Thị trường ẩm thực Việt Nam vẫn được đánh giá là rất tiềm năng. Nhất là thời điểm giáp Tết Nguyên Đán, khi nhu cầu ăn uống của thực khách càng tăng cao. Điều này kéo theo khâu chuẩn bị nhà hàng cũng vì thế mà tất bật hơn, vất vả hơn. Dự kiến đây là thời điểm quá tải đối với nhiều nhà hàng, quán ăn. Tuy nhiên, bạn không thể “tay không bắt giặc” mà không chuẩn bị trước. Hãy lên kế hoạch chuẩn bị để có thể phục vụ khách hàng một cách chu toàn nhất.
Dịp cuối năm nhu cầu thưởng thức ẩm thực với những hoạt động ăn uống, tiệc liên hoan cuối năm,… tăng mạnh. Đây cũng là thời điểm bận rộn với tổng kết, báo cáo,… chính vì vậy nhu cầu ăn uống bên ngoài tăng mạnh nhưng cũng cần đáp ứng được yếu tố nhanh gọn, tiện lợi,… Do đó, để tận dụng lượng khách hàng đông đảo và ngày một tăng nhanh này, nhà hàng cần chuẩn bị kỹ lưỡng để nâng cao mức lợi nhuận. Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung
1. Chuẩn bị nguyên vật liệu
Kho hàng được xem như là “trái tim” của nhà hàng, bởi vậy việc theo dõi kiểm soát chặt chẽ phần Kho hàng sẽ giúp nhà hàng luôn đáp ứng được nguồn cung cấp hàng để chế biến và bán hàng. Hàng hóa vào dịp Tết sẽ có biến động, giá cả tăng cao mà nhu cầu hàng hóa cũng tăng. Việc chọn nguồn cung giá cả ổn định, đảm bảo lượng hàng hóa cung ứng đủ và kịp thời là việc cần thiết không thể coi nhẹ.

Vì thế vào dịp Tết này, điều đầu tiên chủ nhà hàng cần lên kế hoạch kiểm kê hàng tồn tại cửa hàng của mình thường xuyên, hiện tại số lượng nguyên vật liệu trong kho là bao nhiêu? Cần bổ sung thêm số lượng bao nhiêu? Dự trù nhà cung cấp, số lượng hàng hóa cần thiết đủ đáp ứng cho việc trữ hàng để bán. Tránh thiếu hụt hàng hóa ảnh hưởng đến doanh thu nhà hàng cũng như cảm nhận của khách hàng, giảm thiểu một phần chi phí do biến động giá mùa Tết.
Tuy nhiên, đồ ăn phải đảm bảo độ tươi ngon, nhà hàng cũng không nên chuẩn bị quá nhiều một lúc. Hãy cân đối xem món ăn nào đang được khách hàng ưa chuộng, nắm bắt tâm lý khách hàng và mua lượng nguyên vật liệu tương ứng.
Đọc thêm: Kinh nghiệm phân biệt các loại hàng tồn kho trong nhà hàng
2. Tối ưu bộ máy vận hành
Đây ắt hẳn là một vấn đề gây đau đầu cho không ít chủ quán khi quản lý nhà hàng dịp Tết. Phần lớn nhân viên đều xin nghỉ để về nhà ăn Tết, nhân viên hiện tại có đủ phục vụ lượng khách không? Bài toán đặt ra là nên tuyển mới hay sử dụng phần mềm hỗ trợ. Việc đảm bảo nguồn nhân sự và sắp xếp ca làm cho hợp lý là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Do đó, chủ quán nên có lịch đăng ký nghỉ theo ca và theo ngày phù hợp, đồng thời có mức lương thưởng xứng đáng cho dịp Tết. Bố trí lượng nhân viên phù hợp cho từng bộ phận như lễ tân, phục vụ, bếp để đáp ứng việc phục vụ kịp thời cho khách hàng cũng là việc đáng cân nhắc
Ngoài ra, khi tuyển thêm nhân viên mới, để có sự đồng nhất chuyên nghiệp phải mất thời gian đào tạo và làm quen với quy trình phục vụ khách hàng. Hãy chuẩn bị chu toàn nhất có thể trước khi nghỉ lễ nhé!
3. Chuẩn bị, setup lại bàn ghế
Dịp lễ Tết lớn, khách hàng có xu hướng họp mặt gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, liên hoan,… việc quản lý tốt khâu nhận đặt bàn và chuẩn bị khu vực ăn uống dành cho khách đi theo nhóm, khách chưa đặt bàn trước,… sẽ làm họ cảm thấy luôn được chào đón và chắc chắn nhà hàng sẽ nằm trong danh sách lựa chọn quay lại lần sau của khách hàng.

Và với tình hình hình dịch bệnh hiện nay, Covid -19 đang tạm thời được kiểm soát, tuy nhiên cũng không nên xem nhẹ việc tuân thủ nguyên tắc 5K. Chủ nhà hàng cần setup bàn ghế có khoảng cách phù hợp để tạo sự an tâm cho khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ tại nhà hàng.
4. Chiến lược thu hút khách hàng
Tuy lượng khách vào dịp Tết sẽ tăng cao, nhưng chủ nhà hàng cũng không thể chủ quan. Cần lập chiến lược kinh doanh để chịu được sự cạnh tranh từ các nhà hàng khác.
Trang trí lại nhà hàng cho phù hợp không khí Tết vô cùng quan trọng vì thực khách không chỉ đến nhà hàng để thưởng thức món ăn ngon hay gặp gỡ bạn bè, mà không ít người còn chụp ảnh lưu giữ khoảnh khắc tại những góc trang trí đẹp của nhà hàng. Đồng thời, họ sẽ chia sẻ những hình ảnh này trên mạng xã hội và có thể sẽ review trải nghiệm của mình. Đây là bí kíp để Marketing quảng bá thương hiệu vô cùng hiệu quả mà lại không quá tốn kém.
Cân nhắc việc thay đổi và phát triển thực đơn của mình để bắt kịp nhu cầu của thực khách mùa Tết, đưa ra những món ăn mới với công thức và cách trang trí đặc biệt, đồng thời vẫn giữ lại những món ăn, đồ uống đặc trưng và bán chạy của nhà hàng. Điều này vừa có thể giữ chân được những khách hàng quen thuộc, lại vừa có thể thu hút được những khách hàng mới.
Một số chương trình khuyến mãi ví dụ như đăng ký thành viên sẽ giảm giá tổng bill, theo combo món, ưu đãi ngày sinh nhật, mua 2 tặng 1, combo đi càng đông giá càng giảm,… cũng là một trong các chiến lược tạo “sức hút” khách hàng trong giai đoạn này.
Đọc thêm: “Bắt mạch” 5 sai lầm trong cách quản lý tài chính của chủ quán
5. Quản lý quy trình vận hành nhà hàng
Khâu quản lý nhà hàng có lẽ cũng phức tạp hơn trong những ngày cuối năm. Cần bao quát được tình hình hoạt động nhà hàng để điều phối, đốc thúc nhân viên. Chuẩn bị hướng xử lý các tình huống không mong muốn có thể xảy ra như thiếu hụt nhân sự, khách hàng khiếu nại hoặc tranh chấp,…
Ngoài ra cần đối soát chặt doanh thu nhà hàng để tránh việc thất thoát khoản thu vào, quản lý lượng tiền mặt cần trong két để ứng phó những khoản thu/chi phát sinh đột xuất.

Ngày nay, hầu hết các nhà hàng, quán ăn đều sử dụng phần mềm hỗ trợ để tối ưu hóa công tác quản lý, vận hành nhà hàng. Từ đó, dần nâng cao chất lượng phục vụ, tạo nên phong cách phục vụ chuyên nghiệp cho nhà hàng. Trong số đó phải kể để phần mềm quản lý nhà hàng iPOS.vn.
Phần mềm quản lý iPOS đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của các chủ kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam. Giao diện đơn giản, trực quan, dễ sử dụng; tính ổn định cao, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ tại nhà hàng giờ cao điểm; hỗ trợ hầu hết các nghiệp vụ bán hàng và nhu cầu quản lý từ đơn giản đến phức tạp, từ mô hình nhỏ lẻ đến chuỗi lớn;… là những lợi thế vượt trội mà phần mềm quản lý nhà hàng iPOS đang sở hữu.
6. Kế toán
Các công việc của nhà hàng không thể bỏ qua khâu kế toán. Lúc này công việc của kế toán sẽ nhiều hơn, gấp rút hơn. Từ việc chi lương kịp thời cho nhân viên, kiểm soát sát sao kho, cân đối thu-chi, xử lý công nợ, lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế,… Kế toán nhà hàng cần lên kế hoạch làm việc khéo léo để tránh bị trì trệ việc vận hành nhà hàng cũng như các công việc liên quan các cơ quan chức năng.
Để quy trình quản lý và vận hành nhà hàng được trôi chảy trong dịp Tết thì phải chuẩn bị trước một cách chu toàn. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết dưới đây, chủ nhà hàng sẽ có thêm kinh nghiệm để vận hành hiệu quả.
Tham khảo ngay một số phần mềm sau để vận hành công việc trơn tru hơn nhé!
Phần mềm quản lý quán cafe chuyên nghiệp, dễ sử dụng nhất
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay