Search
Close this search box.

Tin tức mới

Tự chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại: Điều chủ quán cần biết để x3 doanh số bán hàng

chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Tự chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại là giải pháp được rất nhiều chủ nhà hàng/quán cafe lựa chọn để tối ưu chi phí marketing. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tự chụp ảnh đồ ăn/đồ uống đẹp và chuyên nghiệp. Bài viết sau đây, iPOS.vn sẽ chia sẻ cho chủ quán tips chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại đơn giản mà vẫn cho ra những bức ảnh thu hút khách hàng, gia tăng doanh số.  

1. Các hình thức chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại trong ngành F&B

Mỗi loại hình chụp ảnh sẽ tương ứng với phong cách và mục đích khác nhau. Vì vậy, trước khi bắt tay vào chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại, chủ quán cần xác định được hình thức chụp ảnh phù hợp với thông điệp muốn truyền tải. 

Sau đây là một số hình thức chụp ảnh sản phẩm phổ biến trong ngành F&B:

1.1. Hình thức chụp ảnh Product Photography & Packaging

Chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại theo hình thức Product Photography & Packaging 
Chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại theo hình thức Product Photography & Packaging

Product Photography & Packaging là hình thức chụp ảnh khi sản phẩm đã được đóng gói hoặc trình bày hoàn thiện. 

Hình thức chụp ảnh này thường được sử dụng với mục đích giới thiệu món ăn trên các website, kênh social hoặc tạp chí. 

Ưu điểm của Product Photography & Packaging là làm cho sản phẩm trông rất chuyên nghiệp, chỉnh chu, gia tăng độ uy tín từ phía khách hàng. 

Với hình thức Product Photography & Packaging, chủ quán hoàn toàn có thể tự chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại. Tuy nhiên, nó cũng cần đòi hỏi một chút về tư duy thẩm mỹ, đầu tư setup ánh sáng, góc chụp và phông nền. 

1.2. Chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại với mục đích quảng cáo

Chụp ảnh sản phẩm với mục đích quảng cáo là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của bất kỳ nhà hàng/quán cafe nào. 

Ảnh quảng cáo món ăn thường được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội, in trong các ấn phẩm quảng cáo như biển hiệu, biển quảng cáo ngoài trời, tờ rơi,…

Ưu điểm của loại hình chụp ảnh này là truyền tải thông điệp về chất lượng, hương vị, câu chuyện xoay quanh món ăn một cách sinh động và nhanh chóng nhất. 

Trong chụp ảnh quảng cáo món ăn, bên cạnh các kỹ thuật nhiếp ảnh cơ bản còn đòi hỏi người chụp cần nắm được xu hướng và thị hiếu của khách hàng. Ví dụ, khách hàng của quán là người trẻ thì ảnh chụp món ăn nên rực rỡ với những gam màu nóng bắt mắt. Còn nếu khách hàng của quán hướng đến là người thích ăn uống healthy, thì ảnh chụp nên có gam màu xanh mát mắt. 

1.3. Chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại theo kiểu Product in Mood

Chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại theo kiểu Product in Mood hướng đến việc khơi gợi cảm xúc và trải nghiệm của người xem qua hình ảnh. Hình thức chụp này không những làm cho món ăn trông đẹp mắt hơn mà còn tăng khả năng tiếp cận đến khách hàng. 

Hình thức chụp ảnh này thường thực hiện bằng cách kết hợp chủ thể (đồ ăn, đồ uống) với các đạo cụ liên quan khác như đá viên, chiếc lá, thìa, đũa,…  để gia tăng hiệu ứng cho bức ảnh. 

Ví dụ: Khi chụp sản phẩm là một ly nước chanh, người chụp thêm vào các yếu tố như đá lạnh, lát chanh, lá bạc hà, họa tiết phông nền màu hè,… làm khơi gợi cảm giác tươi mát, giải khát cho người nhìn. 

Chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại theo kiểu Product in Mood
Chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại theo kiểu Product in Mood

1.4. Chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại theo hình thức Recipe

Recipe là hình thức chụp các bước cụ thể của quá trình chế biến một món ăn. Mục đích của hình thức chụp này là giúp khách hàng có thể hiểu rõ hơn về thành phần nguyên liệu, các bước thực hiện để ra được thành phẩm. Từ đó, gia tăng độ tin tưởng với nhà hàng.  

Chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại theo hình thức Recipe đòi hỏi sự tập trung cao độ vào từng chi tiết, tư duy logic tốt để cắt ghép ảnh sao cho thông điệp được truyền tải một cách dễ hiểu mà vẫn sáng tạo. 

1.5.  Chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại theo phong cách Lifestyle

Lifestyle là phong cách nhiếp ảnh đặt chủ thể trong bối cảnh cuộc sống thường nhật. Chụp ảnh thực phẩm và đồ uống theo phong cách Lifestyle thường được sử dụng khi muốn truyền tải một thông điệp hoặc kể một câu chuyện để khơi gợi trải nghiệm thực tế của khách hàng. 

Những bức ảnh Lifestyle thường được chụp tại các địa điểm như nhà hàng, quán cà phê hoặc nhà bếp, quầy bar. Ảnh sử dụng ánh sáng tự nhiên cùng các yếu tố tạo nên bối cảnh sống động và chân thực.

Xem thêm: Vì sao nhà hàng cần đầu tư mạnh mẽ vào việc chụp ảnh món ăn?

2. Lưu ý cho chủ quán khi tự chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại 

Sau đây là một số lưu ý cho chủ quán khi chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại để cho ra những bức ảnh trông thật “ngon mắt” và chuyên nghiệp. 

2.1. Thiết bị 

Nên chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại có camera độ phân giải từ 12 megapixel trở lên.
Nên chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại có camera độ phân giải từ 12 megapixel trở lên.

Thiết bị cơ bản cần có để tự chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại: 

  • Điện thoại có camera độ phân giải cao (Từ 12 megapixel trở lên, hỗ trợ lấy nét tự động, cân bằng sáng tốt) 
  • Đèn chiếu sáng (đèn flash hoặc đèn studio chuyên dụng) 
  • Chân máy/giá đỡ điện thoại (Có thể không cần nếu điện thoại có chế độ chống rung tốt) 

Ngoài ra, nếu muốn chuyên nghiệp hơn, chủ quán có thể chuẩn bị thêm một số thiết bị/đạo cụ như: Lens chụp ảnh rời; nút chụp ảnh bluetooth; phông nền màu trơn, tấm hắt sáng;…

2.2. Ánh sáng  

Ánh sáng là một yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hình ảnh thu được. Trong nhiếp ảnh, có 4 loại ánh sáng thường được sử dụng là: ánh sáng tự nhiên, ánh sáng mờ, ánh sáng nhân tạo và ánh sáng định hướng. 

Khi chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại, chủ quán thường không có các thiết bị chuyên dụng, nên tận dụng ánh sáng tự nhiên là cách làm đơn giản nhất. 

Thời gian thích hợp nhất để chụp ảnh đồ ăn là vào buổi sáng (8-10h) hoặc chiều (3-5h) để bắt được ánh sáng tự nhiên có tông màu trung tính. Tránh ánh nắng gắt sẽ bị lóa, mất nét vật thể. Trường hợp chụp ảnh trong nhà, chủ quán có thể tận dụng ánh sáng hắt vào từ cửa sổ hoặc sử dụng thêm ánh sáng nhân tạo như bóng điện, đèn flash, đèn studio. 

2.3. Góc chụp

Góc chụp đồ ăn/đồ uống trong kỹ thuật nhiếp ảnh khá dễ tiếp cận. Cơ bản chỉ có 3 góc chụp phổ biến là: Góc chụp 3/4; góc chụp từ trên xuống; góc chụp thẳng.

  • Góc chụp 3/4: 

Góc chụp 3/4 nằm trong khoảng từ 25 – 75º so với món ăn. Trong đó, góc 45º được sử dụng phổ biến hơn cả ở hình thức chụp ảnh quảng cáo. Đây là góc chụp cực kỳ linh hoạt, cho phép khách hàng có cái nhìn đa chiều về món ăn. Tương tự như vậy, góc 30º cũng cho phép người xem thấy được hậu cảnh món ăn nhưng ở một góc nhìn thấp hơn. 

Chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại theo góc 3/4 cho ra bức ảnh có chiều sâu hơn.
Chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại theo góc 3/4 cho ra bức ảnh có chiều sâu hơn.
  • Góc chụp từ trên xuống: 

Góc chụp đồ ăn từ trên xuống dưới rất được ưa chuộng trên các nền tảng mạng xã hội. Bởi góc chụp này cho rất dễ kết hợp với các yếu tố khác vào khung hình để diễn đạt thông điệp nào đó. 

Tuy nhiên, kiểu góc góc chụp từ trên xuống sẽ loại bỏ độ sâu của vật thể nên không phù hợp với một số loại thực phẩm xếp tầng như bánh kem, bánh mì kẹp, hamburger,… 

Góc chụp đồ ăn từ trên xuống dưới rất được ưa chuộng trên các nền tảng mạng xã hội.
Góc chụp đồ ăn từ trên xuống dưới rất được ưa chuộng trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Góc chụp thẳng: 

Trái với góc chụp từ trên xuống, góc chụp thẳng phù hợp với các loại thực phẩm xếp tầng. Bởi nó nhấn mạnh vào chiều cao, lát cắt hoặc sự phân tầng đẹp đẽ của đồ ăn/đồ uống.  

Chủ quán khi tự chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại có thể kết hợp góc chụp thẳng với góc chụp cận để miêu tả chi tiết kết cấu, màu sắc, độ bóng bảy của món ăn. 

Góc chụp thẳng phù hợp với các loại thực phẩm xếp tầng
Góc chụp thẳng phù hợp với các loại thực phẩm xếp tầng.

2.4. Bố cục 

Bố cục có lẽ là thách thức lớn nhất đối với các chủ quán tự chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại. Sắp xếp bố cục hợp lý đòi hỏi người chụp cần có kiến thức về nghệ thuật thị giác và tư duy hình ảnh. Tuy nhiên, nếu thực hành liên tục và tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản sau về bốc cục, bạn hoàn toàn có thể “chuyên nghiệp hóa” cho bức ảnh của mình. 

5 quy tắc setup bố cục chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại “hút mắt” người xem: 

  • Quy tắc 1/3: Chia khung hình thành 9 phần bằng nhau, 4 điểm giao giữa các đường cắt sẽ là vị trí hoàn hảo để đặt vật thể chính muốn nêu bật.  
  • Quy tắc hình tam giác: Đặt các vật thể trong khung hình tam giác để tạo cảm giác liên kết tổng thể. 
  • Quy tắc khoảng trống: Vùng không gian trống khi setup các đối tượng được xem là “khoảng thở” của khung hình, giúp lột tả ấn tượng về chủ thể.
  • Quy tắc đường dẫn: Là một kỹ thuật bố cục chụp ảnh đồ ăn với các hình dạng đường thẳng song song hoặc đối xứng nhau. 
  • Đặt hậu cảnh đối lập với món ăn: Sử dụng phông nền cùng tông hoặc đối lập với màu sắc của đồ ăn sẽ tạo điểm nhấn cho bức hình.

2.5. Một số lưu ý chung khi tự chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại 

Bên cạnh những yếu tố quan trọng kể trên về thiết bị, ánh sáng, góc chụp và bố cục, chủ quán còn cần để tâm đến một số lưu ý chung khi tự chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại như sau:  

  • Sử dụng camera sau của điện thoại để chụp
  • Không nên zoom khi chụp hình
  • Lau sạch camera điện thoại trước khi chụp
  • Không chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng
  • Không chụp ngược sáng. 
  • Nên chụp ảnh sản phẩm ở nhiều góc độ
  • Lựa chọn chất lượng ảnh gốc cao nhất để đem đi chỉnh sửa trên app.
  • Chú ý đến kích thước hiển thị ảnh trên các nền tảng mạng xã hội để cắt hình phù hợp.

Xem thêm: Loạt ý tưởng độc đáo xây dựng concept chụp ảnh món ăn nhất định phải thử một lần

Chụp ảnh sản phẩm trong ngành F&B không đơn giản chỉ là cầm máy lên và ghi lại hình ảnh đồ ăn/đồ uống, mà nó còn là nghệ thuật để khơi gợi cảm xúc và thu hút khách hàng. Nếu muốn tự chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại, chủ quán nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh. Hi vọng qua bài viết này, các chủ doanh nghiệp F&B có thể tận dụng và thử nghiệm thành công các bí kíp trên để tạo ra những bức ảnh đồ ăn chân thực và ngon miệng nhất. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác