Search
Close this search box.

Tin tức mới

Có nên mua nhượng quyền Mixue? Mua nhượng quyền Mixue hết bao nhiêu tiền?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đi dọc các con phố Hà Nội, không khó để bắt gặp những cửa hàng có tấm biển đỏ nổi bật, với dòng chữ “Mixue – Since 1997 – Ice Cream & Tea”, bên cạnh là biểu tượng người tuyết cầm trên tay cây kem. Là một thương hiệu kem và trà sữa giá rẻ đến từ Trung Quốc, Mixue nhanh chóng thu hút rất nhiều khách hàng, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên. 

Ngày càng nhiều cửa hàng mới luôn đông đúc tấp nập được mở ra, nhiều người quan tâm đến lĩnh vực F&B đặt ra câu hỏi: Liệu có nên mua nhượng quyền Mixue hay không? Mở cửa hàng Mixue kinh doanh liệu có lãi hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời. 

1. Đôi nét về thương hiệu Mixue

Thương hiệu Mixue có tên đầy đủ là Mixue Bingcheng, được thành lập từ năm 1997 bởi Zhang Hongchao. Đây là chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm về kem tươi và đồ uống từ trà. Nhà sáng lập là ông Zhang Hongchao. Năm 2008, công ty Mixue Bingcheng chính thức ra đời với hơn 180 cửa hàng nhượng quyền Mixue sau khi ông Zhang Hongchao tìm được công thức tạo nên món kem ốc quế đặc trưng của thương hiệu. 

Năm 2010, công ty đã chọn hợp tác với Zhengzhou Baodao Trading Co., Ltd. để phát triển nhượng quyền thương mại trên toàn quốc, nâng tầm vị thế và ảnh hưởng của thương hiệu Mixue ra nước ngoài. Vài năm sau, Mixue thành lập các công ty con chuyên trách hoạt động sản xuất nguyên liệu, hậu cần, kho bãi và quản lý đầu tư.

Ngày càng nhiều cửa hàng Mixue được mở ra tại Việt Nam
Ngày càng nhiều cửa hàng nhượng quyền thương hiệu Mixue được mở ra tại Việt Nam

Dù thương hiệu không được quảng bá rầm rộ nhưng cơn sốt nhượng quyền Mixue đang bùng nổ hơn bao giờ hết khi số lượng cửa hàng trên cả nước đã lên tới trên dưới 600 địa chỉ, trải khắp 43 tỉnh thành. Để hình dung về quy mô của con số 600, có thể làm phép so sánh hơi “khập khiễng” một chút với ông lớn đứng đầu chuỗi đồ uống tại Việt Nam hiện nay là Highlands Coffee với 520 cửa hàng. Đặc biệt, Hà Nội đang trở thành “thủ phủ” của trà sữa bình dân nhượng quyền Mixue với 137 cửa hàng. 

2. Lợi thế cạnh tranh nổi bật của nhượng quyền Mixue

2.1. Menu sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt, hợp gu khách hàng mục tiêu 

Hướng đến khách hàng chủ yếu là trẻ em, học sinh và sinh viên, menu của Mixue tập trung vào hai sản phẩm chính được đối tượng mục tiêu yêu thích nhất là kem và trà sữa. Chỉ đơn giản là phần vỏ ốc quế giòn tan kết hợp với vị kem ngọt lịm mát lạnh làm theo công thức riêng cũng khiến bao người trở thành “big fan” của Mixue. Thương hiệu cũng ngày càng sáng tạo ra nhiều món kem mới như kem lắc trái cây, kem trân châu đường đen,… Bên cạnh đó, các món trà sữa nướng, trà sữa Bá vương, trà sữa 3Q,… với hương vị ngọt ngào béo ngậy cũng được nhiều khách hàng ưa chuộng. 

Món kem ốc quế đặc trưng làm nên tên tuổi của Mixue
Món kem ốc quế đặc trưng làm nên tên tuổi của Mixue

Mặc dù hương vị của kem và trà sữa nhượng quyền Mixue được đánh giá là không đến mức “Woa” như các thương hiệu cao cấp, thương hiệu này vẫn được học sinh, sinh viên vô cùng yêu thích. Nắm bắt được sở thích của đối tượng “hảo ngọt” này, hầu hết các món kem và đồ uống tại Mixue đều có vị ngọt đậm ấn tượng đầy mê đắm.   

2.2. Mức giá cạnh tranh “không đối thủ” 

Giá rẻ là một yếu tố cạnh tranh đem lại nhiều lợi thế khi nhượng quyền Mixue. Có thể kể đến một số mặt hàng như trà sữa, kem với mức giá vô cùng “hạt rẻ” đến mức các đối thủ khác phải ngán ngẩm. Khác với các chuỗi cà phê & trà sữa lớn khác trên thị trường, giá cả đồ uống của Mixue nằm ở phân khúc thấp hơn, với mức giá chỉ khoảng 25.000 đồng/cốc hay kem ốc quế giá 5.000 đồng, 10.000 đồng. Rẻ là ưu thế cực lớn mà bất cứ ai cũng nhớ đến khi nhắc tới Mixue. Mức giá này cũng vô cùng “vừa túi tiền” với học sinh, sinh viên – đối tượng khách hàng chính của thương hiệu.

Trà sữa Mixue chỉ có giá 25.000 đồng/cốc nên được giới trẻ yêu thích
Trà sữa Mixue chỉ có giá 25.000 đồng/cốc nên được giới trẻ yêu thích

Khi nhắc đến mức giá rẻ, nhiều chủ đầu tư sẽ lo ngại rằng liệu bán rẻ như vậy thì có lãi được hay không hay do nguyên liệu đầu vào không đảm bảo? Thực ra, chìa khóa giúp Mixue có thể bán mức giá cạnh tranh như vậy là do thương hiệu tự sản xuất nguyên liệu chính để giảm chi phí sản xuất. Mixue xây dựng cơ sở sản xuất và chế biến các nguyên liệu như đồ uống đặc (bột sữa lắc, bột trà sữa và bột thực vật,…), siro (sucrose, nước trái cây), mứt, trà,… các thành phần tươi như trái cây và trà. Qua đó, đảm bảo tăng tốc độ cung ứng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất. 

Xem thêm: Review menu Mixue: Top 5 món Mixue best seller bạn nhất định phải thử!

3. Những lợi thế khi mua nhượng quyền Mixue

3.1. Chi phí nhượng quyền thấp

Chi phí nhượng quyền hấp dẫn là một trong những lợi thế khi quyết định kinh doanh mô hình Mixue. Nếu như những thương hiệu khác có giá nhượng quyền lên tới vài tỷ đồng thì với Mixue, bạn chỉ cần phí vài chục triệu phí nhượng quyền. Ngoài ra, những loại chi phí khác để mở một cửa hàng nhượng quyền thương hiệu Mixue cũng thấp hơn so với nhiều thương hiệu khác. Cụ thể:

  • Phí nhượng quyền: 70 triệu đồng
  • Phí quản lý: 13 triệu đồng/năm
  • Chi phí cho hệ thống máy móc thiết bị: 246 triệu đồng
  • Chi phí mặt bằng: 200 – 300 triệu đồng tùy vào lựa chọn 
  • Một số chi phí bảo lãnh hợp đồng, đào tạo, nguyên vật liệu đợt đầu, thẩm định,…
  • Mixue không thu chiết khấu doanh thu. 

Có thể thấy, so với các thương hiệu như GongCha với phí nhượng quyền 1 tỷ đồng hay Dingtea khoảng 400 triệu đồng thì mức giá nhượng quyền Mixue hợp lý hơn rất nhiều. Nhìn chung, với mức phí 70 triệu đồng, nhượng quyền Mixue là một lựa chọn không thể phù hợp hơn. Những chủ đầu tư có nguồn vốn thấp nhưng muốn doanh thu ổn định và hoàn vốn nhanh thì Mixue là một cơ hội kinh doanh nên cân nhắc. 

3.2. Điều kiện nhượng quyền đơn giản 

Để mua nhượng quyền kem và trà sữa Mixue, nhà đầu tư cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:

– Mặt bằng: Mixue yêu cầu mặt bằng có mặt tiền ít nhất từ 3 mét trở lên, diện tích tối thiểu từ 20m vuông, khuyến nghị từ 40m vuông trở lên. Khoảng cách giữa các cửa hàng trong khu vực phải đảm bảo trên 800m. 

– Vốn: Nhà đầu tư cần chuẩn bị số vốn tối thiểu 500 triệu do chi phí ước tính ban đầu khoảng 450 – 600 triệu đồng. 

Vốn mở một cửa hàng Mixue dao động trong khoảng 400 - 600 triệu đồng
Vốn mở một cửa hàng Mixue dao động trong khoảng 400 – 600 triệu đồng

– Nhân sự: Nhà đầu tư cần có ít nhất 2 nhân sự chủ chốt. Bởi Mixue sẽ training công thức và quy trình vận hành cửa hàng cho các đối tác nhượng quyền. Đây sẽ là những nhân sự quan trọng và nòng cốt. Do đó, các nhà đầu tư cần lựa chọn kỹ.

3.3. Quyền lợi đa dạng khi trở thành đối tác nhượng quyền

Khi đăng ký nhượng quyền Mixue, đối tác sẽ được hỗ trợ từ A – Z bao gồm:

  • Hỗ trợ khảo sát, tìm kiếm, thiết kế và thi công mặt bằng kinh doanh.
  • Hướng dẫn vào đào tạo quy trình quản lý, pha chế, vận hành.
  • Đồng hành tư vấn chương trình khuyến mãi, kế hoạch truyền thông.
  • Giải đáp mọi thắc mắc và khủng hoảng phát sinh trong quá trình vận hành cửa hàng.

4. Rủi ro tiềm ẩn khi mua nhượng quyền Mixue

Trước cơn sốt nhượng quyền thương hiệu Mixue ngày càng “nóng”, không ít người trong ngành F&B có ý định “nhảy” vào tham gia trào lưu này với hy vọng vốn ít, lời nhiều. Tuy nhiên, trào lưu nào cũng tiềm ẩn những rủi ro khó lường trước:

4.1. Nguy cơ loãng hệ thống nhượng quyền

Do doanh thu của công ty chủ yếu đến từ hoạt động nhượng quyền, thực chất Mixue đang kinh doanh với mô hình B2B (Business to Business) thay vì B2C (Business to Customer).  Bởi lẽ khách hàng và nguồn thu chính của họ đến từ những cửa hàng nhượng quyền. Theo mô hình này, công ty sẽ bán nguyên, vật liệu, thiết bị, công cụ, phương tiện và các hàng hóa khác, đồng thời thu phí quản lý, nhượng quyền, đào tạo cho các cửa hàng nhượng quyền. 

Việc Mixue đẩy mạnh bán nhượng quyền thương hiệu có thể gây loãng hệ thống do có quá nhiều cửa hàng trong cùng một khu vực. Các cửa hàng Mixue “mọc như nấm” khắp các dãy phố vô tình thành đối thủ cạnh tranh của nhau dù cùng bán một thương hiệu. Nếu không có sự phân bổ hợp lý, việc các cửa hàng quá gần nhau sẽ gây ra hiện tượng bão hòa. 

Quá nhiều cửa hàng Mixue mở ra có thể gây loãng hệ thống nhượng quyền 
Quá nhiều cửa hàng nhượng quyền thương hiệu Mixue mở ra có thể gây loãng hệ thống

4.2. Thị trường trà sữa đã bão hòa

Trong vài năm trở lại đây, thị trường trà sữa tại Việt Nam phát triển đáng kinh ngạc. Ở tất cả các tuyến phố lớn, hầu như đâu đâu cũng thấy những hàng trà sữa đã hoạt động hoặc trưng biển sẽ sớm khai trương. Chưa bao giờ người ta thấy nhiều cửa hàng trà sữa như vậy. 

Không những phải cạnh tranh với chính các cửa hàng Mixue của chủ đầu tư khác, nguy cơ cạnh tranh với các thương hiệu trà sữa khác cũng rất rủi ro. Thời nay, bước ra đường, thấy “trong vòng 300 mét có đến 6 quán trà sữa đủ mọi hãng” cũng là chuyện bình thường. Chính vì vậy, bạn phải tìm được một vị trí mặt bằng thuận lợi, hạn chế cạnh tranh mới có thể kinh doanh thành công khi mua nhượng quyền thương hiệu Mixue. 

4.3. Xu hướng tiêu thụ sản phẩm lành mạnh – ít đường

Trong cuộc sống hiện đại mới, việc ăn uống theo chế độ lành mạnh để nâng cao sức khỏe, cải thiện vóc dáng đang trở thành một trào lưu trong giới trẻ. Kể cả đối tượng học sinh, sinh viên cũng bắt đầu ý thức hơn về ăn uống “healthy”. Thay vì chọn các loại trà sữa quá ngọt, một bộ phận giới trẻ chuyển sang mua các loại đồ uống ít đường, trà sữa ít ngọt, sữa hạt dinh dưỡng,…  Đứng trước thách thức đó, liệu kem và trà sữa của Mixue có hương vị thực sự ngon và ấn tượng đến mức người ta vượt qua rào cản ăn uống healthy hay không? Việc này sẽ tác động đến thành bại của trào lưu nhượng quyền thương hiệu Mixue.

Tạm kết

Với những lợi thế cạnh tranh như sản phẩm đa dạng, mức giá cạnh tranh,… có thể nói Mixue là một “miếng bánh béo bở” để kinh doanh nhượng quyền dành cho các chủ đầu tư có số vốn không quá dư dả. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc các yếu tố khác như vị trí mặt bằng, chiến lược kinh doanh, kế hoạch marketing,… thì mới đảm bảo được sự thành công khi mua nhượng quyền thương hiệu Mixue. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác