Xu hướng quán cà phê “ngơ” ngày càng phổ biến tại Hàn Quốc, nhất là trong bối cảnh người trẻ phải đối mặt với quá nhiều áp lực cuộc sống. Hiện tại, cứ trong 10 người Hàn Quốc thì có tới 7 người cảm thấy căng thẳng. So với năm ngoái, tỷ lệ này tăng 5,7%. Vậy mô hình quán cà phê “ngơ” bắt nguồn như thế nào? Liệu có phù hợp với Việt Nam? Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung
1. Áp lực từ cuộc sống đến độ muốn “trầm cảm”
Tư lâu, Hàn Quốc được biết tới là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dân bị stress cao nhất thế giới. Trong đó, phần lớn nạn nhân của “đại dịch stress” ở nước này là thanh niên tuổi 20. Họ phải đối mặt với quá nhiều áp lực trong cuộc sống, bao gồm từ thất nghiệp, nợ nần… đến dịch COVID-19 kéo dài. Trên thang đo trầm cảm (1-10), người Hàn Quốc hiện đang ở mức 7,91 (cao hơn năm 2020 1,16 điểm).
Quốc gia này thuộc “top” sống vội vã và mệt mỏi nhất thế giới. Trẻ em Hàn Quốc vật vã vì áp lực thành tích học tập. Thanh niên thì khốn khổ vì kiếm việc, gia tăng thu nhập, lập gia đình,… Trung niên Hàn Quốc càng lắm gánh nặng. Người già Hàn Quốc vẫn có vô số chuyện phải lo toan.

2. Quên mất cách thả lỏng
“Tôi gần như chẳng có chút thì giờ nào mà nghỉ ngơi” – Ahn Areum (32 tuổi) chia sẻ. “Vừa hết giờ làm việc, tôi về nhà và tất bật dọn dẹp. Thường thì, tôi chỉ có tầm 30 phút đến 1 tiếng rảnh rỗi trước khi đi ngủ. Nhưng tôi lại dùng chút thời gian ít ỏi này lướt điện thoại, thành ra cả ngày không được thả lỏng phút nào”.
Tương tự với Areum, Jung Jae Hwan (38 tuổi) cũng đầu tắt mặt tối. Lắm lúc, anh ao ước trên người tồn tại nút dừng, để khiến bản thân tạm ngưng đâm đầu vào công việc, thư giãn lấy sức khỏe.

Từ lâu, Hàn Quốc đã khét tiếng “địa ngục sinh tồn”. Để giành giật công việc, nâng cao thu nhập và sở hữu căn hộ, giới trẻ bắt buộc phải từ bỏ nhiều thứ, chỉ tập trung tăng ca và lại tăng ca. Họ cố kiết thành thói quen, cuối cùng quên mất cách thả lỏng.
Để giúp người dân thoải mái tinh thần hơn, năm 2014, Hàn Quốc mở cuộc thi Ngơ (Space Out) với mong muốn lan tỏa thông điệp “hãy sống chậm lại”. Người tham gia chỉ việc ngồi không, nhịp tim ai thấp nhất thì thắng cuộc. Thành công ngay từ lần đầu tổ chức đã giúp Ngơ trở thành cuộc thi thường niên, truyền cảm hứng cho 1 xu hướng mới, đoạt ngơ (Hitting mung).
Trong tiếng Hàn, “ngơ” được phiên âm là “mung” (trống rỗng). Trước đại dịch, giới trẻ Hàn Quốc có khá nhiều cách để đoạt ngơ, trong đó nổi bật 2 phương pháp: Ngơ lửa (fire mung, nhìn chằm vào ngọn lửa đang cháy) và Ngơ nước (water mung, ngắm dòng chảy, lắng nghe tiếng nước).
Xem thêm: 8 Sai lầm khi kinh doanh quán cafe mà các chủ quán cần biết
3. Các quán cà phê “ngơ” ra đời
Nắm bắt xu hướng mới, lần lượt các quán cà phê theo phong cách “ngơ” ra đời. Mở đầu là Green Lab, có mặt tiền hướng vào rừng Seoul – nơi khách có thể rũ bỏ nhịp sống xô bồ, thả mình vào thiên nhiên. Khi tới quán, khách được yêu cầu không mang giày, không nói chuyện và dùng điện thoại. Sau khi gọi nước, họ chọn ghế và ngồi một mình cho tới lúc ra về.
“Quy tắc ở đây là không được làm gì cả,” – Jae Hwan – một khách tới Green Lab chia sẻ. “Nó khiến bộ não của tôi trở nên trống rỗng. Tôi bình thản đến độ ngửi thấy mùi lá cây, thong thả ngắm hoa, đọc hết một cuốn sách và làm thơ. Các ý tưởng mới mẻ tự nhiên nảy sinh trong đầu, vô cùng dễ chịu”.

