Search
Close this search box.

Tin tức mới

Tứ Phủ Coffee đóng cửa dù được đầu tư 15 tỷ – Bài học đắt giá rút ra cho các chủ quán cà phê là gì?

bai-hoc-tu-ca-phe-tu-phu-dong-cua

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Gần 1 năm sau khi ra mắt, quán cà phê Tứ Phủ lấy cảm hứng từ tín ngưỡng thờ Mẫu từng gây xôn xao mạng xã hội một thời nay đã đóng cửa. Sự việc thu hút nhiều ý kiến trái chiều bởi đây là dự án được đầu tư lên đến 15 tỷ, giá thuê mặt bằng ngốn hơn 280 triệu/tháng. Nhiều chuyên gia trong ngành F&B nhận định, sự “ra đi” của Tứ Phủ Coffee là case study điển hình cho việc: Không phải quán cafe cứ có concept độc đáo và đầu tư thật khủng đã “chắc ăn”. 

Vậy bài học đắt giá rút ra từ “case study cà phê Tứ Phủ” cho những ai đang kinh doanh ngành F&B là gì? Cùng iPOS.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Tứ Phủ Coffee – Quán cà phê 15 tỷ mang phong cách hầu đồng

Tứ Phủ Coffee - Quán cà phê 15 tỷ lấy cảm hứng từ tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tứ Phủ Coffee – Quán cà phê 15 tỷ lấy cảm hứng từ tín ngưỡng thờ Mẫu.

Ra mắt vào tháng 7/2022, Tứ Phủ Coffee tọa lạc tại địa chỉ 252 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP. HCM từng gây xôn xao mạng xã hội vì là quán cà phê đầu tiên theo đuổi phong cách hầu đồng, lấy cảm hứng từ Tín ngưỡng thờ Mẫu (Đạo Mẫu). Quán có diện tích gần 400 m2, với bốn tầng, chia thành 4 phủ và được trang trí với nhiều hình ảnh các vị Thánh mẫu, rồng, hạc, trời mây, hoa văn dân tộc. Thêm nữa, quán thường mở nhạc thiền hoặc nhạc chầu văn, khiến cho không gian đã huyền bí càng thêm phần ma mị. Bà Hoàng Phú – Người sáng lập Tứ Phủ Coffee cho biết đã đầu tư 15 tỷ đồng xây dựng quán, riêng công đoạn vẽ trang trí cũng đã tốn 1 tỷ đồng với 10 nghệ nhân hoàn thành thủ công suốt nhiều tháng.

Mặc dù đi theo concept cà phê tôn giáo khá mới lạ tại Việt Nam, thế nhưng việc kinh doanh của Tứ Phủ không mấy suôn sẻ. Mới chỉ sau 6 tháng đầu, Tứ Phủ Coffee đã phải kết hợp kinh doanh thêm mô hình nhà hàng chay, cho thuê Việt phục, bán vòng tay phong thủy mới mong duy trì hoạt động. 

Trước tình hình phải “gồng lỗ” vài trăm triệu/tháng, Nhà sáng lập của cà phê Tứ Phủ cho biết bản thân cảm thấy bế tắc vì không tìm được người đồng hành. Bà Hoàng Phú từng tuyên bố tặng 10% cổ phần ở Tứ Phủ Coffee và 25 triệu đồng hàng tháng để tìm cộng sự hỗ trợ quản lý quán.

Đầu tháng 7/2023, cư dân mạng bất ngờ truyền tay nhau hình ảnh quán cà phê Tứ Phủ treo biển cho thuê mặt bằng.
Đầu tháng 7/2023, cư dân mạng bất ngờ truyền tay nhau hình ảnh quán cà phê Tứ Phủ treo biển cho thuê mặt bằng.

Bất chấp những nỗ lực cứu vãn hình tình kinh doanh, những ngày đầu tiên của tháng 7/2023, quán cà phê Tứ Phủ đã đóng cửa, treo biển “cho thuê nhà nguyên căn” ở giữa mặt tiền. Hoạt động gần nhất trên fanpage là 8/5. Mặc dù chưa có đại diện nào của cà phê Tứ Phủ chính thức lên tiếng nhưng rất nhiều khách hàng đã chấp nhận sự thật: Tứ Phủ Coffee đã đóng cửa.

2. Vì sao Tứ Phủ Coffee được đầu tư lên đến 15 tỷ vẫn “ngã ngựa” như thường? 

Concept quán Tứ Phủ Coffee được đầu tư rất kỹ lưỡng. 
Concept quán Tứ Phủ Coffee được đầu tư rất kỹ lưỡng.

Khi khởi tạo dự án này, bà Hoàng Phú tự tin đây là mô hình mới lạ và chưa có nhiều sự cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, theo một số bình luận của khách hàng đã trải nghiệm thực tế cà phê Tứ Phủ lại cho rằng: 

“Concept tứ phủ thì ở Hà Nội có lẽ hợp hơn chứ trong Sài Gòn thì Đạo Mẫu không phổ biến bằng.”

“Trải nghiệm người đi uống đây! Ghế ngồi thấp, không êm. Chỗ gửi xe quá xa, bất tiện, không có nhân viên dắt xe. Mưa thì dột nước nhiễu tùm lum.Còn vị nước , không gian thì tuỳ mỗi người mỗi quan điểm.”

“Em thấy chỗ này mặt bằng đường 1 chiều mà bên trái, quanh khu đó học sinh nhiều nên khó đông khách.”

“Mình cứ ngỡ lạc vô mấy mô hình địa phủ ở mấy khu du lịch tâm linh. Mình không có ý báng bổ Đạo Mẫu, nhưng nếu bước vô cái quán mà không khí âm trì địa ngục như này thì thiệt không dám.”

Vì sao Tứ Phủ Coffee đóng cửa sau chưa đầy 1 năm hoạt động? 
Vì sao Tứ Phủ Coffee đóng cửa sau chưa đầy 1 năm hoạt động?

Còn theo nhiều chuyên gia trong ngành F&B, Tứ Phủ Coffee đã phạm phải nhiều “điều tối kỵ” trong kinh doanh quán cà phê. Cụ thể: 

  • Quá “kén” khách hàng

Thời gian đầu, quán có thể đông khách do concept mới lạ, người trẻ đến để check-in phần nhiều vì tò mò, nhưng sẽ hiếm khi quay lại lần hai. Bởi nếu để tụ tập bạn bè thì không thỏa mái chuyện trò, e ngại nhỡ mồm nói ra những lời không phù hợp trong không gian tâm linh. 

Với nhóm khách hàng đến để làm việc hoặc hẹn đối tác, không gian tại Tứ Phủ Coffee ma mị với những lọng che, hoa văn trang trí hầu đồng lại càng không phù hợp. 

Với nhóm đối tượng khách am hiểu về Đạo Mẫu và Tứ phủ, mọi chuyện lại càng nặng nề hơn vì cảm giác tín ngưỡng của họ bị “biến tấu” đem đi kinh doanh. 

Tóm lại, Tứ Phủ Coffee được “thiên vị” xây theo ý thích của chủ quán nên quá “kén” khách. Mà nếu không có khách hàng, thì không một cơ sở kinh doanh nào trụ lại được trên thị trường F&B cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. 

  • Thay đổi khung giá món – điều tối kỵ trong kinh doanh F&B

Chính Bà Hoàng Phú – Người sáng lập Tứ Phủ Coffee đã chia sẻ trên kênh TikTok của mình rằng khách hàng “chê” giá nước quá đắt nên bà quyết định đổi menu, hạ giá món từ khoảng 90.000 đồng/ly xuống còn khoảng 45.000 – 65.000 đồng. 

Thực tế, việc hạ giá món trên menu nhà hàng/quán cafe với lý do giá cũ quá cao là điều tối kỵ trong kinh doanh. Hành động này, không khác nào trực tiếp thừa nhận nhà hàng/quán cafe ban đầu đang “đẩy giá trên trời” để “chặt chém khách”. Đồng thời, giảm giá trị, uy tín thương hiệu trong mắt khách hàng. 

Mặc dù xuất phát điểm từ thiện chí: muốn lắng nghe ý kiến khách hàng và hạ giá để nhiều người tiếp cận được với sản phẩm hơn nhưng “nước đi” của Tứ Phủ Coffee bị đánh giá là chưa đủ tinh tế và khôn khéo. 

  • Mặt bằng quán nằm trên đường một chiều, chỗ gửi xe không thuận tiện

Tứ Phủ Coffee tuy có mặt bằng rộng, nằm ở vị trí trung tâm thành phố nhưng lại mở trên đường một chiều, chỗ gửi xe không thuận tiện cho khách hàng ghé quán. 

Đây có thể nói là lỗi cơ bản trong kinh doanh F&B. Bởi giả sử, khách lỡ đi quá quán rất khó để quay đầu hoặc trường hợp khách hàng đi ô tô cũng rất ngại tấp vào lề. Chưa kể bãi gửi xe xa, trời nắng, trời mưa, khách phải đi bộ một đoạn mới vào được quán. Rất ít khách hàng chấp nhận được sự bất tiện này trong khi ngoài kia có vô vàn quán cafe khác để lựa chọn. 

  • Tính toán sai chi phí đầu tư

Bỏ ra số vốn đầu tư khủng trong khi chưa tính toán kỹ điểm hòa vốn là một “tử huyệt” tiếp theo của Tứ Phủ Coffee. 

Với 15 tỷ đầu tư, theo lý thuyết khấu hao tài sản cho 5 năm, Tứ Phủ phải thu về 15 tỷ chia 60 tháng bằng 250 triệu mỗi tháng. Chưa kể tiền thuê mặt bằng 280 triệu, lương nhân viên (tính mức tối thiểu theo ca, tổng là 120 triệu/tháng/10 nhân viên). Nhẩm tính chi phí cố định là 656.000.000đ/tháng, tức 21.866.000đ/ngày (chưa bao gồm chi phí nguyên liệu, điện, nước, thuế,…) 

Với giá trung bình 90.000đ/ly, mức lãi 80%, để đạt điểm hòa vốn, Tứ phủ Coffee cần có doanh tối thiểu từ 25 đến 30 triệu đồng/ngày. Con số ngày so với các chuỗi cafe hoặc nhà hàng lớn thì có thể dễ đạt được nhưng với quán cà phê “kén” khách như Tứ Phủ thì rất khó. 

  • Làm câu chuyện thương hiệu “chưa tới”

Thời điểm mới ra mắt, Tứ Phủ Coffee làm marketing khá tốt nhờ concept quán cà phê tâm linh độc lạ, gây tò mò. Tuy nhiên, giai đoạn sau, quán chưa khai thác được tối đa tiềm năng câu chuyện này mà chỉ tập trung xoay quanh nhấn mạnh thông điệp mở quán hết 15 tỷ. 

Thực tế, khách hàng không mấy quan tâm đến việc chủ quán đầu tư hết bao nhiêu tiền. Khách chỉ quan tâm họ có được gì từ sản phẩm, dịch vụ của quán. 

Tứ Phủ Coffee đã vấp phải nhiều lỗi cơ bản trong kinh doanh ngành F&B.
Tứ Phủ Coffee đã vấp phải nhiều lỗi cơ bản trong kinh doanh ngành F&B.

Tổng kết lại, Tứ Phủ Coffee đã vấp phải nhiều lỗi cơ bản trong kinh doanh ngành F&B, dẫn đến tình trạng không thể thu hồi vốn, kết cục phải cắt lỗ. Để tránh đi vào “vết xe đổ”, các chủ quán khởi nghiệp cũng nên tự rút ra bài học cho riêng mình. 

Xem thêm: Tối ưu chi phí mở quán cà phê sân vườn hợp lý và hiệu quả nhất

3. Bài học rút ra từ case “cà phê Tứ Phủ” dành cho các chủ quán 

  • Cần xác định rõ tệp khách hàng muốn hướng đến. Vẽ ra chân dung khách hàng càng chi tiết, chủ quán sẽ càng hiểu rõ insight khách hàng là gì? Họ cần gì, muốn nhận được gì từ dịch vụ của bạn? 
  • Không xây quán theo ý thích cá nhân. Hay nói cách khác, không đem cái “tôi” quá lớn của mình áp đặt lên khách hàng. Điều mình thích chưa chắc đa số khách hàng sẽ thích và ngược lại. 
  • Dự tính rủi ro có thể gặp phải khi tiên phong mở quán cafe độc lạ. Mở quán theo concept mới lạ, sáng tạo để cạnh tranh là tốt. Nhưng cũng cần cân bằng với nhiều yếu tố như văn hóa vùng miền, thị hiếu khách hàng, chi phí đầu tư ban đầu,… Đặc biệt với các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo thì càng cần cẩn trọng hơn. 
  • Trang bị tốt kiến thức về ngành F&B như chi phí đầu tư, chi phí khấu hao, điểm hòa vốn, setup menu, phạm vi giá món, địa điểm, quy trình hoạt động, quản lý vận hành, nhân sự,…
  • Lựa chọn người đồng hành tin tưởng: Kinh doanh có thắng có bại. Trong quá trình kinh doanh khó tránh khỏi những giai đoạn khó khăn dễ dẫn đến tâm lý chán nản. Nếu có người đồng hành đủ tin tưởng, chủ quán sẽ đi được đường dài bền bỉ hơn. 

Mong rằng qua việc sự việc của “cà phê Tứ Phủ” – quán cà phê 15 tỷ, các chủ quán mong muốn khởi nghiệp đã có thể rút ra cho mình những bài học quý giá. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác