Tưởng chừng là mô hình kinh doanh tồn tại nhất thời, “sớm nở tối tàn” thế nhưng thị trường F&B lại chứng kiến sức sống dẻo dai của mô hình trà chanh đường phố. Từ khi nào “mở quán trà chanh” trở thành một trong những lựa chọn ưu tiên của người mới bắt đầu tập tành kinh doanh. Dưới đây là 7 lưu ý để bạn tăng tỷ lệ thành công khi mở quán trà chanh. Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung
1. Nghiên cứu thị trường
Không ít chủ quán khi có ý định mở quán trà chanh thường ngay lập tức xây dựng ý tưởng và bán hàng mà bỏ qua bước nghiên cứu thị trường. Đây là một trong những lý do dẫn đến việc các quán trà chanh sau một thời gian ngắn mở cửa đều đồng loạt treo biển sang nhượng mặt bằng. Đúng như câu nói muôn thuở “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, việc nghiên cứu thị trường luôn luôn là một bước không thể thiếu cho dù bạn kinh doanh trà chanh hay bất cứ thứ gì.

Về cơ bản, khi khảo sát thị trường, bạn cần phải trả lời được các câu hỏi dưới đây:
Về thị trường:
- Đối thủ của bạn là ai?
- Họ bán cái gì?
- Giá bán trung bình của họ bao nhiêu?
- Họ mở ở địa điểm nào?
Về khách hàng:
- Khách hàng mục tiêu là ai?
- Độ tuổi khách hàng mục tiêu?
- Nghề nghiệp chính của họ?
- Khả năng chi trả cho sản phẩm?
- Thói quen tiêu dùng?
Nghiên cứu thị trường có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể thông qua các công ty bán báo cáo nghiên cứu hoặc tự thực hiện. Có thể khảo sát offline hoặc online (Google, bảng biểu, Facebook, v.v…) để thu thập được các thông tin như: độ tuổi khách hàng, giới tính, công việc, mức thu nhập hàng tháng, chi phí họ bỏ ra để giải trí, khu vực sinh sống, v.v…
2. Lập kế hoạch kinh doanh quán trà chanh
Một bản kế hoạch kinh doanh quán trà chanh sẽ vẽ ra cho bạn thấy hình thù của đứa con tinh thần trong tương lai. Đầu tiên bạn phải xác định được định hướng kinh doanh của mình qua hai yếu tố:
- Kế hoạch xây dựng quán: sức chứa của quán là bao nhiêu, diện tích mong muốn, menu đồ uống gồm những gì, mức giá bán, bao giờ thì thuê nhân viên, sau bao lâu thì đi vào hoạt động, v.v…
- Chỉ tiêu doanh số mong muốn: doanh thu mong muốn/tháng, dự định bao lâu thu hồi vốn, có thể chịu được thua lỗ trong bao nhiêu tháng, v.v…

Tất nhiên một kế hoạch kinh doanh trên giấy chỉ là lý thuyết, nhưng nếu không vẽ cụ thể thì bạn không rõ tiếp theo mình cần làm gì, làm ở đâu và tiến độ công việc ra sao. Bạn cũng có thể hỏi thêm những người có kinh nghiệm đi trước xem họ đã từng bắt đầu kinh doanh thế nào, xây dựng kế hoạch kinh doanh ra sao để có thêm tự tin mở quán.
3. Dự trù tài chính
Nếu không có kế hoạch tài chính cụ thể, rất dễ bạn bị “hớ” trong các khoản chi. Lập kế hoạch chi tiết để bạn cân đo các khoản chi sao cho hợp lý, dưới đây là một vài hạng mục chính bạn cần thêm vào kế hoạch của mình:
Chi phí xây dựng và thuê mặt bằng
Chi phí này sẽ tùy thuộc vào quy mô của quán trà chanh bạn dự định mở. Bạn nên cân nhắc lựa chọn mặt bằng tốt, thuận lợi, ít hư hỏng để giảm thiểu chi phí sửa chữa, xây dựng.

Chi phí thiết kế và trang trí nội thất
Cũng như chi phí xây dựng, tùy vào quy mô kinh doanh và loại hình quán trà chanh mà chủ quán muốn theo đuổi sẽ có những cấp chi phí cho thiết kế và nội thất khác nhau. Bạn cần cân nhắc với số vốn bỏ ra của mình làm sao để trang trí quán vừa hợp phong cách, độc đáo lại tiết kiệm. Hiện có nhiều đơn vị thi công thiết kế hoàn chỉnh cả quán bạn có thể tham khảo giá để đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Chi phí đầu tư cho trang bị thiết bị, dụng cụ
Đây cũng là một khoản đầu tư quan trọng bởi nó không chỉ đem lại chất lượng phục vụ và đồ uống tốt nhất cho khách mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp, tính đồng bộ trong hoạt động quản lý quán. Do đó, bạn cần cân nhắc, tham khảo để trang bị thiết bị, dụng cụ phù hợp với quán.
Chi phí duy trì quán
Trên thực tế, việc kinh doanh trong thời gian đầu thường sẽ khó có kết quả tốt vì khách chưa biết đến nhiều, các chi phí đầu tư ban đầu cao nên chưa có lời. Bạn nên dự trù trước hai khoản tiền thuê mặt bằng và lương nhân viên đủ chi trả trong vòng 3-6 tháng.
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí đầu tư cho nguyên vật liệu cần được chú trọng nhất. Vì dù quán của bạn quy mô nhỏ, vừa hay lớn thì chất lượng đồ uống là thứ thiết yếu giữ chân khách hàng. Do đó, bạn cần tìm nguồn nguyên liệu chất lượng, uy tín. Hiện tại có không ít các đơn vị cung cấp toàn bộ nguyên liệu, bạn có thể lên các nhóm, cộng đồng đồ uống để tìm kiếm đối tác cung cấp.

Chi phí Marketing
Khi mới kinh doanh, quán của bạn cần tăng hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu để nhiều người biết tới tại điểm bán và trên các kênh mạng xã hội. Sau khi đã có khách hàng quen thì chi phí này của bạn sẽ giảm ít nhiều, tùy thuộc vào quy mô và định hướng phát triển của quán.
Chi phí thuê nhân viên và đăng ký kinh doanh
Tùy theo quy mô quán để bạn xem xét nên thuê bao nhiêu nhân viên partime và fulltime, tuyển sinh viên làm theo giờ cũng là một lựa chọn tiết kiệm. Chi phí đăng ký kinh doanh bao gồm: lệ phí đăng ký và giấy phép cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đọc thêm: Mở quán cafe với 12 bước cơ bản dành cho người mới
4. Lựa chọn địa điểm
Địa điểm luôn là yếu tố quyết định thành bại của một mô hình kinh doanh ăn uống. Có nhiều thương hiệu mặc dù sản phẩm tốt nhưng vẫn phải đóng cửa quán do chủ đòi lại nhà, do địa điểm khuất, không có chỗ để xe cho khách, v.v… Do vậy khi lựa chọn địa điểm mở quán trà chanh bạn cũng cần xem xét các yếu tố trên. Cần khảo sát xem địa điểm mình dự định thuê trước đây làm gì, tại sao họ lại không làm nữa, từ đó đưa ra đánh giá chính xác hơn liệu địa điểm này có hợp với mô hình của mình hay không.
Một trong những lưu ý khi lựa chọn địa điểm mở quán trà chanh là:
Diện tích quán
Tùy theo nhu cầu kinh doanh cũng như tiềm lực tài chính của chủ quán để cân nhắc lựa chọn diện tích phù hợp. Ví dụ như mô hình trà chanh phục vụ tại chỗ sẽ cần không gian rộng hơn trà chanh bán mang đi.
Khách hàng mục tiêu
Khu vực mở quán nhất định phải có nhóm khách mục tiêu. Nếu đối tượng khách hàng là dân văn phòng, bạn nên thuê địa điểm gần các tòa nhà văn phòng lớn tập trung nhiều công ty, nhiều trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, v.v…

Chỗ để xe
Ngoài chỗ để xe cố định ví dụ như trước cửa hàng hoặc đối diện bên đường thì chủ quán có thể thuê những địa điểm rộng hơn gần đó để tiện cho khách hàng khi đến quán. Điều này cũng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và địa điểm của quán. Quán cũng có thể thực hiện “vận động hàng lang” tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương để hoạt động kinh doanh của mình cũng như vấn đề đỗ gửi xe được thuận tiện hơn.
Mật độ lưu thông
Chủ quán cần cân nhắc lựa chọn những địa điểm như đã nói không quá chật hẹp, nằm trong khu vực ít tắc đường, có chỗ để xe không gây bất tiện cho khách hàng khi ngồi trà chanh.
[lepopup slug=’Bocongcutainguyen-fnb’]
Giá thuê
Giá thuê địa điểm tùy thuộc vào diện tích địa điểm mà chủ quán thuê. Xét theo kinh phí mở quán để bạn thuê địa điểm cho phù hợp. Một quán trà chanh với ngân sách 300-500 triệu bạn không thể thuê mặt đường ở Phố Huế, Tràng Tiền. Kinh phí thuê địa điểm chỉ được phép chiếm tối đa 12% chi phí tổng là phù hợp nhất.
5. Thiết kế không gian, trang trí quán
Phong thủy
Khi bàn về sự thành đạt, người xưa có câu: thứ nhất vận may, thứ hai phận số, thứ ba phong thủy, thứ tư đức hạnh, thứ năm học vấn. Từ đó cho thấy phong thủy quán trà chanh là một điều vô cùng quan trọng giúp quán trà chanh trở nên đông khách. Có khi một thay đổi nhỏ trong cửa hàng cũng tác động đến tình hình kinh doanh ở đó. Hãy thử rà soát tổng thể quán trà chanh của mình xem đã sắp xếp bố cục đúng hay chưa và cần thay đổi những gì để việc kinh doanh trà chanh hiệu quả hơn không.

Tận dụng ánh sáng
Quán trà chanh nên tận dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày càng nhiều càng tốt. Ánh sáng tự nhiên không chỉ làm cho không gian quán trở nên thoáng đãng mà còn tạo cho khách hàng sự thoải mái, dễ chịu. Bạn nên sử dụng những cửa kính lớn hoặc những ô cửa sổ rộng, giếng trời và rèm mỏng sáng màu để thu hút ánh sáng. Tận dụng ánh sáng tự nhiên cũng là cách bạn tiết kiệm điện cho quán.
Lựa chọn nội thất
Không gian quán cần có sự hài hòa, bày trí thông minh. Do sự hạn chế nhất định về diện tích, bạn cần chọn những mẫu nội thất đơn giản, ít màu sắc để không tạo cảm giác chật chội. Bên cạnh đó, nội thất cũng cần được cân nhắc để hài hòa với màu sơn của quán. Không nên sử dụng quá nhiều gam màu nóng hoặc lạnh, bạn hãy kết hợp chúng để tăng cảm giác rộng rãi cho quán. Menu, đồng phục nhân viên cũng nên được dùng theo gam màu chủ đạo của quán để tạo sự đồng bộ.

Thiết kế lối đi, chỗ ngồi
Không nên lạm dụng quá nhiều nội thất sẽ khiến quán trở nên chật hẹp. Hãy thiết kế lối đi giữa các bàn thật rộng rãi cho khách hàng có thể di chuyển. Lối đi chính giữa quán nên để rộng hơn thuận tiện cho việc đi lại của nhân viên và khách. Cách thú vị để bạn biết đâu là vị trí đẹp nhất trong quán đó là lựa lúc đông khách, nhìn xem cách họ chọn lựa ưu tiên khi mới bước vào, dựa vào đó bạn thay đi những vị trí xấu.
Sử dụng đồ trang trí
Khi thiết kế không gian quán bạn cũng nên chú trọng vào sự ấn tượng. Bạn có thể trang trí cho quán của mình bằng những giỏ hoa có độ dài thân vừa phải tăng sự mềm mại trang nhã. Bạn nên đặt chúng ở những nơi như góc tường tránh treo sát mặt đất hay giữa phòng sẽ làm rối mắt cũng như tạo sự chật hẹp cho không gian. Những bức tranh trang trí theo chủ đề của quán cũng là một lựa chọn thông minh.
6. Lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng
Việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng khi bắt đầu mở quán trà chanh giúp bạn tối ưu hóa việc kiểm soát doanh thu, tránh những rủi ro thất thoát không đáng có. Qua đó cũng giúp khách hàng cảm thấy thuận tiện hơn khi có thể thanh toán nhanh chóng, bằng nhiều hình thức thẻ hay tiền mặt.

Giống với mô hình kinh doanh café, trà chanh cũng có những đặc thù trong quản lý nguyên liệu, quản lý định lượng kho. Vì thế bạn cũng cần lựa chọn phần mềm chuyên dùng cho ngành F&B để xử lý được những đặc thù riêng này. Hiện iPOS và FABi là hai phần mềm bán hàng được sử dụng phổ biến nhất, có các tính năng thiết kế riêng cho mô hình trà chanh với chi phí phù hợp mà bạn có thể tham khảo. Hotline tư vấn của iPOS.vn: 19004766
Tùy thuộc vào quy mô quán để thuê số lượng nhân viên phù hợp, trung bình 2-3 nhân viên parttime, 1 nhân viên fulltime/1 ca làm việc là hợp lý. Trong trường hợp giờ cao điểm thì cần bổ sung thêm nhân sự. Với vị trí quản lý bạn phải lựa chọn kỹ người có chuyên môn và độ tin tưởng cao. Những vị trí khác như như nhân viên phục vụ, bảo vệ, thu ngân, v.v… bạn có thể thuê sinh viên theo giờ để giảm chi phí. Thông thường, giá thuê nhân viên phục vụ đơn giản thường giao động từ 12,000 – 20,000 đồng/1 giờ.

Sau khi thuê được nhân viên quán trà chanh, tiếp theo là bạn cần đào tạo cách làm phục vụ quán trà chanh theo đúng quy chuẩn nhất định mà quán đã đặt ra như: hình thức bán hàng, chào hỏi khách, thanh toán, xử lý vấn đề phát sinh, v.v… Bạn hãy chú trọng vào quy trình đào tạo để nhân viên tránh mắc phải các sai lầm, ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu.
8. Chuẩn bị các chương trình Marketing
Marketing truyền thống Phát tờ rơi là một trong những phương pháp cổ điển nhưng cực kỳ hữu hiệu. Tờ rơi sẽ phát huy tác dụng của nó khi quán được đặt ở những nơi như: trường học, cơ quan, chung cư, v.v… Tuy nhiên nó sẽ phản tác dụng nếu quán của bạn đặt ở những địa điểm du lịch vì khách hàng sẽ không xuất hiện thường xuyên, họ chỉ đến đó một vài lần trong năm.
Marketing truyền thông cho quán bằng “Free” đồ uống cũng là cách được nhiều quán trà chanh mới mở sử dụng. Những khách hàng thân thuộc thường hay ghé quán của bạn thường xuyên nên được tặng miễn phí hoặc tặng kèm đồ uống. Phương pháp này sẽ giúp bạn được truyền thông miễn phí vì họ sẽ mang câu chuyện về quán của bạn lan truyền rộng khắp.

Digital Marketing
Những khách hàng đến quán trà chanh thường có nhu cầu check-in chia sẻ hình ảnh cũng như ý kiến bình luận của mình trên các trang mạng xã hội. Bạn có thể tạo các trang Fanpage với những hình ảnh đẹp của quán, những chia sẻ, bình luận tích cực của khách hàng rồi chạy quảng cáo hướng tới các khách hàng mục tiêu. Bạn cũng có thể tối đa hóa công cụ tìm kiếm với các từ khóa theo phong cách của quán, v.v…

Ngày khai trương trước khi mở quán trà chanh
Trước ngày khai trương chính thức khoảng 1 tuần, bạn nên chạy thử để xem quán vận hành đã ổn chưa, các đồ uống có vừa miệng khách hàng hay không. Đồng thời, bạn cũng nên có một số các chương trình khuyến mãi, quà tặng, mini game, v.v… để thu hút khách hàng trong ngày khai trương.

Hiện các quán trà chanh có áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi như giảm giá hóa đơn vào ngày sinh nhật, phát hành mã khuyến mãi E- voucher, v.v… Sử dụng phần mềm quản lý iPOS CRM để thu thập thông tin khách, phân tích thói quen sử dụng của họ và lên những chương trình phù hợp cũng là cách để bạn giới thiệu và thu hút khách hàng nhiều hơn.
Trên đây là tổng hợp những lưu ý cho chủ quán bắt đầu mở quán trà chanh, chúc bạn sớm có kế hoạch hoàn chỉnh cho riêng mình và kinh doanh may mắn.
Cùng tham khảo một số phần mềm để vận hành kinh doanh trở nên trơn tru hơn nhé!
Phần mềm quản lý quán cafe chuyên nghiệp, dễ sử dụng nhất
Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?