Sau Green Lab, các tiệm cà phê tương tự mọc lên, ví dụ Goyose tại đảo Jeju. Trong quán này, khách được khuyến khích thử viết thư cho chính mình. Tại Busan, “cà phê ngơ” còn cung cấp đống lửa trại. Khách vừa nhâm nhi thức uống, vừa thả hồn vào ánh lửa, mặc thời gian trôi. Trên đảo Ganghwa, bờ biển phía Tây, tiệm Mung Hit xếp một chiếc ghế đơn đối diện gương. Khách vừa uống vừa ngắm bản thân.
Người Hàn Quốc gọi các tiệm cà phê ngơ là “không gian tự phục hồi”. “Đoạt ngơ tức là dọn trống trái tim và bộ não, rồi lấp đầy nó bằng những ý tưởng, suy nghĩ mới,” – chủ quán Ji Ok Jung cho biết. “Cà phê ngơ là nơi mọi người tự chữa lành. Bạn nhất định phải tự làm điều này cho mình, vì không ai có thể thay bạn thực hiện được”.
4. Liệu mô hình kinh doanh này có phù hợp ở Việt Nam?
Một thống kê cho thấy có đến 6% dân số tại TP. HCM bị bệnh trầm cảm. Nếu trước kia người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 – 65 tuổi, thì hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 – 27 tuổi.
Nữ giới bị trầm cảm nhiều hơn nam giới. Trung bình cứ 2 bệnh nhân nữ mới có 1 bệnh nhân nam bị trầm cảm. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, số lượng bệnh nhân đến thăm khám các bệnh lý liên quan đến trầm cảm tăng 20 – 30% mỗi năm.
Đặc biệt thời gian gần đây các bệnh viện cũng ghi nhận có sự gia tăng đáng kể của bệnh nhân trầm cảm trẻ tuổi, đa số là học sinh, sinh viên. Việc thường xuyên gặp áp lực học hành thi cử cũng như sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ là 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh trầm cảm ở Việt Nam hiện nay.

Đáng nói là một bộ phận thanh thiếu niên thường lạm dụng rượu, thuốc lá, chất kích thích như một cách giải tỏa cho những rối loạn tâm thần. Điều này không những không cải thiện được sức khỏe mà còn khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng, thậm chí có những hành vi gây nguy hiểm với xã hội.
Trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người tự tử ở Việt Nam. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn người tự tử do trầm cảm, gấp 2,5 lần so với số người chết vì tai nạn giao thông.
Để giải quyết vấn đề này, có lẽ chúng ta cũng nên có những giây phút “ngơ” để có thể thư thái đầu óc, giải tỏa những căng thẳng áp lực cuộc sống. Các chủ quán có thể tận dụng điều mà mở ra mô hình cà phê mới lạ này.
5. Những lưu ý khi xây dựng quán cà phê “ngơ”
5.1. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Địa điểm chính là yếu tố lớn nhất quyết định sự thành bại của mô hình kinh doanh ăn uống. Có nhiều người dù sản phẩm tốt nhưng vẫn phải đóng cửa với nhiều nguyên nhân như chủ nhà lấy lại mặt bằng trước thời hạn, địa điểm khuất, không có chỗ để xe cho khách,…
Đối với mô hình kinh doanh đặc biệt này thì thay vì chọn địa điểm tại khu vực đông dân, ồn ào thì bạn nên lựa chọn một địa điểm xa khu dân cư, yên tĩnh và có mặt bằng rộng rãi. Chưa nói, nếu như bạn lựa chọn địa điểm kinh doanh ở những khu vực xa thành phố, khu dân cư đông đúc thì chi phí thuê mặt bằng cũng sẽ ít hơn rất nhiều.
Lưu ý với mô hình kinh doanh quán cà phê “ngơ” càng tìm được địa điểm gần các cảnh quan thiên nhiên rừng, suối, sông, núi, đồi càng tốt, sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí thiết kế mà vẫn đảm bảo có một địa điểm “ngơ ngẩn” cho khách hàng khi ghé thăm.

5.2. Thiết kế không gian quán cà phê
Ngay khi đã tìm được địa điểm ưng ý, việc tiếp theo bạn cần hoàn thiện chính là thiết kế, trang trí cho không gian quán. Bạn có thể áp dụng nhưng phong cách thiết kế từ những quán cà phê “ngơ” bên Hàn Quốc, hoặc đổi mới sao cho phù hợp với phong cách Việt Nam. Tiêu chí thiết kế của mô hình này chính là thiết kế tối giản, đơn giản hóa hết sức.
Bàn ghế nên được kê cách xa nhau tạo không gian thoáng, không gây cảm giác gò bó, chật chội, bí bách. Quán nên có nhiều cửa sổ thông thoáng, nhiều không gian để khách hàng có thể ngồi thẫn thờ hàng giờ, thư giãn. Nếu như bạn không tìm được địa điểm gần rừng, núi thì hãy tạo một khu rừng nhỏ ngay trong chính khuôn viên của quán mình, kết hợp với núi giả và thác nước giả. Âm thanh chim hót líu lo, cùng tiếng nước chảy sẽ tạo không gian đúng theo quy chuẩn “ngơ”.

5.3. Nội quy khách hàng khi tới quán
Khách hàng khi đến với quán cafe “ngơ” sẽ phải đáp ứng nhưng nội quy sau để không ảnh hưởng đến khách hàng khác:
- Không nói chuyện, gây ồn ào khi tới quán ảnh hưởng đến thời gian thư giãn của người khác
- Không sử dụng điện thoại, khi vào quán điện thoại phải để chế độ im lặng
- Không gây rối làm phiền người khác
Những nội quy này sẽ giúp mục đích kinh doanh quán đạt hiệu quả hơn. Khi mở mô hình kinh doanh quán cà phê “ngơ” chủ quán cần nắm rõ mục đích kinh doanh là gì? Tập khách hàng hướng đến là ai? Chính là những người đang gặp những vấn đề trong cuộc sống, gây stress, trầm cảm và quán của bạn chính là nơi để họ có thể bình tâm, thư giãn lại.
5.4. Marketing
Hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu là hoạt động không thể thiếu khi kinh doanh bất cứ mô hình kinh doanh nào. Đối với mô hình quán cà phê “ngơ” là một mô hình mới lạ tại Việt Nam, bạn cần phải đẩy mạnh hoạt động marketing đem giá trị quán muốn truyền tải tới khách hàng quan tâm.

- Phát tờ rơi: Hãy phát tờ rơi gần khu vực mở quán để người nhận có thể ghé thăm ngay sau khi nhận được thông tin.
- Quảng cáo trên mạng xã hội: Bạn có thể tạo các Fanpage với những hình ảnh đẹp của quán, những chia sẻ, bình luận tích cực của khách hàng rồi chạy quảng cáo hướng tới các khách hàng mục tiêu. Bạn cũng có thể tối đa hóa công cụ tìm kiếm với các từ khóa theo phong cách của quán.
- Đặt bài quảng cáo trong các hội nhóm review: Nếu lo lắng khách hàng chưa biết đến quán của mình thông qua fanpage, bạn hay book bài trên các hội nhóm review. Hình thức này sẽ giúp nhiều người biết đến quán của bạn hơn.
Mô hình quán cafe “ngơ” là mô hình độc đáo, mới lạ đã khá thành công ở Hàn Quốc. Khi cuộc sống đang ngày càng phát triển, con người thì lại có thêm nhiều áp lực hơn, những quán cà phê như này sẽ giúp mọi người giải tỏa tâm trạng, có động lực hơn. Mô hình kinh doanh này không chỉ là mô hình cà phê đơn thuần mà nó còn mang giá trị tinh thần và ý nghĩa cao cả. Hãy tận dụng và xây dựng quán cafe “ngơ” của mình ngay nhé!
Bạn có thể tham khảo một số phần mềm quản lý quán cafe cực hữu ích sau nhé!