Ngày nay, khách hàng có xu hướng thích những quán ăn, quán cafe nhỏ nhưng phục vụ chuyên biệt một món, hoặc nhóm món nào đó. Họ có tâm lý một cửa hàng nhỏ nhưng chuyên biệt hóa thì chất lượng phục vụ sẽ chuyên nghiệp và giá cả cũng rẻ hơn những nơi khác. Vì vậy, nếu biết cách khai thác lợi thế của mình thì kinh doanh F&B mô hình quy mô nhỏ vẫn có thể tạo ra lợi nhuận lớn.
Vậy làm thế nào để những người “làm ăn nhỏ” có thể “đầu tư tối thiểu, tạo ra lợi nhuận tối đa” khi kinh doanh dịch vụ ăn uống? Hãy cùng iPOS.vn theo dõi trong bài viết dưới đây!
Nội dung
1. Chủ quán phải có kiến thức về cả hai lĩnh vực ẩm thực và kinh doanh
Ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống F&B có những đặc thù riêng, đòi hỏi chủ quán vừa phải có hiểu biết về những món ăn mà cửa hàng đang bán, vừa có kiến thức về vận hành kinh doanh.
Trước khi bắt đầu kinh doanh, chủ quán phải biết sự khác biệt trong món ăn, đồ uống của cửa hàng mình là ở đâu. Bán món gì, bạn phải tìm hiểu tường tận, có thể bạn không đứng nấu nhưng bạn phải biết nó ngon dở ra sao, có gì đặt biệt, phải biết làm sao cho nó ngon hơn, làm sao giữ vững chất lượng? Nếu chưa am hiểu, chủ quán nên đi học một số lớp kiến thức về lĩnh vực ẩm thực. Bạn có thể thuê đầu bếp giỏi nhưng ý tưởng phải là của bạn, món ăn đó trình bày ra sao, khác biệt thế nào phải chính do bạn quyết định thì mới có dấu ấn riêng của người chủ.

Nhưng nếu chỉ là một người nấu ăn giỏi muốn mở quán mà không biết gì về quản trị thì cũng có thể dẫn đến thất bại. Trên thực tế, nấu ăn ở gia đình với số lượng nhỏ thì món ngon chưa chắc ra nhà hàng, quán ăn đã nấu ngon vì còn liên quan tới bảo quản, tới số lượng. Hơn nữa, chủ quán phải quản lý tất cả các khâu từ truyền thông marketing, kiểm soát và đào tạo nhân viên, từ an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy đến thuế má, từ cọng hành trái ớt cho tới món ăn, từ đầu bếp cho tới nhân viên phục vụ,…
2. Tạo thương hiệu trước – mở rộng quy mô sau
Kinh doanh nhỏ chưa chắc đã dễ dàng hơn kinh doanh lớn, vì kinh doanh nhỏ chủ yếu phụ thuộc vào bí quyết đặc biệt, sở trường của người chủ, hay còn gọi là kinh doanh thủ công. Ưu điểm của hình thức kinh doanh này là rất khó sụp đổ, giống những quán bún phở nhỏ hay xe đẩy bánh mì cafe. Nhưng nó cũng có một nhược điểm, đó là hình thức kinh doanh đơn giản, không có quy trình rõ ràng như kinh doanh lớn. Nếu chủ quán vội vàng muốn mở rộng và phát triển nhanh thì rất có thể dẫn đến thất bại.
Một số chủ quán ăn nhỏ thấy tình hình doanh thu khá khẩm nên nhanh chóng mở cửa hàng mới ở địa điểm đẹp, diện tích lớn hơn, đầu tư thiết kế không gian và thuê thêm nhiều nhân viên mới. Tuy nhiên, các nhà hàng ấy ghi nhận lợi nhuận sụt giảm rõ rệt chỉ trong vài tháng đầu tiên. Nguyên nhân chính là do chủ quán thiếu kinh nghiệm quản lý nhà hàng cao cấp phức tạp. Khi chỉ là một quán ăn nhỏ, bạn chỉ cần làm ra món ăn ngon miệng, hợp vệ sinh thì tự nhiên sẽ có nhiều khách tìm đến, vì giá rẻ nên khách hàng cũng thản nhiên chi không đắn đo. Còn với một nhà hàng lớn thì đối tượng thực khách cũng khác, cách thức quản lý cũ không còn phù hợp nữa.
Kinh doanh nhỏ lẻ kị nhất là phức tạp. Vốn đầu tư hạn hẹp, hơn nữa những người làm kinh doanh nhỏ lẻ hầu hết đều là những người lao động phổ thông, thiếu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp lớn. Vì vậy, hãy khai thác vào những ưu thế của thương hiệu thì mới có chỗ đứng vững vàng trên thương trường. Khi đã có tiếng tăm, có thương hiệu rồi có thể từ từ mở rộng quy mô, dần dần cũng có thể làm ông chủ lớn.
Xem thêm: Bí quyết nâng cao trải nghiệm khách hàng tại nhà hàng nhỏ
3. Tập trung vào sự thân thiện và hiếu khách khi phục vụ khách hàng
Cho dù ở thời đại nào, đã làm kinh doanh dịch vụ thì người mạnh nhất luôn là người làm dịch vụ tận tâm nhất, mỉm cười tiếp đón “Xin chào quý khách”, trực tiếp trò chuyện cùng mọi người. Các quán ăn theo mô hình cỡ nhỏ nên tận dụng ưu thế này để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Trong hoàn cảnh như hiện nay, những chuỗi cửa hàng quy mô lớn thường đón tiếp khách hàng theo quy trình tiêu chuẩn như người máy. Ngược lại, những cửa hàng nhỏ do chính chủ quán là người hỏi về nhu cầu của khách hàng: “Hôm nay anh cũng uống giống như cũ ạ?” thì chắc chắn cách thứ 2 sẽ khiến khách hàng vui vẻ hơn. Nếu so sánh, thì những cửa hàng mang đến cảm giác ấm áp cho khách hàng sẽ trở nên rất có giá trị.

Để kinh doanh nhiều cửa hàng, các doanh nghiệp lớn phải đơn giản hóa các quy trình. Đây chính là lợi thế của những cửa hàng riêng lẻ có quy mô nhỏ tập trung vào cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Ví dụ như nhớ khuôn mặt và tên của khách hàng và nói xin chào: “Chị Vân, lâu lắm mới ghé quán em nha!” Hay mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn thú vị hơn cũng là cách hay: “Chị muốn ăn cơm sườn ạ? Quán em cũng có cả phở, bún bò nữa ạ!” Kiểu hiếu khách về mọi mặt này là một lợi thế lớn của các cửa hàng nhỏ.
4. Chú ý tới từng chi tiết nhỏ nhặt nhất khi kinh doanh
Là một chủ quán nhỏ, bạn phải là người biết quan sát và nắm bắt tâm lý khách hàng để tránh mắc một số sai lầm không đáng có. Chẳng hạn như việc rất nhiều người làm kinh doanh thường vội vã lên giá khi sẵn dịp lễ tết, giá xăng và gas tăng, hàng hóa cuối năm tăng… nhưng khi giá giảm, họ thường không giảm cho khách hàng. Đây là nguyên nhân khiến cho không ít mô hình kinh doanh ăn uống “chết non”.
Ngoài giá cả, cách thức phục vụ và những chính sách tặng kèm khách cũng rất quan trọng trong việc có tạo được thiện cảm cho khách quay lại quán lần sau hay không. Nếu một nhóm đông khách hàng có 1, 2 người không gọi đồ uống, đừng tiếc gì tặng họ một ly nước lọc hay trà đá. Bạn hãy tính lợi nhuận từ sản phẩm bạn kinh doanh chứ không phải ở cái khăn, hay ly nước trà. Nếu quán của bạn có vị trí không thuận lợi khiến khách hàng phải gửi xe bên ngoài, hãy “xông xênh” tặng họ một vé gửi xe miễn phí. Những chi tiết nhỏ này sẽ khiến một quán ăn, quán cafe nhỏ được nâng tầm vì sự chuyên nghiệp và giữ chân được khách hàng.
5. Quản lý quán bằng các giải pháp công nghệ
Các quán ăn, quán cafe nhỏ thường quản lý vận hành theo cách thủ công bởi nguồn vốn không lớn cũng như không có nhiều nhu cầu quản lý phức tạp. Tuy nhiên phương pháp này lại dẫn đến những thất thoát, mất tiền mà chính chủ quán cũng khó phát hiện ra. Vì vậy, một yếu tố quan trọng không thể thiếu để công việc kinh doanh hiệu quả đó là sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng hiện đại.
Hãy tìm một phần mềm phù hợp nhất giúp bạn quản lý cửa hàng của mình từ khâu phục vụ, thu ngân, order cho đến quản lý để tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm hỗ trợ quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh F&B với giá cả phải chăng nhưng cực kỳ hiệu quả. Các chủ quán nên đưa vào áp dụng nhằm nâng cao sự chuyên nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian, công sức.

Một trong những phần mềm phổ biến và được các chủ quán ăn, quán cafe ưa chuộng hiện nay đó là iPOS. Phần mềm quản lý quán ăn iPOS được thiết kế để phù hợp với đa dạng mô hình kinh doanh từ quy mô quán ăn nhỏ lẻ, vỉa hè cho đến các quán lớn hay chuỗi nhà hàng nhiều chi nhánh. Dù bạn chỉ đang kinh doanh một quán ăn nhỏ, phần mềm iPOS vẫn là lựa chọn tối ưu hỗ trợ đắc lực trong việc giải quyết bài toán quản lý vận hành, hạn chế tối đa tình trạng thất thoát, tối ưu lợi nhuận trong kinh doanh.
Kinh doanh quán ăn nhỏ rủi ro ít hơn nhà hàng lớn vì vốn bỏ ra không nhiều, khả năng lưu động cao, dễ kiếm lãi. Thế nhưng, nếu quán nhỏ mà dày đặc, một con phố có thể có tới chục quán ăn khác nhau, kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt thì những quán ăn nhỏ cần phải có chiến lược nếu muốn tồn tại và phát triển. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp chủ kinh doanh F&B quy mô nhỏ có thêm bí quyết để nâng cao hiệu quả kinh doanh!
Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau để vận hành kinh doanh trơn tru hơn nhé!
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay