Nội dung
1. Đặt tên nhà hàng theo địa danh
Sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực là một trong những niềm tự hào của người Việt. Dọc từ Bắc đến Nam chúng ta nghe nhiều về bún chả Hà Nội, nem chua Thanh Hóa, mì quảng, bánh mì Hội An, lẩu mắm miền Tây, v.v…Và nếu bạn đang kinh doanh những món ăn theo đặc trưng vùng miền, chọn một cái tên gắn với khu vực địa lý sẽ giúp khách hàng nhớ nhanh đến quán của bạn.

2. Đặt tên nhà hàng theo từ viết tắt
Rất nhiều thương hiệu lớn trong thị trường F&B đã sử dụng cách đặt tên viết tắt cho thương hiệu của mình. Thường thì tên viết tắt sẽ gắn liền với một thông điệp hay sứ mệnh kinh doanh của thương hiệu đó.

Đọc thêm: Top Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất
3. Đặt tên nhà hàng theo tên cá nhân
Nếu bạn là người nổi tiếng, hoặc xây dựng được thương hiệu cá nhân của mình tốt trong một lĩnh vực gì đó,hãy thử dùng tên cá nhân để đặt cho nhà hàng của mình. Đây cũng là một gợi ý đặt tên phù hợp với cả những mô hình kinh doanh ăn uống gia truyền.

4. Đặt tên nhà hàng theo danh từ gợi nhớ
Chắc chắn rằng khi dự định kinh doanh là bạn biết mình sẽ bán gì, từ loại món ăn mình cung cấp, chọn cho nó một vài ý nghĩa gợi nhớ để đặt tên.

5. Đặt tên khơi gợi sự tò mò
Thi thoảng lại có một vài thương hiệu ăn uống mọc lên mà chỉ nghe tên thôi khách hàng đã thấy thú vị, kích thích sự tò mò như: Bánh mì bóng đêm (trước giờ mọi người đều quen với hình ảnh bánh mỳ vàng, nhân trắng, đột nhiên xuất hiện cái tên và hình ảnh của chiếc bánh trái ngược với quy luật bình thường sẽ sinh tò mò).

6. Đặt tên nhà hàng theo món đặc trưng
Một trong những cách đặt tên nhà hàng khác được sử dụng từ trước đến nay là “bán gì đặt tên đấy”. Đây là một trong cách cơ bản, đơn giản và khá phù hợp với văn hóa ẩm thực nhỏ lẻ, đường phố của người Việt.

Vịt nướng Vân Đình, Lẩu nấm Hàn Quốc, Chả cá Lã Vọng, v.v… đều là những cái tên đơn giản. Tuy nhiên cách đặt tên này lại quá phổ biến và được nhiều người sử dụng, nếu không tạo được dấu ấn riêng bạn dễ bị hòa trộn và mờ nhạt so với hàng loạt những thương hiệu cùng tên khác.
Chuỗi nhà hàng Vua Chả Cá kinh doanh ngày càng khởi sắc và được nhiều người biết tới nhờ cách đặt tên dễ nhớ, gắn liền với món ăn đặc trưng của nhà hàng. Bên cạnh đó, đóng góp vào sự thành công của chuỗi nhà hàng Vua Chả Cá là phần mềm quản lý bán hàng iPOS.vn. Phần mềm quản lý bán hàng iPOS.vn hỗ trợ nhà hàng đồng nhất dữ liệu, nâng cao hiệu quả các nghiệp vụ bán hàng và quản trị của từng cửa hàng và cả chuỗi hệ thống. Click vào ảnh dưới đây để tìm hiểu thêm về phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe iPOS.vn:

7. Đặt tên nhà hàng theo tiếng nước ngoài
Đây là một trong những cách đặt tên phổ biến cho mô hình Âu, hướng đến đối tượng khách nước ngoài hoặc những người chuộng phong cách sang trọng, trải nghiệm mới. Họ tò mò xem ở đây bán gì, có gì, nó khác gì so với mô hình truyền thống.

Bạn đang sở hữu một thương hiệu lớn, sản phẩm đa dạng, muốn tăng sự cao cấp sang trọng, dùng những tính từ để làm điểm nhấn cho tên nhà hàng cũng là gợi ý hợp lý. Ví dụ như: Thế giới hải sản, Hải sản Biển Đông, Làng nướng Nam Bộ, v.v… sẽ gợi lên cho khách hàng sự bao la, to lớn của thương hiệu.

9. Đặt tên nhà hàng theo phong thủy
+ Các chữ A, Y, E, U, O, I thuộc hành Thổ
Những từ bắt đầu bằng chữ cái nào thì sẽ thuộc hành đó và phải đặt tên theo mối quan hệ tương sinh Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ. Tránh tương khắc: Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ để bạn chọn những cái tên phù hợp nhé.
Xem thêm: Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng