Search
Close this search box.

Tin tức mới

Đặt trùng tên nhà hàng, quán cafe để “ăn theo” có vi phạm pháp luật?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Kinh doanh dịch vụ ăn uống là một ngành nghề có tiềm năng sinh lời cao nhưng cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Do đó, các nhà hàng, quán cafe thường sở hữu những cái tên hay, lạ và dễ nhớ để gia tăng sức hút với khách hàng. Tuy nhiên, việc một số chủ kinh doanh cố tình đặt trùng tên nhà hàng, quán cafe khác để “ăn theo” cũng không hề hiếm gặp. Vậy những trường hợp đặt trùng tên như vậy có nảy sinh tranh chấp về pháp luật không? Có được đặt tên nhà hàng, quán cafe trùng nhau hay không? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây!

1. Có được phép đặt trùng tên với nhà hàng, quán cafe khác hay không? 

Điều kiện tham gia thị trường F&B hiện nay khá dễ dàng khi không cần vốn đầu tư ban đầu quá lớn, không cần chủ kinh doanh có chuyên môn sâu và chỉ trong thời gian ngắn là đánh giá được hiệu quả. Chính vì vậy, ngày càng nhiều thương hiệu lớn nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống ra đời, kéo theo tình trạng xuất hiện nhiều nhà hàng, quán cafe có những cái tên “na ná” nhau. 

Trà sữa The Alley từng “khổ sở” vì các cơ sở “fake” phát triển quá nhanh 
Trà sữa The Alley từng “khổ sở” vì các cơ sở “fake” phát triển quá nhanh 

 Bao nhiêu tình huống dở khóc dở cười xoay quanh chuyện đặt trùng tên nhà hàng, quán cafe đã diễn ra. Phổ biến nhất, nhiều người có ý định mở quán cũng “nhăm nhe” đặt tên giống quán này, quán kia để “ăn theo” độ nổi tiếng nhằm thu hút khách hàng dễ dàng hơn. Nhưng liệu đây có phải quyết định sáng suốt? 

Tình huống giả sử: Anh A đang dự định mở một quán cafe đặt tên là Cafe Lâm. Tuy nhiên, ở con phố bên cạnh cũng có một quán cafe tên là Cafe Lâm đã hoạt động được 5 năm nay. Như vậy anh A có vi phạm pháp luật hay không?

  • Khoản 21 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”

Như vậy, tên quán cafe là “Cafe Lâm” chính là tên thương mại, dùng để phân biệt chủ thể kinh doanh quán ăn đó với các chủ thể kinh doanh quán ăn khác trong cùng khu vực.

  • Điều 76 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”

Tên quán cafe “Cafe Lâm” ở con phố bên cạnh đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được bảo hộ. Tên thương mại “Cafe Lâm” có khả năng phân biệt với các quán cafe trong khu vực với nhau.

  • Điểm b khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.”

Quán cafe ở phố bên cạnh đã sử dụng tên “Cafe Lâm” được 5 năm nay, do vậy, quán cafe đó là chủ sở hữu của tên thương mại “Cafe Lâm”.

  • Khoản 2 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.”

Anh A dự định kinh doanh dịch vụ ăn uống, là dịch vụ cùng loại với dịch vụ mà quán cafe ở con phố bên cạnh cung cấp. Do đó, nếu anh A đặt tên cho quán cafe của mình là Cafe Lâm, trùng với tên của quán cafe đó thì hành vi này sẽ bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

  • Điểm a khoản 1 Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ: “Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ.”

Do quán Cafe Lâm ở phố bên cạnh đã có trước, đã có nhiều khách hàng biết đến, việc anh A đặt tên trùng với quán cafe đó có thể khiến khách hàng nhầm lẫn rằng quán cafe của anh A là một cơ sở khác của quán Cafe Lâm đã có. Hành vi đặt trùng tên quán cafe trong trường hợp này có thể bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 

  • Điểm a khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ: “Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kèm theo nhãn hiệu đó.”

Bên cạnh đó, nếu như quán cafe ở phố bên cạnh đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Cafe Lâm” cho dịch vụ ăn uống thì hành vi đặt tên Cafe Lâm cho quán cafe mới của anh A sẽ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.  

Từ các phân tích ở trên, nếu anh A đặt tên quán cafe của mình là Cafe Lâm thì sẽ bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại, xâm phạm quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, và có nguy cơ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của quán cafe Cafe Lâm ở phố bên. Trong trường hợp đó, sẽ dễ xảy ra tranh chấp đối với tên Cafe Lâm giữa 2 quán cafe. Anh A có nguy cơ bị xử phạt hành chính và khởi kiện dân sự. 

Do đó, để tránh những rắc rối đáng tiếc, tốt nhất là các chủ kinh doanh không nên đặt tên nhà hàng, quán cafe của mình trùng với tên của nhà hàng, quán cafe khác. Có lôi kéo được khách hàng từ đối thủ hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn đây không phải lựa chọn đúng đắn nếu bạn có ý định kinh doanh nghiêm túc, lâu dài. Khi khách hàng phát hiện quán của bạn không cùng hệ thống với quán họ đã biết từ lâu, họ sẽ gắn cho quán của bạn cái mác “hàng nhái”, “fake”, từ đó ảnh hưởng danh tiếng của quán và hiệu quả kinh doanh. 

Xem thêm: Cách đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe từ A-Z mới nhất 2023

2. Phải xử lý như thế nào khi có nhà hàng, quán cafe khác cố tình đặt trùng tên để kéo khách?

Hiện nay, nhiều nhà hàng, quán cafe “có số có má” trong ngành cũng gặp phải tình trạng chưa kịp đăng ký nhãn hiệu thì đã có hàng trăm cửa hàng nhỏ “đạo nhái” để “ăn theo”, để lôi kéo khách và làm giảm giá trị thương hiệu. 

Cửa hàng Mixeu “đạo nhái” thương hiệu trà sữa Mixue 
Cửa hàng Mixeu “đạo nhái” thương hiệu trà sữa Mixue 

Tình huống giả sử: Chị B kinh doanh nhà hàng và may mắn là rất đông khách ủng hộ. Tuy nhiên, một thời gian sau, cách đó một đoạn lại thấy xuất hiện nhà hàng khác với tên y hệt và cũng bán đồ giống với nhà hàng của chị B. Chị B định đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình. Vậy sau khi đăng ký bảo hộ thành công, chị B có thể kiện nhà hàng đó hay không? 

  • Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) quy định: “ Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
  • Theo quy định tại Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu, các chủ thể nào được đăng ký nhãn hiệu: “Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.”

Căn cứ quy định của pháp luật, trong trường hợp này, chị B được phép đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để bảo vệ quyền lợi của mình. Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu được quy định như sau:

  • Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi tra cứu và xác nhận nhãn hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.

  • Bước 2: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng.

  • Bước 3: Nhận giấy chứng nhận nhãn hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần. Sau khi bảo hộ nhãn hiệu thành công, chị B có thể tiến hành bảo vệ quyền lợi của mình dựa trên việc xác định nhà hàng khác giống nhà hàng của chị B có xâm phạm quyền bảo hộ nhãn hiệu.

  • Theo Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý:

“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

  1. a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  2. b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  3. c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  4. d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”

Như vậy, khi nhà hàng của chị B đã được đăng ký bảo hộ thì việc nhà hàng khác đặt tên trùng với nhà hàng của chị B là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại.

  • Theo Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2009, chị B có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ nhãn hiệu/tên thương mại đã đăng ký bảo hộ:

– Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công, chị B có thể thực hiện các biện pháp bảo vệ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật để yêu cầu nhà hàng đó ngừng việc sử dụng nhãn hiệu mà chị B đã đăng ký. Đây là cách giải quyết triệt để giúp các nhà hàng, quán cafe đã có tên tuổi đảm bảo không bị đối thủ lôi kéo khách hàng và bảo vệ được giá trị thương hiệu. 

Tạm kết

Đặt trùng tên nhà hàng, quán cafe để “ăn theo” không phải là trường hợp hiếm có trong thị trường F&B cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay. Vì vậy, các thương hiệu nên chủ động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu từ sớm để bảo vệ quyền lợi của cơ sở kinh doanh và tránh những mối nguy hại về sau. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác