Sự tăng trưởng vượt trội của ngành F&B trong những năm gần đây đã khiến ngành này trở thành “chiếc bánh béo bở ”. Đó cũng lý do mà nhiều người đã chọn đi lên từ việc mở quán trà sữa. Bằng chứng là hàng loạt quán cafe, trà sữa đã xuất hiện trên thị trường.
Với suy nghĩ vốn ít nhưng lời nhiều, chi phí không quá lớn đối với quy mô vừa và nhỏ, nhiều người đổ xô mở quán mà không có sự chuẩn bị kỹ càng. Và kết quá là rất nhiều quán đã phải đóng cửa chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động. Vậy để đạt được thành công khi kinh doanh trà sữa, chúng ta cần lưu ý những gì? Những khó khăn khi mở quán trà sữa là gì? Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu 6 lưu ý dưới đây để tránh những rủi ro khi kinh doanh trà sữa không đáng có nhé!
Nội dung
1. Nghiên cứu thị trường trà sữa
Thị trường trà sữa rất đa dạng về nhu cầu của khách hàng cũng như mô hình kinh doanh. Nhưng tỷ lệ cạnh tranh và đào thải của ngành này cũng rất cao khi mà mỗi con đường ở trung tâm hiện nay có đến hàng chục quán và số quán có thể duy trì sau một thời gian hoạt động cũng không nhiều.
Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với chủ quán. Và bước đệm đầu tiên giúp thương hiệu tồn tại và phát triển chính là nghiên cứu thị trường. Đây là bước giúp chủ đầu tư “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, xác định được khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và rủi ro kinh doanh.

Ví dụ như bán trà sữa thì đối tượng khách là người trẻ như học sinh, sinh viên nên sẽ có lợi thế hơn khi mở ở gần trường học. Ngoài ra, việc tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh giúp quán phát huy lợi thế cạnh tranh cũng như tránh những sai lầm dẫn đến thất bại. Bước này giúp bạn có những chiến lược kinh doanh hiệu quả, thể duy trì và phát triển quán của mình.
2. Kế hoạch kinh doanh
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ khi kinh doanh mô hình lớn thì mới cần lên kế hoạch cụ thể. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Mô hình nào cũng cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể, kể cả đối với việc kinh doanh trà sữa quy mô nhỏ.
Sau khi nghiên cứu thị trường, xác định được khách hàng mục tiêu và định hướng kinh doanh, chủ kinh doanh cần có bản kế hoạch phù hợp cho quán của mình để biết được vị trí, sự phát triển của quán trên thị trường trong 6 tháng, 1 năm, 3 năm,v…v… Khi đã có một bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa tốt, việc khởi đầu và hoạt động của quán sẽ tốt hơn.

[lepopup slug=’Bocongcutainguyen-fnb’]
3. Chuẩn bị tài chính
Đối với bất cứ lĩnh vực nào thì việc chuẩn bị, lên kế hoạch tài chính đều rất quan trọng vì đó là yếu tố quyết định quá trình kinh doanh. Nói một cách đơn giản, bất cứ làm gì, chúng ta đều cần tiền vốn. Vì vậy, mọi vấn đề liên quan đến vốn như không kịp vòng quay vốn hay chi tiêu quá mức cho phép đều có thể khiến việc kinh doanh gặp thất bại.
Một trong những sai lầm thường gặp là tính chi phí quá sát sao mà không dự tính trước các chi phí phát sinh, dẫn đến thiếu hụt vốn, xoay vốn không kịp. Bên cạnh đó, việc ước tính doanh thu hằng ngày, hằng tháng cũng rất cần thiết, giúp việc lập kế hoạch doanh thu, chi phí trở nên dễ dàng. Và từ đó, chủ kinh doanh có thể lên ước tính được vòng luân chuyển tiền mặt và hiệu quả kinh doanh, cũng như tính khả thi của việc kinh doanh trà sữa.

4. Lựa chọn mặt bằng
Sau khi đã có định hướng kinh doanh cho quán cũng như sự chuẩn bị về ngân sách thì việc tìm mặt bằng quán trà sữa sẽ là bước quan trọng tiếp theo. Có thể nói, đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, quyết định sự tồn tại và phát triển của quán. Khi mở quán trà sữa thì việc tìm mặt bằng gặp khá nhiều khó khăn bởi thời gian thuê lâu dài và các vấn đề về pháp lý. Nếu quán đẹp, thức uống ngon nhưng vị trí lại khó tìm hay ở hẻm cụt thì sẽ không thể thu hút được khách hàng.

Đầu tiên, bạn nên xác định khu vực gần khách hàng mục tiêu. Sau đó, dựa trên những yêu cầu của bản thiết kế để tìm mặt bằng kinh doanh thích hợp nhằm tiết kiệm thời gian, hạn chế phát sinh chi phí. Một vị trí thuận lợi cùng thiết kế đẹp mắt, tuy không phải là điều kiện đủ nhưng lại hoàn toàn cần thiết trong kinh doanh cafe, trà sữa.
5. Thiết bị máy móc
Thiết bị cho quán trà sữa cần những gì? Đó là câu hỏi mà hầu hết chủ kinh doanh đều thắc mắc để có thể hoạt động tốt mà không bị lãng phí. Những vật dụng đầu tiên phải kể đến đó là các máy móc, công cụ dành riêng cho pha chế và bảo quản nguyên vật liệu để mang những thức uống ngon đến cho khách hàng. Nước uống ngon vẫn chưa đủ, không gian sạch đẹp cũng là một yếu tố quan trọng trong việc giữ chân thực khách. Thế nên, việc chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh để giữ quán luôn sạch sẽ cũng rất quan trọng.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần phải chuẩn bị các thiết bị quán trà sữa để hỗ trợ hoạt động chính của quán. Công nghệ ngày càng phát triển, kinh doanh thủ công đã không còn phù hợp. Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, chủ quán cần đầu tư các thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy POS thu ngân, máy in bill, v…v….
Bằng việc order trên máy bán hàng và yêu cầu gọi món sẽ chuyển trực tiếp đến quầy pha chế, tính chính xác trong vận hành sẽ được nâng cao lại còn tiết kiệm thời gian và công sức. Đặc biệt, chủ kinh doanh còn có thể quản lý hàng hóa, doanh thu thông qua các dữ liệu bán hàng đã nhập vào máy. Từ đó, đưa ra các quyết định quan trọng để tăng doanh thu cho quán.
[lepopup slug=’Bocongcutainguyen-fnb’]
6. Tuyển dụng và đào tạo
Nhân sự được coi là “cánh tay đắc lực” của bất kỳ ngành nào và ngành F&B cũng vậy. Bằng sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo, họ là người sẽ làm khách hàng hài lòng và quay trở quán. Tìm kiếm nhân viên ngành F&B là điều không hề khó nhưng để tuyển dụng và đào tạo nhân viên chất lượng là điều không dễ dàng. Tuy không yêu cầu quá cao về trình độ và chủ yếu nhân sự hướng đến là sinh viên đi làm thêm, nhưng tuyển nhân viên cho quán trà sữa, cafe cũng có những tiêu chuẩn riêng.
Chủ quán nên tuyển những ứng viên có khả năng giao tiếp tốt, có tính cách cởi mở, vui vẻ, nhiệt tình. Họ sẽ là người tiếp xúc với khách hàng nên thái độ, tinh thần của họ rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp với khách. Ngoài ra, họ cần được đào tạo để nắm rõ quy trình làm việc cũng như xử lý tốt những tình huống có thể xảy ra trong công việc. Chủ kinh doanh cũng không nên quá tiết kiệm mà cắt giảm nhân sự vì việc kinh doanh có thể sẽ không diễn ra như mong muốn. Và bắt buộc nhân viên phải tuân thủ theo nội quy quán trà sữa mà chủ quán đặt ra

Ngoài các lưu ý trên, các chủ kinh doanh cũng cần quan tâm đến vấn đề pháp lý, việc nghiên cứu menu, tìm đối tác, nhà cung cấp nguyên vật liệu và chương trình marketing, xây dựng thương hiệu,v…v…
Đồng thời, điều kiện không kém phần quan trọng để kinh doanh hiệu quả cần ở chủ quán đó là không ngừng trau dồi kiến thức và kinh nghiệm phục vụ quán trà sữa mà mình tích lũy. Nếu không có sự chuẩn bị thì thất bại là kết quả tất yếu. Và khi đã sẵn sàng, việc mở quán trà sữa sẽ không quá khó khăn và rủi ro mà còn có thể đạt hiệu quả cao.
[lepopup slug=’Bocongcutainguyen-fnb’]
Cùng tham khảo một số phần mềm để vận hành quán trà sữa trơn tru hơn nhé!