Search
Close this search box.

Tin tức mới

Cạnh tranh ngành F&B: Những chuỗi đồ uống đang âm thầm đe doạ The Coffee House, Phúc Long

Những chuỗi đồ uống đang âm thầm đe dọa Phúc Long

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Từ lâu thị trường chuỗi đồ uống trà và cà phê Việt đã là “sân chơi” của những ông lớn đầu ngành như Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 mà thị trường gần đây có nhiều biến động không nhỏ. Đặc biệt là sự xuất hiện của hàng loạt “tay chơi” mới nổi như Phê La, Katinat, Mixue… khiến thị trường chuỗi cà phê Việt Nam ngày càng khốc liệt và khó lường. Dù hầu hết có quy mô còn rất nhỏ so với các “ông lớn” nhưng nhờ được lòng khách hàng giới trẻ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, những chuỗi đồ uống này đang âm thầm đe dọa đến vị thế của The Coffee House và Phúc Long. Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết hơn về “những chiến binh âm thầm” này trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Thị trường đồ uống trà & cà phê Việt cạnh tranh khốc liệt: Highlands dẫn đầu, Phúc Long, The Coffee House bứt tốc mạnh mẽ theo sau? 

Theo Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực năm 2022 do iPOS công bố, đến hết năm 2022, Việt Nam có 338.600 nhà hàng/quán cà phê, chứng kiến 7 năm tăng trưởng liên tiếp trong giai đoạn 2016-2022 với tốc độ hàng năm (CAGR) khoảng 2%. So với năm 2019, tức thời điểm trước dịch bệnh, thị trường đã đón thêm hơn 18.000 nhà hàng/quán cà phê mới. Theo nhóm phần tích, ngành F&B sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ ổn định và dự kiến sẽ đạt giá trị gần 1 triệu tỷ đồng vào năm 2026.

Bên cạnh đó, theo các kết quả khảo sát khách hàng mới nhất, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có sức tiêu thụ đồ uống trà và cà phê rất tiềm năng. Cụ thể trong khảo sát với mẫu 4000 thực khách có 53% đáp viên được hỏi cho biết đi cà phê 1-2 lần/tháng, 22,6% đi từ 1-2 lần/tuần và 14,6% đi cà phê 3-4 lần/tuần. Trong đó, 40.000 – 70.000 VNĐ là chi phí trung bình cho một buổi đi cafe của người Việt và họ sẵn sàng chi tiêu mạnh tay tới 500.000 VNĐ trong các dịp đặc biệt. 

Những chuỗi đồ uống đang âm thầm đe dọa Phúc Long
Số lượng nhà hàng dịch vụ F&B tại Việt Nam (2016 – 2022)

Nhu cầu tiêu dùng cao và tốc độ tăng trưởng lớn khiến thị trường đồ uống trà và cà phê Việt nóng hơn bao giờ hết và trở thành “miếng bánh béo bở” mà chủ kinh doanh F&B nào cũng muốn có một phần. Hiện nay thị trường kinh doanh đồ uống Việt đang bị chiếm lĩnh bởi các thương hiệu “top of mind” như Highland Coffee (605 cửa hàng), Phúc Long (114 cửa hàng flagship, 23 cửa hàng mini), The Coffee House (155 cửa hàng), Trung Nguyên Legend (77 cửa hàng), Trung Nguyên E-Coffee (700 cửa hàng). Đây đều là những chuỗi được hậu thuẫn bởi các tập đoàn có tiềm lực. 

Dù thị trường bị nhiều “ông lớn” chiếm giữ” nhưng cũng không thể ngăn cản các thương hiệu khác liên tục mọc lên như nấm sau mưa. Trong đó, một vài tên tuổi mới đang không ngừng “bành trướng” quy mô về cả số lượng cửa hàng lẫn danh tiếng thương hiệu. Dù phần lớn có quy mô còn khá khiêm tốn so với những “anh lớn” nhưng nhờ được lòng giới trẻ và đặc biệt nhắm đến đối tượng genZ nên các thương hiệu này phần nào cũng đang khiến cuộc chiến F&B trở nên sôi nổi và kịch tính hơn bao giờ hết.

2. Những “chiến binh lặng lẽ” đang âm thầm đe dọa The Coffee House, Phúc Long 

Phúc Long và The Coffee House đang không ngừng nỗ lực để tăng độ nhận diện thương hiệu và mở rộng thị phần trong cuộc đua chuỗi cà phê. Do đó, sự xuất hiện của những “tay chơi” mới đang phần nào đe dọa đến sự phát triển và khả năng bứt tốc của hai “ông lớn” này. Hãy cùng iPOS.vn điểm danh những tên tuổi mới đang âm thầm đe dọa vị thế của The Coffee House và Phúc Long. 

2.1. Mixue 

– Quy mô: 1.000 cửa hàng

– Thời gian hoạt động: 5 năm

– Thị trường: 43 tỉnh/thành

– Phân khúc: Bình dân

Mixue là thương hiệu chuỗi kinh doanh các sản phẩm về kem tươi và trà sữa nổi tiếng đến từ Trung Quốc. Tính đến cuối tháng 3/2022, thương hiệu này có hơn 21.000 cửa hàng tại đất nước tỷ dân, trong đó 99.8% là cửa hàng nhượng quyền. Tờ Nikkei Asia Review cho biết, doanh thu của Mixue Bingcheng đã đạt 10,3 tỷ nhân dân tệ, tương đương 1,6 tỷ USD theo tỷ giá đầu năm 2022.

Những chuỗi đồ uống đang âm thầm đe dọa Phúc Long
Mixue cán mốc 1000 cửa hàng tại Việt Nam vào tháng 4/2023

Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên của Mixue với cửa hàng đầu tiên được mở vào năm 2018 tại Hà Nội. Thương hiệu này hướng tới khai thác đối tượng khách hàng thuộc phân khúc bình dân với các sản phẩm giá thấp như kem tươi 10.000 VNĐ hay trà sữa 25.000 VNĐ. Các cửa hàng của Mixue thường có vị trí đắc địa, tập trung tại các khu dân cư đông đúc để thu hút sự chú ý của khách hàng và tiếp cận họ dễ dàng hơn. 

Nhờ mô hình khá tinh gọn và phát triển theo hình thức nhượng quyền, chỉ chưa đầy 5 năm gia nhập thị trường Việt Nam Mixue đã nâng quy mô của mình lên 1.000 cửa hàng vào tháng 4 năm 2023. Đây được xem như một cột mốc mới, một sự phát triển “thần tốc” trong cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu chuỗi đồ uống tại Việt Nam.  

Xem thêm: Mixue cán mốc 1000 cửa hàng sau chưa đầy 5 năm có mặt tại Việt Nam – Bí quyết đứng sau thành công này là gì?

2.2. Katinat Saigon Kafe 

– Quy mô: 50 cửa hàng

– Thời gian hoạt động: 7 năm

– Thị trường: TP. HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Lạt, Cần Thơ, Tiền Giang

– Phân khúc: Trung cấp

Katinat được thành lập năm 2016 bởi công ty CP Café Katinat và được “đỡ đầu” bởi D1-Concept, là doanh nghiệp F&B đứng sau nhiều hệ thống nhà hàng khác như San Fu Lou, Dì Mai, Sorae, nhà hàng Sens. Tuy nhiên phải đến cuối năm 2021, thương hiệu này mới thực sự trở thành một tên tuổi nổi bật trên thị trường chuỗi đồ uống Việt. 

Bước ngoặt kinh doanh của Katinat đã đến kể từ khi Việt Nam gỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội, bước vào thời kỳ bình thường mới. Nhân cơ hội thị trường F&B Việt Nam tái cơ cấu, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, Katinat đã âm thầm “thu gom” nhiều mặt bằng ở vị trí đắc địa. Tới cuối tháng 7/2022, Katinat Saigon Kafe liên tục mở rộng thêm 23 chi nhánh, nâng tổng số lên tới 33 cửa hàng tại các tỉnh, thành phố lớn như TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Tiền Giang. 

Những chuỗi đồ uống đang âm thầm đe dọa Phúc Long
Không gian quán sang trọng và cổ điển là đặc trưng của Katinat

Là thương hiệu “sinh sau đẻ muộn” nhưng nhờ vào các chiến lược marketing đặc biệt mà Katinat đã dần bứt tốc và chinh phục thị trường đồ uống “khó tính” tại Việt Nam. Sản phẩm là chiến lược cốt lõi của Katinat, thương hiệu này vừa tập trung phát triển dòng sản phẩm đặc trưng vừa nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa menu đồ uống. Giá đồ uống của Katinat cũng có sự chênh lệch lớn từ 35.000 VNĐ – 65.000 VNĐ, chiến lược giá khôn ngoan này giúp Katinat đánh vào từng phân khúc khách hàng nhằm phục vụ đa dạng đối tượng hơn. 

Tiếp nối thành công tại thị trường miền nam, đầu tháng 4 năm 2023, Katinat chính thức Bắc tiến, mở liên tiếp hai cửa hàng tại hai con phố sầm uất nhất nhì Thủ đô. Ngay lập tức, hai cửa hàng này đã tạo nên cơn sốt trong giới trẻ Hà Nội khi có hàng dài người sẵn sàng xếp hàng chờ đợi vào những ngày đầu khai trương. 

2.3. Phê La 

– Quy mô: 18 cửa hàng

– Thời gian hoạt động: 2 năm

– Thị trường: Hà Nội, TP. HCM, Đà Lạt, Hội An 

– Phân khúc: Trung cấp

Cửa hàng đầu tiên của Phê La ra đời vào tháng 3 năm 2021 trên đường Phạm Ngọc Thạch. Theo tìm hiểu, chuỗi Phê La được vận hành bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn Tra La, do bà Nguyễn Hạnh Hoa – người đại diện của thương hiệu “đình đám” Tmore làm đại diện pháp luật. Sự xuất hiện của Phê La như một làn gió mới thổi tới làm bùng lên sức sống mới cho thị trường trà sữa đang có dấu hiệu thoái trào. 

Không chạy theo những xu hướng “hot hit” nhất thời, Phê La là một thương hiệu F&B kinh doanh xuất phát từ việc lấy sản phẩm là cốt lõi. “Chúng tôi bán Ô long đặc sản Đà Lạt” – một lời khẳng định đầy mạnh mẽ và tự hào mà mọi người dễ dàng bắt gặp mỗi khi đặt chân đến Phê La hay qua những ấn phẩm truyền thông trên mạng xã hội. Chính tư duy kinh doanh độc đáo này đã giúp thương hiệu có hành trình phát triển “thần tốc” và thành công gây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. 

Chỉ sau hai tháng khai trương chi nhánh đầu tiên, Phê La đã nhanh chóng mở cửa hàng thứ hai tại Hà Nội với quy mô lên tới 200m2, rộng gấp nhiều lần cơ sở 1. Đây cũng là “phát súng khởi đầu” cho công cuộc “bành trướng” số lượng cửa hàng của tên tuổi mới nổi này. Hiện tại thương hiệu đã chạm mốc 18 cửa hàng trên cả nước, với chi nhánh mới nhất vừa mở tại thành phố cổ Hội An. 

Những chuỗi đồ uống đang âm thầm đe dọa Phúc Long
Chi nhánh đầu tiên của Phê La tại thành phố cổ Hội An

Menu của Phê La khá đa dạng bao gồm các loại trà và cafe. Tuy nhiên, đồ uống tạo nên đặc trưng cho thương hiệu này chính là trà sữa Ô long và Ô long nhài sữa – hai món được quán lăng xê mạnh nhất và cũng là món được nhiều khách rỉ tai nhau phải thưởng thức khi tới đây. Nhờ không gian quán độc đáo và menu đồ uống đặc biệt mà các cửa hàng của Phê La đều duy trì được lượng khách đông đảo uống tại quán, thậm chí hết chỗ ngồi vào cuối tuần.

Xem thêm: Thành công của Phê La và chiến lược kinh doanh có 1-0-2

2.4. Cheese Coffee 

– Quy mô: 18 cửa hàng

– Thời gian hoạt động: 7 năm 

– Thị trường: TP. HCM, Hà Nội

– Phân khúc: Trung cấp 

Cheese Coffee được sáng lập bởi hai bạn trẻ John Trung Nguyễn – Giám đốc điều hành (CEO) và Jenny Tiên Nguyễn (Phó giám đốc phát triển sản phẩm) vào năm 2016. Thương hiệu non trẻ này ra đời vào lúc thị trường cà phê Việt đã gần như bão hòa với rất nhiều tên tuổi nổi tiếng đang chiếm giữ thị phần. Tuy nhiên với tư duy độc đáo, Cheese Coffee vẫn trụ vững và nhanh chóng phát triển với 17 cửa hàng tại TP. HCM và 1 cửa hàng ở Hà Nội. 

Những chuỗi đồ uống đang âm thầm đe dọa Phúc Long
Cheese Coffee thành lập năm 2016 bởi hai nhà sáng lập trẻ tài năng

Trải nghiệm khách hàng là ưu tiên được đặt lên hàng đầu của Cheese Coffee, thương hiệu thường khảo sát khách hàng ghé quán để biết họ thích món gì, muốn ngồi không gian nào. Nhờ đó mà Cheese Coffee không ngừng hoàn thiện cả về không gian lẫn menu để có được thành công như hôm nay. 

Cheese Coffee hướng đến phong cách thiết kế châu Âu hiện đại, mang đến không gian sang trọng, thoải mái và nhiều điểm check in sống ảo “xịn sò” cho giới trẻ. Thương hiệu liên tục nghiên cứu, đổi mới và đa dạng hóa menu để mang lại nhiều lựa chọn cho thực khách ghé quán. Trong đó các món đồ uống như Arabica Hạt Dẻ Macchiato, Trà Sữa Bơ, Trà Sữa Nguyên Lá, Cafe Hạnh Nhân Macchiato, Trà Cam Quýt… luôn là món best seller và góp phần tạo nên tên tuổi Cheese Coffee. 

3. Dự đoán xu hướng cạnh tranh ngành F&B trong thời gian tới 

Nền kinh tế thế giới năm 2023 bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái, hầu hết các hộ gia đình đều cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh lạm phát cao. Với Việt Nam, bức tranh kinh tế quý 1/2023 cũng cho thấy nhiều điểm xám, lạm phát ở mức cao, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán đang gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến điều hành kinh tế vĩ mô và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Có thể thấy rõ tác động tiêu cực của nền kinh tế cũng đang ảnh hưởng rất lớn tới ngành F&B. Nhưng bất chấp những khó khăn do kinh tế suy thoái, kết quả kinh doanh quý 1/2023 của những doanh nghiệp đầu ngành này vẫn ghi nhận sự tăng trưởng. Theo dự báo của các nhóm phân tích, mặc dù kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ đối mặt với nhiều sức ép, tuy nhiên, doanh thu ngành F&B tại Việt Nam dự kiến tăng trưởng 18%, đạt 720.300 tỷ đồng. 

Những chuỗi đồ uống đang âm thầm đe dọa Phúc Long
Thị trường F&B Việt luôn luôn sôi động và thay đổi từng ngày

Theo các nhà phân tích thị trường, trong thời gian tới thị trường F&B vẫn sẽ tiếp tục là “sân chơi” của các chuỗi lớn như Highlands, Phúc Long, The Coffee House, Trung Nguyên. Với nguồn vốn tích lũy và nguồn lực đầu tư các thương hiệu lớn đầu ngành này vẫn sẽ tiếp tục cuộc đua bền bỉ mở chuỗi và “rót tiền” vào cuộc chiến marketing tăng độ nhận diện thương hiệu. 

Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh ngành F&B sẽ càng nóng hơn bao giờ hết với sự “bứt tốc” của các thương hiệu mới đang tạo nên tiếng vang như Phê La, Katinat… Nền kinh tế khó khăn, các chủ kinh doanh nhỏ lẻ suy yếu là cơ hội để những tên tuổi mới này phát triển và mở rộng thị phần. Thị trường chuỗi cà phê Việt năm 2023 hứa hẹn sẽ là một năm nhiều biến số thú vị. 

4. Tạm kết 

Thị trường F&B Việt luôn sôi động náo nhiệt, vô số thương hiệu mới đến rồi đi, cơ hội sẽ chỉ đến với các thương hiệu có chiến lược kinh doanh tốt và biết nắm bắt cơ hội hợp lý. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có góc nhìn mới về sự cạnh tranh gay gắt trong ngành F&B cũng như hiểu thêm về sự ganh đua của các “ông lớn” trong ngành. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác