Search
Close this search box.

Tin tức mới

Hợp tác kinh doanh, góp vốn nhà hàng cần chú ý những điều gì?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Là một nước đang phát triển nên thị trường F&B ở Việt Nam rất triển vọng, thu hút sự tham gia của đông đảo start-up trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không phải start-up hay thương hiệu nào cũng thành công, có nhiều khó khăn mà người kinh doanh F&B phải đối mặt như vấn đề tiền vốn. Ngày nay, các chủ quán, chủ nhà hàng thường ưa chuộng cách thức mời góp cổ đông tham gia góp vốn để giảm thiểu rủi ro và áp lực tài chính. 

Vậy khi hợp tác kinh doanh, góp vốn nhà hàng cần chú ý những điều gì? Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những lợi ích và sai lầm thường gặp khi hợp tác kinh doanh

1.1. Lợi ích của việc hợp tác, góp vốn kinh doanh

Được san sẻ công việc: Muốn làm chủ một nhà hàng, quán cà phê không hề dễ. Đặc biệt là trong thời gian đầu, khối lượng công việc vô cùng nhiều, với các chủ quán bận rộn hoặc không hiểu biết nhiều về ngành F&B thì đúng là một thách thức. Khi đó, có thêm một hoặc một vài người bạn cùng hợp tác kinh doanh thì công việc của chủ quán cùng sẽ được san sẻ.

Mọi người sẽ chung tay lên kế hoạch phát triển cho quán, phân công mỗi người một việc: người phụ trách quản lý tài chính, người lo vận hành, người tuyển nhân viên,…

gop-von-nha-hang-1
Hợp tác kinh doanh giúp chủ quán có thêm nguồn vốn đầu tư

Giảm bớt gánh nặng tài chính: Muốn mở một nhà hàng hay quán cà phê thì người chủ cần bỏ ra số tiền ban đầu tương đối lớn, ít nhất cũng phải vài trăm triệu mới đủ cho quán đi vào hoạt động. Đối với nhiều người thì đây là một số tiền không có sẵn, họ sẽ phải vay mượn từ bạn bè, người quen hoặc vay ngân hàng để có đủ.

Việc vay mượn tiềm ẩn nhiều rủi ro, hơn nữa còn phải trả thêm lãi, vậy nên các chủ quán, chủ nhà hàng không đủ tiềm lực tài chính thường sẽ mời gọi thêm những người khác cùng đầu tư vào. Như vậy họ vừa không phải đi vay, không phải chịu áp lực tài chính mà nhà hàng hay quán cà phê cũng có thêm vốn để hoạt động.

Xem thêm: Cạnh tranh giá trong kinh doanh F&B: Khi đối thủ giảm giá sâu thì phải làm gì?

1.2. Sai lầm thường gặp khi hợp tác kinh doanh, cùng góp vốn nhà hàng

Không có hợp đồng, thỏa thuận bằng giấy tờ pháp lý rõ ràng: Để quá trình hợp tác suôn sẻ và minh bạch thì tất cả những người góp vốn thành lập nhà hàng, quán cà phê cần có những thỏa thuận, hợp đồng rõ ràng ngay từ ban đầu. Nhiều nhóm bạn, người quen cùng hợp tác vì tin tưởng nên chỉ thỏa thuận miệng hay bằng giấy tờ suông, không có giá trị pháp lý, vì thế khi xảy ra mâu thuẫn rất khó nhờ pháp luật phân xử.

Đặc biệt là nếu không thỏa thuận ngay từ đầu thì trong quá trình hợp tác sẽ có nhiều người đột ngột đơn phương rút vốn, làm ảnh hưởng tới những người còn lại.

Chọn sai người để hợp tác cùng: Với tâm lý bình thường thì khi mở quán, các chủ quán thường thích hợp tác với những người quen biết như bạn bè thân, họ hàng, anh chị em ruột thịt,… vì nghĩ rằng như vậy sẽ đáng tin hơn người ngoài. Tuy nhiên, chính vì quen biết nên có nhiều vấn đề các thành viên sẽ “cả nể”, không thẳng thắn góp ý hoặc nhẫn nhịn cho qua, lâu dần tạo thành mâu thuẫn lớn. Một số người cũng lợi dụng việc bạn bè, người quen tin tưởng mình mà âm thầm rút ruột tiền vốn, lừa đảo,…

gop-von-nha-hang-2
Tâm lý ưu tiên hợp tác cùng người quen đã khiến nhiều người kinh doanh thất bại

Không giải quyết triệt để bất đồng quan điểm giữa các thành viên: Khi cùng chung vốn mở nhà hàng, hợp tác kinh doanh thì hầu như tất cả các cổ đông đều nghĩ rằng mình cũng sở hữu một phần quán và muốn quán phát triển theo hướng của mình. Sự bất đồng quan điểm giữa các thành viên,mong muốn trở thành người lãnh đạo trong tập thể của mỗi cá nhân lâu dần sẽ trở thành một “quả bom” làm xảy ra tình trạng tranh chấp điều hành.

Việc này không những khiến tình cảm rạn nứt mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên cũng như tình hình kinh doanh của quán.

2. Hợp tác kinh doanh, góp vốn nhà hàng cần chú ý những điều gì?

2.1. Có kế hoạch kinh doanh và ý tưởng thực hiện rõ ràng 

Điều kiện đầu tiên để những cuộc hợp tác làm ăn diễn ra sòng phẳng, minh bạch là phải dựa trên một bản kế hoạch thuyết phục, sát thực tế, có triển vọng và có phương hướng phát triển cụ thể. Chủ quán càng làm bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và nêu rõ những số liệu tài chính, lợi nhuận cũng như quyền lợi của người góp vốn tới đâu thì sẽ càng tăng khả năng họ tham gia hơn. 

Trong kế hoạch kinh doanh cần phải có những hạng mục như sau:

  • Nhà hàng, quán cà phê sẽ kinh doanh mặt hàng chủ yếu là gì, những mặt hàng phụ là gì? 
  • Định vị thương hiệu, tệp khách hàng mục tiêu là ai?
  • Số vốn tối thiểu để hoạt động là bao nhiêu và mức độ góp vốn tối thiểu của mỗi cổ đông là bao nhiêu?
  • Kế hoạch chi tiền cụ thể, chi tiết cho những hạng mục: Thuê mặt bằng, Trang trí thi công quán, Mua sắm nguyên vật liệu và trang thiết bị, Thuê nhân viên,…
  • Mục tiêu phát triển qua từng giai đoạn của nhà hàng: Khi nào thu hồi vốn, khi nào sinh lợi nhuận, khi nào mở tiếp chi nhánh mới,…
  • Khi đã thu hồi vốn và có lãi sẽ tiến hành chia cho các cổ đông theo hình thức và tiến trình như thế nào?

Tuy nhiên, dù chủ quán có ý tưởng độc đáo hay sáng tạo tới đâu thì cũng nên bám sát thực tế tình hình ở nơi mở quán, nếu không sẽ rất khó biến ý tưởng thành sự thật.

gop-von-nha-hang-3
Bản kế hoạch kinh doanh càng chi tiết thì càng có nhiều người hứng thú đầu tư

2.2. Chọn người góp vốn có kinh nghiệm kinh doanh và kiến thức về ngành F&B

Đối với các chủ quán mới bắt đầu kinh doanh thì việc người đồng hành đã có kinh nghiệm, kiến thức về ngành sẽ là những đối tượng hợp tác lý tưởng nhất. Nhiều người có tâm lý hợp tác với người quen, bạn bè, người thân để tránh bị lừa đảo hoặc lợi dụng, tuy nhiên làm việc với người quen thường sẽ nhường nhịn nhau và không thẳng thắn tranh luận được, đặc biệt khi xảy ra mâu thuẫn còn dễ khiến mối quan hệ rạn nứt. 

Chính vì vậy, ngay từ lúc ban đầu chủ quán cần xác định tìm những người góp vốn cùng có kinh nghiệm, có kiến thức, tính cách tốt, không quá nóng tính và đặc biệt là các bên phải hiểu tính của nhau thì mới làm việc lâu dài được. Đồng thời trong quá trình hợp tác, nếu có mâu thuẫn xảy ra thì các bên phải thẳng thắn chia sẻ, nói chuyện và tranh luận với nhau để có hướng giải quyết tốt nhất.

Cần tránh việc đôi bên không chia sẻ, cứ giữ mâu thuẫn trong lòng khiến sau này phát sinh thêm nhiều mâu thuẫn lớn hơn, làm ảnh hưởng tới hoạt động của nhà hàng.

2.3. Soạn thảo hợp đồng, thỏa thuận rõ ràng 

Rất nhiều nhà hàng, thương hiệu F&B đã sa sút chỉ vì vấn đề tranh chấp tên gọi, lợi nhuận,… từ các cổ đông; mà xuất phát điểm của sự tranh chấp này là do ban đầu khi bắt tay cùng làm không có hợp đồng hay thỏa thuận rõ ràng. Đặc biệt là khi làm việc với người thân, bạn bè, vì tin tưởng nên có nhiều chủ quán chỉ thỏa thuận miệng, viết giấy tờ qua loa dẫn đến sau này khi mâu thuẫn không có cơ sở để đòi quyền lợi chính đáng của mình.

Nếu chủ quán và các cổ đông muốn tạo niềm tin và sự công bằng thì các bên nên có những buổi trao đổi, thống nhất với nhau và soạn thảo ra một bản hợp đồng. Bản hợp đồng cần quy định rõ các điều khoản như nguyên tắc làm việc, số vốn góp chung, quy định khi làm việc nhóm, trách nhiệm của mỗi bên,… 

gop-von-nha-hang-4
Khi hợp tác, các bên phải có một bản thỏa thuận, cam kết hoặc hợp đồng rõ ràng, đảm bảo minh bạch tài chính sau này

Dựa theo luật pháp quy định cũng như sự đồng thuận của mọi người, tỉ lệ phân chia lợi nhuận của các bên sẽ được chia đều căn cứ vào tỉ lệ hùn vốn, công sức đóng góp để chia đều. Ngoài ra, hợp đồng cũng cần có điều khoản trong quá trình hợp tác nếu bất kỳ một ai có ý định rút vốn thì cần thông báo trước cho các đối tác bao lâu để cùng nhau có phương án khắc phục, giải quyết.

Trong trường hợp chủ quán và cổ đông chưa đạt được thỏa thuận chung, họ nên mời một luật sư có kinh nghiệm đến để tư vấn, soạn thảo hợp đồng và các điều khoản sao cho hợp lòng các bên.

Xem thêm: 5 điều lưu ý khi tuyển dụng nhân viên cho quán cafe

3. Kết luận

Để hợp tác kinh doanh lâu dài thì điều cần thiết nhất là các bên phải có sự đoàn kết, minh bạch và rõ ràng ngay từ khi mới bắt đầu. Nếu muốn mở nhà hàng và đang cần tìm thêm những người góp vốn, chủ quán hãy chú ý một số điều trước khi đồng ý hợp tác và làm hợp đồng nhé!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác