Search
Close this search box.

Tin tức mới

Các loại thuế mà người kinh doanh F&B, chủ quán ăn nhà hàng cần lưu ý

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đối với các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê; muốn hoạt động trơn tru và có được sự bảo hộ của pháp luật thì ngoài những giấy tờ cần phải có như đăng ký kinh doanh, bảo hộ thương hiệu,… rất cần thêm một điều khác: đóng thuế đầy đủ, đúng hạn. Có nhiều chủ kinh doanh F&B đến hiện tại vẫn còn chưa nắm hết quy định về việc đóng thuế như đóng bao nhiêu, đóng những loại thuế nào, đóng vào thời gian nào,…

Vậy nên các chủ quán ơi, hãy theo dõi bài viết dưới đây của iPOS.vn để hiểu thêm về các loại thuế và quy định đóng thuế dành cho ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống nhé!

1. Tại sao nhà hàng, quán ăn hay quán cà phê cần phải nộp thuế? 

Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Thuế được sử dụng như là nguồn ngân sách hoạt động chính của Nhà nước, cũng như là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc của mọi công dân và các doanh nghiệp, được pháp luật quy định rõ ràng và yêu cầu công dân phải nghiêm túc thực hiện.

thue-kinh-doanh-f&b-1
Các chủ kinh doanh F&B cần đóng thuế kịp thời và đúng mức như pháp luật quy định

Nộp thuế rất quan trọng bởi thuế sẽ có ý nghĩa đặc biệt cho việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Nguồn thuế trở thành ngân sách nhà nước được dùng cho các công việc như:

  • Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư giao thông công cộng
  • Xây dựng và đầu tư cho hệ thống y tế – giáo dục công lập
  • Chi trả cho các khoản phúc lợi xã hội khác

Nộp thuế đủ và đúng hạn là nghĩa vụ của mọi công dân, với những hộ kinh doanh thì lại càng phải nhớ rõ thời điểm nộp thuế hơn để không bị gặp phải những rắc rối về luật pháp dẫn tới phải đóng cửa nhà hàng, quán ăn của mình. Hiện nay người dân đã có thể nộp thuế online, nếu không có thời gian và điều kiện đi đóng thuế thì có thể lựa chọn hình thức này.

2. Các loại thuếkinh doanh F&B mà chủ quán phải nộp

Có 3 khoản thuế phổ biến nhất mà các nhà hàng, quán ăn phải nộp hàng năm bao gồm thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Mỗi loại lại có một cách tính và quy định cụ thể, chủ kinh doanh F&B cần phải nắm rõ để nộp chính xác mức thuế mà nhà hàng hoặc quán của mình phải chịu.

2.1. Thuế môn bài

Thuế môn bài (hay lệ phí môn bài) là một loại thuế trực thu do cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện nghĩa vụ nộp hàng năm dựa trên cơ sở là vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, doanh thu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Tuy nhiên, không phải các hộ kinh doanh đều phải nộp mức thuế môn bài như nhau mà số tiền nộp sẽ được dựa trên doanh thu trung bình hàng năm. Cụ thể, mức lệ phí (thuế) môn bài với hộ kinh doanh được quy định như sau:

  • Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm phải nộp 1.000.000 đồng/năm
  • Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm phải nộp 500.000 đồng/năm
  • Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm phải nộp 300.000 đồng/năm
  • Doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm sẽ được miễn, không phải nộp thuế

Thuế môn bài quy định thời hạn đóng là chậm nhất ngày 30 tháng 1 năm sau thành lập hoặc bắt đầu đi vào sản xuất, kinh doanh. 

thue-kinh-doanh-f&b-2
Thuế môn bài sẽ phân mức theo doanh thu của từng hộ kinh doanh

Ví dụ: Anh A mở quán ăn (đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh) bắt đầu mở bán từ tháng 8/2022 và doanh thu của 4 tháng kinh doanh là 60 triệu đồng (trung bình 15 triệu đồng/tháng). Như vậy, doanh thu tương ứng của 1 năm là 180 triệu đồng (nằm trong khoản doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm). Tuy nhiên quán của anh A chỉ kinh doanh trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm nên chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm, tức số tiền thuế môn bài là 150.000 đồng.

Tuy nhiên, theo nghị định 139/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2017 thì hộ kinh doanh, cửa hàng kinh doanh, cá nhân kinh doanh mà không kê khai và đóng thuế môn bài thì khi bị cơ quan thuế phát hiện sẽ phải nộp mức thuế môn bài cho cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là 6 tháng cuối năm hay 6 tháng đầu năm.

Xem thêm: Truy thu thuế là gì? Chủ kinh doanh F&B cần biết điều gì về việc truy thu thuế?

2.2. Thuế giá trị gia tăng

Đây là loại thuế được tính cộng vào giá bán của các loại hàng hóa, dịch vụ trong đơn hàng và do người tiêu dùng thanh toán, chi trả khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó. Tùy vào từng loại hàng, sản phẩm và dịch vụ khác nhau mà có các mức thuế giá trị gia tăng phù hợp như 0%, 5% và 10%.

Đối với kinh doanh nhà hàng, thuế giá trị gia tăng được tính theo công thức như sau:

Số thuế GTGT nhà hàng phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT  x Tỷ lệ % thuế GTGT

Trong đó, doanh thu tính thuế giá trị gia tăng sẽ là toàn bộ tiền của các dịch vụ, sản phẩm mà nhà hàng hoặc quán ăn cung ứng cho khách. Đối với trường hợp nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn thì: Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn. 

Hiện tại, tỷ lệ % thuế GTGT mà các nhà hàng, quán ăn phải nộp (tương ứng với dịch vụ ăn uống theo quy định) là 3%.

thue-kinh-doanh-F&B-3
Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân là 2 loại thuế bắt buộc đối người kinh doanh F&B

2.3. Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân được trích nộp từ một phần tiền lương và bất kỳ nguồn thu nhập nào khác vào ngân sách nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền. Đối với các quán ăn, nhà hàng thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức sau:

Số thuế TNCN nhà hàng phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ % thuế TNCN

Tương tự như thuế GTGT, tỷ lệ % thuế TNCN mà các hộ kinh doanh quán ăn, nhà hàng sẽ phải nộp là mức 1,5% dành cho dịch vụ ăn uống.

Xem thêm: Kế toán giá thành là gì? Vai trò và trách nhiệm của kế toán giá thành trong doanh nghiệp F&B

3. Kết luận

Nộp thuế là một việc rất quan trọng, không ai muốn quá hạn nộp hoặc vô tình “quên” nộp thuế để rồi gặp rắc rối với các cơ quan thuế cả. Vì thế chủ nhà hàng, quán ăn hãy ghi nhớ và nộp thuế đúng hạn để không ảnh hưởng tới việc kinh doanh đang suôn sẻ nhé.

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác