thì rất có thể doanh nghiệp sẽ đi chệch hướng. Nhưng khi đã định hướng được khách hàng mục tiêu rồi, doanh nghiệp lại càng phải chú trọng vào việc xây dựng sự kết nối với khách. Doanh nghiệp phải làm tỉ mỉ từ những bước nhỏ nhất để luôn lắng nghe được tâm tư của khách như nhận feedback trực tiếp hoặc qua các MXH, đồng thời phải tự tạo ra một hệ thống bán hàng tiện lợi, hiện đại và dễ sử dụng.

Đứng trên cương vị Giám đốc khu vực miền Trung của một công ty chuyên cung cấp các giải pháp quản lý công nghệ cho ngành F&B, ông Nguyễn Hữu Trúc cũng đồng tình rằng việc sử dụng các giải pháp công nghệ trong thời hiện nay để tương tác với khách hàng là rất cần thiết. iPOS.vn đã cho ra mắt giải pháp iPOS CRM – một giải pháp hiện đại, phù hợp để quản trị khách hàng cho mọi mô hình kinh doanh dù lớn dủ nhỏ.
Với iPOS CRM, doanh nghiệp không chỉ vẽ được chi tiết chân dung khách hàng mục tiêu, phân khúc khách hàng chính xác mà còn có thể triển khai các chương trình CSKH nhanh chóng, tiết kiệm không ít chi phí.
Nhắc tới vấn đề chi phí, không ít các startup F&B cũng đang loay hoay trong bài toán kinh tế khi bắt đầu quản trị doanh nghiệp. Các diễn giả đều đưa ra ý kiến chung rằng muốn thành công, chủ doanh nghiệp mới nên có một bản kế hoạch tài chính chi tiết, sát sao và phù hợp với tình trạng doanh nghiệp nhất có thể. Đặc biệt, với các mô hình kinh doanh nhỏ, cần phải xác định rõ chi phí nào là chi phí cố định, chi phí nào là chi phí biến để sắp xếp cắt giảm hợp lý, tối ưu lợi nhuận.
Trước khi kết thúc phần 2, ông Trúc có đưa ra lời khuyên cho một số startup mới: Dù là mô hình kinh doanh nào cũng cần phải lấy khách hàng làm trọng tâm, xây dựng chiến lược để phục vụ nhu cầu của khách. iPOS CRM sẽ là một phương thức giúp các doanh nghiệp không chỉ quản trị được dòng tiền chi ra cho việc CSKH mà còn giúp chủ doanh nghiệp học được cách tư duy làm việc theo hệ thống, từ đó giảm thiểu các rủi ro về khách hàng và rút ngắn đáng kể thời gian xây dựng thương hiệu.
Phần 3: Hỏi đáp cùng bốn diễn giả
Hơn 30 phút cuối của chương trình là khoảng thời gian dành cho khán giả tham dự Tọa đàm được hỏi đáp trực tiếp cùng bốn diễn giả, đưa ra những thắc mắc của mình khi kinh doanh trong ngành F&B.
Đối với câu hỏi của một chủ doanh nghiệp F&B đi theo hướng doanh nghiệp “xanh”, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường nên chi phí ban đầu bị tăng cao, bà Trúc Chi có chia sẻ lời khuyên để giúp doanh nghiệp giảm chi phí bằng cách: tối ưu hóa quy trình quản trị để hạ chi phí và tăng trải nghiệm khách hàng để khách hàng cảm thấy giá tiền cao là xứng đáng quay lại.
Ông Thái Hoàng cũng rất đồng tình với phương pháp tăng trải nghiệm khách hàng, ông cho rằng doanh nghiệp mới nên tập trung vào tệp khách chính, cũng như tận dụng kinh nghiệm đã từng làm trong ngành công nghệ của chủ để tìm kiếm và thiết kế những chương trình CSKH phù hợp.
Vấn đề quản lý kho cũng rất được nhiều chủ doanh nghiệp F&B quan tâm. Theo bà Trúc Chi, việc hao hụt nguyên vật liệu là chuyện thường gặp trong ngành F&B, muốn xử lý được triệt để vấn đề thì nhà hàng phải chuẩn hóa định lượng cho từng món ăn, bên cạnh đó là sử dụng các phần mềm quản lý kho hiện đại để đồng bộ real-time với dữ liệu bán hàng, theo dõi sát sao được tình trạng kho.
Khi được hỏi về vấn đề tính giá cost sản phẩm sao cho hợp lý và tối ưu lợi nhuận, bà Trúc Chi có giới thiệu với khán giả công thức giá vốn được tính bằng tổng chi phí sản phẩm và chi phí cố định chia cho số lượng khách. Điều này có nghĩa là nếu doanh nghiệp muốn tối ưu lợi nhuận thì cần phải xem xét cân nhắc số lượng khách hàng, và việc này cần phải có chiến lược marketing phủ sóng đủ mạnh và tốt để kéo khách tới quán.
Thuê mặt bằng để kinh doanh quán cũng là một chi phí quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Là những người giàu kinh nghiệm trong việc khảo sát mặt bằng kinh doanh, các diễn giả đã đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích cho các startup trẻ. Để thuê mặt bằng hợp lý, các chủ doanh nghiệp cần đi xem xét kỹ lưỡng, xác định mặt bằng có phù hợp với mô hình kinh doanh của mình hay không, có nằm ở vị trí thuận tiện đi lại hay không (nếu mở quán bán trực tiếp) hoặc diện tích có đủ để đặt trang thiết bị hay không,…
Quan trọng nhất, theo bà Chi: “Khi đi thuê mặt bằng, chúng ta phải tiếp cận và trò chuyện với chủ nhà để họ hiểu mục đích kinh doanh, câu chuyện thương hiệu của chúng ta. Đồng thời, giữa hai bên cũng cần có một bản hợp đồng minh bạch, quy định chặt chẽ các điều khoản thuê nhà, giữ gìn mặt bằng và đền bù nếu có hỏng hóc xảy ra.”
Tọa đàm đã khép lại trong sự thành công rực rỡ, đưa tới cho khán giả tham dự những góc nhìn mới và lời khuyên rất hữu ích khi kinh doanh F&B. Nếu chưa có cơ hội theo dõi Tọa đàm này, bạn có thể xem lại Tọa đàm Tiếp đà Bứt phá Tại đây nhé!
Chương trình chân thành cảm ơn sự quan tâm của các diễn giả và các khán giả đã đồng hành, theo dõi xuyên suốt chương trình diễn ra. Sự thành công của Tọa đàm Tiếp đà Bứt phá – Triển lãm Ẩm thực và Đồ uống là do có sự đóng góp của quý vị. Hẹn gặp lại mọi người trong những sự kiện tiếp theo!
Bạn có thể xem thêm về:
Phần mềm quản lý quán cafe chuyên nghiệp, dễ sử dụng nhất
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay