Khách hàng có xu hướng tìm kiếm thông tin về địa điểm quán ăn ngon, thuận tiện, gần khu vực sinh sống, làm việc trên các trang mạng xã hội, các hội nhóm ẩm thực và đặc biệt là tìm kiếm trên Google. Vậy làm thế nào để nhà hàng của bạn xuất hiện ở vị trí đầu tiên khi khách hàng tìm kiếm? Câu trả lời nằm ở “SEO địa điểm nhà hàng”. Trong bài viết này, iPOS.vn sẽ định nghĩa và giải thích tại sao chúng ta cần SEO địa điểm nhà hàng.
Nội dung
1. Khái niệm về SEO địa điểm
1.1. SEO địa điểm là gì?
SEO địa điểm là hoạt động tối ưu sự hiện diện của bạn trên Internet, nhằm thu hút, khiến khách hàng quan tâm nhiều hơn thông qua những tìm kiếm liên quan về địa điểm trên Google, Bing, Yelp, Apple Maps…
Tại Việt Nam thì Google vẫn là công cụ được lựa chọn nhiều nhất, bởi vậy trong bài viết này, iPOS.vn sẽ hướng nội dung chủ yếu về việc làm thế nào để tối ưu hiển thị địa điểm nhà hàng của bạn trên Google.
1.2. Tác dụng của SEO địa điểm là gì?
Nhu cầu tìm kiếm liên quan đến địa điểm chiếm 76% hoạt động tìm kiếm của người dùng khi họ quyết định đi đến nhà hàng, quán ăn. Bởi vậy, nếu chúng ta có thể xuất hiện ngay trong những điểm chạm đầu tiên khi người dùng tìm kiếm thì người dùng đó hoàn toàn có thể trở thành khách hàng của chúng ta nhanh chóng.
1.3. SEO địa điểm hoạt động như thế nào?
Giống như các tìm kiếm thông thường, Google sẽ trả về những kết quả tối ưu nhất cho người dùng. Google sẽ đánh giá thứ hạng xuất hiện địa điểm nhà hàng, quán ăn của bạn dựa trên yếu tố:
- Vị trí người dùng tìm kiếm
- Danh sách thông tin Google My Business NAP Citation
- Ý kiến đánh giá trực tuyến
- Từ khóa được sử dụng trong các bài đánh giá trực tuyến
- Số lượt đăng ký tại địa điểm đó
- Chia sẻ trên mạng xã hội
- Xếp hạng sao của Google Maps cho doanh nghiệp
1.4. Kết quả đạt được khi triển khai tối ưu tìm kiếm địa điểm là gì?
iPOS.vn sẽ đưa 1 ví dụ để anh chị dễ hình dung. Chẳng hạn, khách hàng của bạn đang ở Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, họ muốn tìm một quán cafe và thực hiện tìm kiếm trên Google. Kết quả sẽ là:

Chúng ta có thể thấy rõ 2 phần: Snack Pack (màu đỏ) và kết quả tìm kiếm tự nhiên (màu xanh). Trong đó, Snack Pack là phần khung xuất hiện ở đầu trang kết quả tìm kiếm với 3 cái tên phổ biến nhất tại khu vực đó. Theo nghiên cứu của MOZ, 33% người dùng khi tìm kiếm sẽ click vào các kết quả Snack Pack. Công việc của SEO địa điểm là làm thế nào để quán của bạn có thể lọt top tìm kiếm địa điểm đó.
Xem thêm: Seeding Facebook – Nghệ thuật thúc đẩy doanh số cho nhà hàng
2. Bắt đầu thật tốt với Google My Business
Đây là phần quan trọng nhất khi thực hiện SEO địa điểm. Đầu tiên bạn cần tạo lập và xác nhận Google My Business. Bản chất việc thiết lập này hoàn toàn không khó, bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn của Google. Để thiết lập Google My Business, bạn có thể truy cập vào đường link: https://business.google.com/create
Dưới đây là một vài điểm lưu ý mà bạn cần nhớ
Bước 1: Đăng nhập vào tên doanh nghiệp của bạn
Bạn sẽ có 2 lựa chọn ở đây
- Tạo tên doanh nghiệp mới
- Xác thực tên doanh nghiệp sẵn có

Nếu bạn đã thực hiện đăng ký, Google sẽ hiển thị tên, còn nếu chưa đăng ký, bạn có thể nhấn tùy chọn “Tạo lập doanh nghiệp với tên này”.
Lưu ý: Phần này công việc cần làm chỉ đơn thuần là nhập tên nhà hàng, quán ăn của bạn vào, chưa cần phải có từ khóa sắp xếp vào.
Bước 2: Nhập địa chỉ doanh nghiệp
Bạn cần điền địa chỉ nhà hàng, quán ăn của mình vào. Sẽ xảy ra một số trường hợp sau:
- Bạn chỉ đang kinh doanh tại nhà, kinh doanh online
- Bạn có nhiều chi nhánh
- Bạn kinh doanh hình thức lưu động, dạng food truck…
- Khách hàng của bạn không chỉ ở địa phương nhất định
Với những trường hợp kinh doanh online, kinh doanh tại nhà, hãy điền địa chỉ nhà của bạn để thay thế. Do các thông tin nhập cần thống nhất, nên nếu có thể, bạn hãy chuẩn bị riêng một file ghi lại thông tin họ tên, địa chỉ duy nhất. Với trường hợp kinh doanh lưu động, nhà hàng, quán ăn có thực hiện hoạt động giao đồ ăn thì bạn chọn thêm “Tôi nhận hàng hóa và dịch vụ đến cho khách hàng”.
Bước 3: Khai báo địa chỉ chính xác
Tiếp theo màn hình sẽ hiển thị bản đồ có ghim vị trí. Bạn hoàn toàn có thể kéo và di chuyển xung quanh để xác định được vị trí chính xác của nhà hàng, quán ăn.

Bước 4: Chọn danh mục phù hợp
Danh mục này sẽ giúp cho Google định hình được bạn đang kinh doanh mô hình gì. Đây cũng là nền tảng để bạn có thể đẩy các từ khóa lên TOP.
Bước 5: Nhập số điện thoại và địa chỉ website
Phần này hoàn toàn không có lưu ý gì ngoài việc nhắc nhở rằng tất cả thông tin bạn thực hiện nhập trên Google My Business phải hoàn toàn trùng khớp với file bạn đã chuẩn bị trước.
Bước 6: Xác minh lại thông tin
Hãy xác minh thông tin một cách thật kỹ lưỡng trước khi thông tin Google My Business của bạn được xuất hiện trực tuyến. Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của Google là được.
Bước 7: Tối ưu hóa thông tin hiệu quả hơn
Ngoài các thông tin cơ bản kể trên, bạn có thể:
- Tải lên các hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh mặt bằng quán, địa điểm của quán, hoặc các địa chỉ dễ nhận biết gần đó (Những hình ảnh này sẽ được đính kèm với location metadata)
- Nhập thời gian mở cửa
- Liệt kê các dịch vụ mà bạn có thể cung cấp
- Các số điện thoại bổ sung ngoài hotline
3. Hiểu về NAP Citation
NAP Citation (Name – Address – Phone) là các đề cập trực tuyến về nhà hàng, quán ăn của bạn, thường sẽ bao gồm tên, địa chỉ và số điện thoại.

Tầm quan trọng của NAP Citation
- Các NAP trên web được thể hiện hoàn toàn thống nhất là cơ sở để xác minh dữ liệu Google có trên tệp Google My Business. Nếu những thông tin NAP này không nhất quán, dẫn đến hiện tượng nhầm lẫn, làm sai thông tin và khiến người dùng có trải nghiệm không tốt.
- Bên cạnh Google còn có rất nhiều nơi để người dùng tìm kiếm thông tin, có thể kể đến như Facebook, Instagram,… Việc liệt kê chính sách thông tin NAP trên website sẽ khiến cho khách hàng tiềm năng tìm đến bạn dễ dàng hơn, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Bởi vậy với mục này, bạn cần chú ý 2 điều
- Citation hiện đang có là chính xác và nhất quán
- Xây dựng thêm nhiều citation có liên quan đến nhau
Kiểm tra lại về thông tin NAP đã có từ các kết quả tìm kiếm và thực hiện chỉnh sửa hoàn toàn dễ dàng. Còn việc xây dựng thêm nhiều citation có liên quan đến nhau, bạn có thể thực hiện trên TripAdvisor thông qua hình thức đăng bài giới thiệu và cập nhật thông tin của nhà hàng, quán ăn của mình trên đó.
Tương tự với các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter… Google luôn đánh giá cao những doanh nghiệp hoạt động tích cực trên các mạng xã hội, bởi vậy dù là xuất hiện ở đâu, thông tin của bạn cũng cần đảm bảo yếu tố đầy đủ, chính xác và rõ ràng. Điều này sẽ giúp cải thiện thứ hạng đáng kể của vị trí của bạn.
4. Sức mạnh của “Reviews”
Hãy kiên trì với những hoạt động trên Google My Business để Google thấy được rằng doanh nghiệp của bạn đang thực sự hoạt động tốt. Nhiệm vụ của phần này là gì?
- Thực hiện trả lời các đánh giá của thực khách
- Tìm hiểu các chỉnh sửa không chính xác
- Sử dụng Google Post để thông báo các thông tin cần thiết cho đến khách hàng

Công việc đầu tiên: Trả lời toàn bộ câu hỏi của thực khách.
Hoàn toàn dễ hiểu phải không ạ? Không chỉ riêng cho Google My Business, mà với cả các trang như TripAdvisor hay Facebook… bạn cũng cần thực hiện hoạt động này thường xuyên.
Công việc thứ 2: Tìm hiểu các chỉnh sửa không chính xác.
Về cơ bản, các chỉnh sửa này ai cũng có thể đề xuất trên Google My Business. Bản thân Google cũng thực hiện rất nhiều đề xuất mà không hề thông báo cho chủ doanh nghiệp. Bởi vậy việc kiểm tra thường xuyên thông tin sẽ giúp bạn kiểm soát được những thông tin sai lệch này.
Công việc thứ 3: Chính là đăng tải nội dung trên Google Post
Đây được xem như một blog thu nhỏ nằm trong Google My Business. Tất cả hiển thị đều được hiển thị trong bảng Knowledge Panel và trong danh sách của bạn. Google Post không chỉ khiến thứ hạng cải thiện mà còn giúp cho khách hàng chú ý hơn đến nhà hàng, quán ăn của bạn.
5. Mẹo nhanh để SEO địa điểm

Tại phần này, bạn có thể đánh giá lại một lần nữa và thực hiện những hoạt động điều chỉnh nhanh chóng, kịp thời:
- Đánh giá đối thủ cạnh tranh trong các kết quả tìm kiếm địa điểm, bạn có thể cập nhật và có thể làm gì tốt hơn họ
- Điền đầy đủ thông tin mà Google My Business cần và thực hiện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xếp hạng của Google My Business
- Sử dụng Google Post
- Dành thời gian để trả lời những câu hỏi mà mọi người quan tâm
- Kêu gọi khách hàng để lại đánh giá và duy trì các đánh giá cũng như giải quyết những đánh giá mang tính chất tiêu cực.
Hy vọng với những kiến thức nói trên, chủ quán hoàn toàn có thể hình dung chi tiết hơn về hoạt động SEO địa điểm và áp dụng thực hiện cho nhà hàng, quán ăn của mình. Chúc việc kinh doanh của bạn ngày càng gặp nhiều thành công.
Bạn có thể tham khảo một số phần mềm để vận hành nhà hàng, quán ăn trơn tru hơn nhé!
Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay