Nhìn thấy các quán ăn sáng xung quanh đông nghẹt người với các món dễ bán dễ làm. Bạn cũng dự định thử sức, mong muốn gia tăng thu nhập. Tuy nhiên bạn chưa biết mở quán ăn sáng cần chuẩn bị những gì và bắt đầu từ đâu? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tổng quan các bước để mở một quán ăn sáng, giúp bạn thực hiện thành công ý tưởng kinh doanh của mình. Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung
1. Lên ý tưởng mở quán ăn sáng
Việc nhìn thấy các hàng quán xung quanh đông khách tạo động lực để bạn cũng có một quán ăn tương tự là lẽ đương nhiên. Nhưng kinh doanh không phải trò chơi may rủi và mở quán ăn sáng cũng như vậy. Xác định mở quán dù to dù nhỏ, trước khi bắt đầu bạn cũng phải tìm hiểu kỹ và lên một kế hoạch kinh doanh chi tiết để biết mình cần chuẩn bị những gì.

Để vẽ nên ý tưởng kinh doanh, bạn phải trả lời được các câu hỏi dưới đây:
- Bạn dự định bán cái gì?
- Bạn muốn bán cho nhóm đối tượng nào?
- Bạn định bán mang về hay phục vụ tại chỗ?
Sau khi trả lời được các câu hỏi trên ít nhiều bạn đã biết được mình sẽ bán cái gì, bán cho ai và bán như thế nào? Từ đó dựa vào số vốn hiện có để bạn xác định xem “đứa con” của mình sẽ có hình thù như thế nào trong tương lai.
Đọc thêm: Kinh nghiệm mở quán ăn vặt vỉa hè chi tiết cho năm 2020
2. Xác định khách hàng mục tiêu
Trung bình cứ trong bán kính 3km thì có 5 đến 10 quán ăn sáng, chưa nói đến những khu vực gần chợ, gần trường học, khu dân cư, quán ăn sáng xếp hàng nối đuôi nhau. Vì vậy khi xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn cần khoanh vùng sát dựa trên các tiêu chí sau:
- Khách hàng mục tiêu là ai?
- Độ tuổi khách hàng mục tiêu?
- Nghề nghiệp chính của họ?
- Thói quen ăn uống của họ?

Bạn có thể đến những quán ăn sáng có cùng mô hình để quan sát xem nhóm khách hàng mình sẽ phục vụ tương lai họ có thói quen sở thích ra sao. Khi bạn biết rõ mình sẽ phục vụ những cô cậu sinh viên, những anh chị dân văn phòng hay các chú công nhân lao động tự do, bạn sẽ có kế hoạch bố trí không gian phục vụ, loại đồ ăn phù hợp và xác định khoảng thời gian cao điểm cần chú ý. Giả định bạn sẽ bán bún bò cho sinh viên, quán gần khu vực trường đại học thì khách hàng của bạn sẽ có xu hướng ăn nhanh, tập trung vào khung giờ 7-8 giờ sáng trước khi vào lớp.
3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Phải thừa nhận rằng địa điểm là yếu tố lớn nhất quyết định sự thành bại của mô hình kinh doanh ăn uống. Với mô hình quán ăn sáng bình dân thì khi lựa chọn địa điểm bắt buộc đó phải là khu vực có khách hàng mục tiêu. Ngoài ra bạn có thể dựa trên vài tiêu chí dưới đây để lựa chọn địa điểm phù hợp cho quán ăn sáng của mình:
- Diện tích: Tùy theo nhu cầu kinh doanh cũng như tiềm lực tài chính của chủ quán để cân nhắc lựa chọn diện tích phù hợp. Ví dụ như mô hình quán cháo nhỏ, cạnh khu chung cư thường thì chỉ cần diện tích 15-20m2 bạn cũng có thể mở được quán ăn sáng.
- Khách hàng mục tiêu: Đây là yếu tố bạn cần lưu ý nhất trong quá trình lựa chọn địa điểm mở quán. Nếu đối tượng khách hàng là dân văn phòng, bạn nên thuê địa điểm gần các tòa nhà văn phòng lớn tập trung nhiều công ty. Đối tượng là sinh viên thì tìm địa điểm gần trường Đại học.

- Chỗ để xe: Tận dụng những vị trí trước cửa quán, phía đối diện bên đường để làm chỗ để xe cho khách. Nếu mở quán ăn sáng với quy mô lớn và khách đông thì bạn cũng nên thực hiện “vận động hành lang” để được cán bộ chức năng hỗ trợ kinh doanh thuận tiện hơn.
- Giá thuê: Giá thuê địa điểm tùy thuộc vào diện tích và khu vực mà bạn thuê. Xem xét tổng vốn đầu tư quán ăn sáng của bạn là bao nhiêu để lựa chọn mặt bằng phù hợp. Bạn mở quán ăn sáng nhỏ với tổng chi phí đầu từ là 70 triệu, thuê mặt bằng trong các khu trung tâm thương mại, khu dân cư cao cấp là không hợp lý.
4. Dự trù tài chính
Nếu không có kế hoạch tài chính cụ thể, rất dễ bị “hớ” trong các khoản chi. Lập kế hoạch chi tiết để bạn cân đo chi phí sao cho hợp lý, dưới đây là một vài hạng mục chính bạn cần thêm vào kế hoạch mở quán ăn sáng của mình:
- Chi phí thuê mặt bằng: Tùy vào diện tích không gian và khu vực bạn định mở quán sẽ có những mức cho thuê khác nhau. Trung bình chi phí cho mặt bằng sẽ chiếm 10-15% tổng phí đầu tư. Bạn nên ký hợp đồng thuê ít nhất 3-5 năm để tránh trường hợp quán vừa đi vào ổn định đã bị lấy lại mặt bằng.
- Chi phí xây dựng: Yêu cầu không gian của quán ăn sáng bình dân là sạch sẽ, thoáng đãng nên khi lựa chọn mặt bằng bạn cũng nên cân nhắc chọn nơi ít hư hỏng để không mất quá nhiều công sức sửa sang. Chi phí cho xây dựng và trang trí quán chỉ khoảng 5% phí đầu tư.

- Chi phí đầu tư cho trang bị thiết bị, dụng cụ: Những thiết bị cơ bản của quán ăn sáng như bàn ghế, bát đũa, ly cốc, tủ lạnh, v.v… Bạn có thể tìm mua lại ở những hội nhóm thanh lý và chợ đầu mối để tiết kiệm chi phí.
- Chi phí đầu tư cho nguyên vật liệu: Kinh doanh quán ăn sáng, chi phí đầu tư bạn phải dồn nhiều nhất là chi phí cho nguyên vật liệu. Hãy tập trung vào món ăn mình bán. Dù là quán quy mô nhỏ, vừa hay lớn thì chất lượng đồ ăn vẫn là thứ cốt yếu giữ chân khách hàng. Hãy chọn những nguyên liệu chất lượng để khách hàng ủng hộ bạn mỗi ngày.
- Chi phí thuê nhân viên: Tùy theo quy mô quán để bạn xem xét nên thuê bao nhiêu nhân viên thì hợp lý. Đầu bếp chính thì cần lựa chọn người có tay nghề còn nhân viên phục vụ thì bạn có thể thuê sinh viên làm theo giờ để giảm chi phí. Giá thuê sinh viên phục vụ theo giờ trung bình 12,000-18,000 đồng/ giờ.
5. Xây dựng thực đơn, định giá bán
Ngay khi lên ý tưởng kinh doanh và xác định nhóm khách hàng mục tiêu thì chắc rằng bạn đã biết mình sẽ bán gì rồi. Có rất nhiều lựa chọn bán đồ ăn sáng hiện nay như: bánh mỳ, bún bò, phở, cháo, v.v… Hãy tập trung vào một hai loại đồ ăn bạn dự định bán chính. Ví dụ quán của bạn bán cháo thì menu nên để là: Cháo lòng, cháo tim gan, chai trai, cháo sườn, v.v… Việc tập trung bán một loại sản phẩm giúp bạn tăng chất lượng món ăn và khách hàng cũng không cất công lựa chọn nhiều.

Thêm nữa, bạn có thể bán kèm các loại đồ uống như trà đá, sữa ngô, nước ép hoa quả, v.v… để tăng thêm doanh thu cho quán. Khách hàng luôn có nhu cầu ăn và uống. Giá cost của quán ăn sáng cũng được tính theo công thức: giá nguyên liệu cấu thành món ăn/0,35. Từ giá cost bạn sẽ tính giá giá bán cho từng món ăn để đảm bảo có lợi nhuận.
6. Lựa chọn trang thiết bị
Thiết bị trong quán ăn sáng cũng là những thiết bị cơ bản trong kinh doanh mô hình ăn uống như: bàn ghế, bình nước, quạt/điều hòa, bát đũa ly cốc, v.v… lên danh sách những thứ bạn cần mua sau đó tìm đơn vị cung cấp sỉ hoặc đến chợ đầu mối để tìm được giá tốt. Những thiết bị như tủ đông lạnh, tủ đựng đồ uống, bếp, v.v… bạn có thể xem xét mua lại từ những nơi bán đồ đã qua sử dụng để tiết kiệm chi phí.

Đặt tiêu chí tiết kiệm nhưng bạn cũng không nên mua những đồ kém chất lượng hoặc quá cũ, tránh trường hợp liên tục phải mất tiền sửa chữa bảo trì nhé.
7. Thuê nhân viên
Đa phần các quán ăn sáng bình dân chủ quán đều là người đứng bếp chính, là người chế biến món ăn đặc trưng của quán. Với quy mô nhỏ hộ gia đình thì bạn chỉ cần thuê thêm 1, 2 nhân viên phục vụ là đủ. Bạn có thể thuê nhân viên với mức lương cố định theo tháng hoặc thuê học sinh/sinh viên làm theo giờ để tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên với đặc thù mô hình phục vụ nhanh, khách hàng tập trung vào một khung giờ cao điểm nên khi tuyển chọn nhân viên bạn cũng cần lưu ý chọn những bạn nhanh nhẹn, hoạt bát. Họ sẽ giúp bạn bao quát không gian, nắm rõ khách mới khách cũ để gọi món, bưng bê khéo léo, v.v… có như thế quán ăn sáng của bạn mới có thêm điểm cộng trong mắt khách hàng.
[lepopup slug=’Bocongcutainguyen-fnb-3′]
8. Sử dụng công nghệ để quản lý
Nhiều chủ quán ăn vẫn nhầm tưởng rằng chỉ nhà hàng lớn mới cần đến phần mềm quản lý còn những quán nhỏ lẻ cứ lấy doanh thu trừ chi phí sẽ ra lợi nhuận mỗi ngày. Một phần do chi phí đầu tư phần mềm lớn nên nhiều chủ quán dù muốn sử dụng cũng mang tâm lý “để sau quán lớn rồi tính”. Tuy nhiên việc sử dụng phần mềm bán hàng ngay từ đầu giúp bạn lưu trữ số liệu kinh doanh, nhìn lại kết quả bán hàng mỗi ngày để bạn biết mình đang làm tốt chỗ nào, cần cải thiện chỗ nào.

Trên thị trường hiện nay có những máy bán hàng cầm tay được thiết kế phục vụ cho mô hình kinh doanh hàng quán nhỏ lẻ đáp ứng các tiêu chí:
- Bán hàng nhanh, thanh toán chính xác cho khách, giúp chủ quán thống kê được số lượng hàng bán ra, doanh thu thu về mỗi ngày.
- Ghi nhận đơn hàng online từ các ứng dụng đặt hàng phổ biến hiện nay.
- Lưu trữ lại kết quả kinh doanh để bạn có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh của quán.
iPOS.vn hiện đang là đơn vị cung cấp phần mềm quản lý và thiết bị bán hàng cho nhà hàng/quán ăn phổ biến nhất hiện nay. Với chi phí từ 4-6 triệu bạn đã có thể mua trọn bộ thiết bị bán hàng tích hợp máy in và phần mềm phục vụ hoạt động quản lý kinh doanh. Hotline bán hàng của iPOS.vn là: 19004766.
“Thương trường như chiến trường” bất cứ một công cuộc đầu tư kinh doanh nào đều không dễ dàng. Hãy chuẩn bị thật tốt và không ngừng cập nhật thông tin, ứng dụng công nghệ để kinh doanh thông minh và hiệu quả hơn nhé. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có được kinh nghiệm mở quán ăn sáng tốt nhất và sớm thành công với thương hiệu của mình.
Bạn có thể tham khảo một số phần mềm để vận hành nhà hàng trơn tru hơn nhé!
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay