Rất nhiều người đã lựa chọn mô hình ăn uống để kinh doanh – bởi đây là mô hình này có lượng khách hàng tiềm năng rất cao và có thể đem lại lợi nhuận lý tưởng nếu biết nắm bắt. Tuy nhiên để mở một nhà hàng không phải là điều đơn giản và bài toán về vốn luôn làm đau đầu những người bắt đầu hành trình khởi nghiệp.
Không phải ai cũng có thể kêu gọi vốn thành công, không phải ai cũng đủ tiềm lực về tài chính để có thể mở ngày một cửa hàng ăn uống. Chính vì vậy, vay vốn chính là sự lựa chọn tối ưu nhất để những người khởi nghiệp giải quyết được vấn đề về tài chính. Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu một số kinh nghiệm vay vốn hiệu quả để khởi nghiệp kinh doanh thành công trong nội dung dưới đây nhé!
Nội dung
1. Vay vốn để kinh doanh nhà hàng – Hiểu như nào cho đúng?
Bài toán về vốn kinh doanh nhà hàng luôn là một vấn đề lớn với các chủ đầu tư. Thiếu vốn kinh doanh, tất nhiên bạn sẽ thất bại. Bởi vậy, ít ai khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng chỉ với một ý tưởng nhỏ và trong trạng thái “viêm màng túi”. Điều cần thiết là đảm bảo nguồn vốn căn bản để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh.
Vậy để giải quyết bài toán về vốn kinh doanh nhà hàng, các chủ đầu tư thường tìm đến hình thức vay vốn để cứu cánh.

1.1. Phác thảo sơ bộ mục đích vay vốn kinh doanh
Việc đầu tiên và không kém phần quan trọng trước khi đăng ký vay vốn, là chủ đầu tư cần hiểu rõ về mục đích cho khoản vay đang mong muốn. Tùy nhu cầu, quy mô của nhà hàng mà tất cả mục đích vay vốn cần được liệt kê rõ ràng, chi tiết. Chẳng hạn như cần vốn để thuê mặt bằng, mua tài sản cố định, trang trí nhà hàng, hay mở rộng kinh doanh, hoặc đơn giản để giải quyết vấn đề đảm bảo nguyên vật liệu chế biến,…. Theo đó, chủ đầu tư cần chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh chi tiết kèm theo những giấy tờ liên quan, chiến lược tăng trưởng hay kế hoạch phát triển nhà hàng cụ thể sẽ giúp chứng minh cho ngân hàng và các đối tác tài chính hiểu rõ mục đích vay vốn của doanh nghiệp.
1.2. Vay vốn để kinh doanh nhà hàng như thế nào?
Vay vốn để kinh doanh nhà hàng là hình thức vay vốn nhằm mục đích gia tăng, hỗ trợ nguồn vốn cho một kế hoạch hoặc hoạt động kinh doanh diễn ra sắp tới.
Hiện nay, các tổ chức tín dụng vay tiền online uy tín đều có các gói vay kinh doanh. Với gói vay này, các tổ chức tín dụng sẽ hỗ trợ vốn cho người vay có thể thực hiện được những kế hoạch đầu tư kinh doanh của mình.
Với lợi nhuận tạo ra từ kinh doanh, người vay sẽ tính toán để hoàn trả lại khoản vay. Tùy vào từng các tổ chức tín dụng, các gói vay sẽ có lãi suất, điều kiện vay, hạn mức vay, thời gian vay khác nhau… Bởi vậy, vay tiền để mở nhà hàng sẽ là sự lựa chọn hợp lý khi bạn không có đủ khả năng về tài chính.
Tuy nhiên việc vay vốn để kinh doanh không hề đơn giản, bạn cần chắc chắn về kế hoạch khởi nghiệp của mình để đảm bảo được nguồn vốn vay được sử dụng một cách thông minh và sinh lãi nhất. Vậy trước khi vay vốn, bạn cần lưu ý những gì?
2. Những lưu ý khi vay vốn kinh doanh nhà hàng
2.1. Xác định cụ thể số vốn mở nhà hàng của mình
Để xác định được số tiền này, bạn cần phải có bảng kế hoạch dự trù kinh phí tài chính chi tiết, từ quy mô nhà hàng, địa điểm, trang trí, mua sắm cơ sở vật chất… và rất rất nhiều khoản chi phí khác.
- Chi phí đầu tư mặt bằng: Tính trung bình giá thuê mặt bằng là 10 triệu đồng/tháng – yêu cầu đặt cọc trước từ 3-6 tháng. Do vậy, khoản chi phí đầu tư vào mặt bằng sẽ rơi vào khoảng 30~60 triệu đồng.
- Chi phí vật dụng và trang trí: Con số tối thiểu phải từ 50~70 triệu đồng đối với một nhà hàng có không gian chấp nhận được.
- Chi phí nguyên vật liệu: Đôi khi chiếm đến 40% doanh thu của nhà hàng.Thông thường tổng chi phí chi phí này rơi vào khoảng 10~20 triệu đồng.
- Chi phí thuê nhân sự: Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng, có thể rơi vào khoảng 30~50 triệu/tháng
Khi đã xác định được tổng số vốn cần đầu tư, hãy xem mình có được bao nhiêu và cần vay bao nhiêu. Nếu như số vốn quá lớn, hãy nghiên cứu điều chỉnh lại quy mô nhà hàng của bạn.
Xem thêm: Vay vốn kinh doanh – Những điều cần biết dành cho chủ quán F&B
2.2. Xây dựng một bản kinh doanh có sức thuyết phục nhất
Nên nhớ rằng, sẽ chẳng có một đối tác tài chính nào cho bạn vay vốn với một kế hoạch kinh doanh sơ sài, không có tiềm năng. Khi vay vốn để kinh doanh nhà hàng, chủ đầu tư cần phải xây dựng được một kế hoạch kinh doanh khả thi và có sức thuyết phục nhất.

2.3. Luôn luôn cân đối chi tiêu và thu nhập của nhà hàng
Hãy cân nhắc xem liệu thu nhập và lợi nhuận của bạn liệu có khả năng thanh toán được món nợ lãi suất lẫn tiền gốc hàng tháng hay không. Nếu như thấy khoản lãi vay vượt quá khả năng của bạn thì hãy dừng vay hoặc điều chỉnh lại cho hợp lý nhất.
Trên thực tế, khi xét duyệt hồ sơ vay, các đối tác tài chính cũng sẽ xem xét những nguồn tài sản hiện hữu để xác định xem doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ cho khoản vay được yêu cầu hay không. Họ cũng cân nhắc đến việc yêu cầu thêm thông tin về dòng tiền để hỗ trợ cho các khoản chi phí và cam kết trả nợ của doanh nghiệp. Dòng tiền thu vào càng mạnh càng chứng minh doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả đúng hạn và có khả năng quản lý các chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Điều này sẽ giúp xây dựng lòng tin của người phê duyệt khoản vay dành cho doanh nghiệp.
Tất nhiên các tổ chức tín dụng cũng sẽ không đồng ý cho bạn vay quá lớn khi bạn không có khả năng thanh toán. Điều này thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của bạn. Vì vậy, theo lời khuyên từ các chuyên gia tài chính, hãy chỉ nên để khoản lãi vay chiếm 30 – 40% thu nhập của bạn mà thôi.

2.4. Cân nhắc để lựa chọn gói vay phù hợp
Một gói vay phù hợp khi nó đủ để bạn bắt đầu được kế hoạch kinh doanh, đồng thời phải đáp ứng được khả năng chi trả tài chính của bạn.
Về cơ bản, bạn không bao giờ nên vay toàn bộ 100% vốn để đầu tư – ngưỡng giới hạn bạn nên chấp nhận rủi ro cao nhất chỉ chạm đến 30%. Vì vậy, nếu áp lực tài chính về mô hình nhà hàng bạn định kinh doanh quá lớn, đừng đâm lao vay cố mà hãy tìm cách tinh gọn quy mô lại.
Ngoài ra, hãy chú ý đến thời gian vay vốn của ngân hàng. Việc kéo dài thời hạn vay có thể giảm bớt áp lực trả nợ hàng tháng – tuy nhiên cùng lúc lại kéo giãn tiền phí chuyển đổi trả góp lên. Bạn có thể lựa chọn thời gian vay sao cho phù hợp với tính toán và khả năng chi trả của bản thân.
Xem thêm: Gói vay vốn kinh doanh lên đến 100 TRIỆU ĐỒNG từ iPOS.vn và Kim An
2.5. Lựa chọn các đối tác cho vay uy tín
Với việc lựa chọn các tổ chức tín dụng uy tín, bạn sẽ không lo rơi vào bẫy của tín dụng đen hay gặp rủi ro với khoản vay của mình. Mỗi các tổ chức tín dụng sẽ có mức lãi suất khác nhau nên bạn hãy lựa chọn nơi có mức lãi suất ưu đãi nhất và có sự tư vấn nhiệt tình, uy tín nhất.
Hiện tại, trên thị trường đang có một số đơn vị trung gian cho vay tài chính kinh doanh nhà hàng uy tín trên thị trường như:
- iPOS
- KiotViet EasyCredit
- SapoFin
Vay vốn để kinh doanh nhà hàng là một lựa chọn hiệu quả giúp các doanh nghiệp vượt qua các giới hạn về nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Muốn vay vốn thành công, các doanh nghiệp nên nghiên cứu và chuẩn bị thật kỹ hồ sơ; đảm bảo tuân thủ đúng quy trình và tiêu chí mà đối tác tài chính yêu cầu. Chúc bạn sẽ thành công với kế hoạch kinh doanh nhà hàng của mình và lựa chọn được phương án vay vốn hợp lý.
Cùng tham khảo một số phần mềm sau để vận hành công việc trơn tru hơn nhé!
Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay