Search
Close this search box.

Tin tức mới

Gợi ý bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng để đánh giá và lựa chọn nhân sự phù hợp

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Nhân sự trong ngành F&B luôn có sự biến động và tỷ lệ đào thải nhanh chóng, cho nên các nhà hàng cũng thường xuyên phải tuyển thêm người bổ sung cho nhân sự nghỉ việc. Trong quá trình tuyển dụng, phỏng vấn nhân viên nhà hàng sẽ là cách hữu ích nhất giúp chủ nhà hàng, quản lý phát hiện được những ứng viên tiềm năng, có năng lực làm việc và có thể gắn bó lâu dài. 

Nhưng làm thế nào để có thể chọn được đúng những “mảnh ghép” mà nhà hàng đang cần chỉ qua một buổi phỏng vấn? Hãy để iPOS.vn gợi ý cho các chủ nhà hàng bộ câu hỏi giúp phân loại và đánh giá ứng viên chính xác, từ đó tìm ra gương mặt thích hợp cho vị trí cần tuyển nhé!

1. Vì sao quản lý, chủ quán nên phỏng vấn nhân viên trước khi nhận vào làm?

Ngoài những vị trí “cứng” như quản lý, giám sát nhà hàng được lựa chọn kỹ càng và là người được chủ nhà hàng tin tưởng thì những vị trí mang tính thời vụ, không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng chuyên môn như nhân viên phục vụ, thu ngân, order lại không quá sát sao trong quá trình tuyển dụng. Hầu hết chủ nhà hàng hoặc quản lý, phụ trách tuyển dụng chỉ cần ứng viên cam kết đảm bảo duy trì thời gian làm việc tối thiểu và hoàn thành công việc là được. 

Do lối suy nghĩ này mà một số nơi thậm chí còn không tổ chức phỏng vấn khi tuyển dụng nhân viên nhà hàng mà chỉ đánh giá và nhận vào làm thông qua việc đọc CV, gọi điện liên hệ,… dẫn tới việc khi vào làm thì nhân viên cảm thấy không phù hợp, nhanh chóng nghỉ việc và nhà hàng lại phải tốn thời gian tìm kiếm nhân sự mới. 

phong-van-nhan-vien-nha-hang-1
Phỏng vấn nhân viên nhà hàng càng kỹ thì càng sàng lọc được những ứng viên tốt

Do đó, phỏng vấn nhân viên nhà hàng là bước rất cần thiết nếu nhà hàng muốn xây dựng cho mình một đội ngũ chất lượng, gắn kết lâu bền:

Phỏng vấn là cơ hội để ứng viên – nhà hàng tìm hiểu lẫn nhau: Trong quá trình phỏng vấn nhân viên nhà hàng, chủ nhà hàng hoặc quản lý có thể đánh giá về các mặt của ứng viên như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm, tính cách,… có phù hợp với phong cách hoạt động và văn hóa của nhà hàng không. Rất nhiều ứng viên có thói quen “thổi phồng” CV, tạo cho mình bề dày kinh nghiệm làm việc nhưng thực tế chỉ cần tiếp xúc, hỏi han kỹ càng một chút là chủ nhà hàng có thể phát hiện ra ứng viên nói thật hay không.

Ngược lại, thông qua chia sẻ từ phía nhà hàng, ứng viên sẽ biết được nhà hàng hoạt động về lĩnh vực gì, nề nếp làm việc và phân chia công việc hằng ngày ra sao,… Khi hai bên đều đã hiểu rõ về nhau thì mới có thể tiến tới thỏa thuận làm việc lâu dài.

Phỏng vấn giúp nhà hàng – nhân viên rõ ràng quyền lợi đôi bên: Phỏng vấn nhân viên nhà hàng không chỉ là quá trình trao đổi về công việc mà còn để minh bạch, cụ thể về những quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Nhà hàng cần cho ứng viên biết về chính sách lương, thưởng và nghỉ phép mà mình được hưởng như thế nào, sẽ phải tuân theo những nội quy và KPI gì.

Ứng viên cũng nên chia sẻ với phía nhà hàng về mức lương mong muốn, thời gian làm việc của mình và những quyền lợi muốn được đảm bảo. Nếu hai bên không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này thì sẽ rất khó để làm việc về sau.

Xem thêm: Self service là gì? Mô hình nhà hàng self service đang thay đổi thói quen ăn uống của thực khách ra sao?

2. Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng, quán cà phê hiệu quả 

Một buổi phỏng vấn nhân viên nhà hàng không nên diễn ra quá dài nhưng cũng không nên quá ngắn, phải đủ thời gian để ứng viên thể hiện được kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, tính cách riêng. Muốn hiểu sâu sắc ứng viên, chủ nhà hàng hoặc quản lý cần chuẩn bị trước một bộ câu hỏi để đánh giá cụ thể ứng viên, bộ câu hỏi nên chia làm 5 phần phân loại như sau:

2.1. Những câu hỏi đánh giá mức độ hiểu biết cơ bản về công việc

Đây là những câu hỏi bắt buộc phải có trong buổi phỏng vấn nhân viên nhà hàng để sàng lọc ứng viên ngay từ tiêu chí đầu tiên: hiểu biết về công việc mình ứng tuyển. Thông qua những câu hỏi này, người tuyển dụng có thể đánh giá nhân viên có thật sự muốn làm công việc này hay không, đã tìm hiểu gì trước đó chưa, tìm hiểu có cặn kẽ hay không, có chuẩn bị khi đi phỏng vấn hay không,… 

Một số mẫu câu hỏi nên sử dụng là:

  • Em đã từng làm việc ở quán ăn, nhà hàng nào chưa? Em đã làm việc ở vị trí nào?
  • Theo em những nhiệm vụ và công việc cơ bản của vị trí em ứng tuyển là gì?
  • Với vị trí phục vụ/order/thu ngân thì em cần teamwork và hỗ trợ những bộ phận nào?
  • Theo em, quy trình phục vụ khách hàng trong nhà hàng/quán ăn gồm những bước nào?
phong-van-nhan-vien-nha-hang-2
Ứng viên cần tìm hiểu về công việc ứng tuyển trước khi đi phỏng vấn

2.2. Những câu hỏi về kỹ năng và thói quen làm việc của ứng viên

Mỗi vị trí làm việc sẽ đòi hỏi ứng viên phải có được những kỹ năng chuyên môn cơ bản, kể cả là nhân viên phục vụ, order, phụ bếp hoặc thu ngân – lễ tân,… Sau những câu hỏi cơ bản đầu tiên để đánh giá mức độ hiểu biết công việc, người phỏng vấn nên đi sâu vào khai thác về kỹ năng làm việc của ứng viên, từ đó đánh giá được họ đã thành thạo hay chưa, có đáp ứng đủ tiêu chí cần thiết mà nhà hàng đang tìm hay không, nếu nhận vào có cần training thêm hay không.

Thói quen làm việc cũng rất quan trọng, khi phỏng vấn nhân viên nhà hàng thì chủ nhà hàng hoặc quản lý đừng quên hỏi thêm về vấn đề này. 

Các câu hỏi thường gặp ở phần này sẽ là:

  • Quy trình đóng ca, kiểm tiền của nhân viên thu ngân cần có những bước nào?
  • Quy trình tư vấn gọi món cho khách nên bắt đầu như thế nào, tư vấn dựa trên những yếu tố nào?
  • Nhân viên phục vụ cần làm gì để quản lý chính xác số lượng bia, nước ngọt mà khách đã gọi?
  • Em có thể sử dụng thành thạo được những phần mềm hỗ trợ công việc của nhà hàng nào?

2.3. Những câu hỏi về kỹ năng mềm

Không chỉ cần thành thạo và chăm chỉ trong công việc mà những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng teamwork,… cũng rất quan trọng đối với một nhân viên nhà hàng. Ngày nay, khách hàng luôn đặt nặng yêu cầu đối với dịch vụ của mỗi nhà hàng, nếu nhân viên không đủ khéo léo và thông minh khi ứng xử với khách thì rất dễ làm khách mất lòng.

Tuy nhà hàng có thể đào tạo kỹ năng này cho nhân viên sau khi nhận vào làm, nhưng những nhân viên đã vượt trội về kỹ năng mềm vẫn nên nhận được một “điểm cộng” khi phỏng vấn nhân viên nhà hàng.

phong-van-nhan-vien-nha-hang-3
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng cần đánh giá được kỹ năng chuyên môn và tính cách của ứng viên

Người tuyển dụng có thể đánh giá về kỹ năng mềm của ứng viên qua những câu hỏi đặt giả thiết như:

  • Trong trường hợp khách order món mà bếp lại làm sai, em sẽ phản ứng như thế nào?
  • Khi chốt bill bị thiếu đồ của khách dẫn tới số tiền khách trả không khớp với số lượng đồ đã dùng, là nhân viên thu ngân thì sau khi phát hiện ra em sẽ làm gì?
  • Trong quá trình làm việc em phát hiện có bạn trong team gian lận lừa tiền tip của khách, em sẽ làm thế nào?

2.4. Những câu hỏi về tính cách và độ trung thực khi làm việc

Trong một tập thể thì người phù hợp nhất chưa chắc đã là người giỏi nhất, mà phải là người có tính cách khéo léo, dễ chịu, chăm chỉ, trung thực và nhanh thích nghi. Đây là điều nhà tuyển dụng nên đề cao ở ứng viên khi phỏng vấn nhân viên nhà hàng, bên cạnh kỹ năng làm việc thì cũng nên chú ý tới tính cách của họ nữa. Làm việc trong môi trường nhà hàng cần nhân viên phải biết phối hợp với mọi người xung quanh, thế nên những người nào quá nóng tính, có cái “tôi” cao và không hòa hợp được với lối làm việc chung sẽ rất nhanh bị lạc lõng. 

phong-van-nhan-vien-nha-hang-4
Nhân viên cần có sự hòa đồng, chăm chỉ và kỹ năng xử lý tình huống khéo léo khi tiếp xúc với khách

Ngoài ra, khi phỏng vấn nhân viên nhà hàng cần cho thêm những câu hỏi để “test” thử về độ trung thực của nhân viên. Nếu lỡ tuyển phải một nhân viên có tính gian dối, hay táy máy vào những vị trí liên quan tới tiền bạc như thu ngân thì rất có thể nhà hàng sẽ bị bòn rút doanh thu hằng ngày.

Chủ nhà hàng hoặc quản lý có thể áp dụng những câu hỏi dưới đây khi phỏng vấn nhân viên nhà hàng:

  • Nếu phát hiện đồng nghiệp có hành vi không trung thực, em sẽ xử lý thế nào?
  • Nếu khách hàng nhầm lẫn giữa em và một bạn phục vụ khác, đưa tiền tip đáng lẽ cho em lại cho bạn kia thì em sẽ làm gì?
  • Đồng nghiệp xin nghỉ nhưng không báo trước, quản lý bắt em tăng ca để làm bù cho cả bạn đó thì em sẽ giải quyết như thế nào?

2.5. Những câu hỏi khác

Không chỉ tìm hiểu về ứng viên mà trong quá trình phỏng vấn nhân viên nhà hàng, bên tuyển dụng cũng nên tạo điều kiện để ứng viên tìm hiểu về mình. Vậy nên ngoài những câu hỏi về công việc, chủ nhà hàng hoặc quản lý có thể đặt thêm cho ứng viên một số câu hỏi mở để đôi bên hiểu nhau hơn, cũng như gợi ý cho ứng viên đặt ngược lại câu hỏi cho mình.

Những câu hỏi sau nên tập trung vào vấn đề quyền lợi của nhân viên như: lương, thưởng – phạt, quy định chấm công, đồng phục, nghỉ phép,… Hoặc hỏi thêm về hoàn cảnh của ứng viên, qua đó sẽ đánh giá được ứng viên có dự định gắn bó lâu dài với công việc này hay không. 

phong-van-nhan-vien-nha-hang-5
Phỏng vấn nhân viên nhà hàng là cơ hội để tạo “cầu nối” cho nhà hàng với ứng viên hiểu nhau hơn

Để thể hiện tinh thần cầu thị, phía nhà hàng có thể hỏi những câu như:

  • Hiện tại bên anh/chị đang có mức lương cứng theo giờ, ngoài ra còn có chia tiền tip và thưởng hiệu suất theo ngày, em thấy thù lao như thế có phù hợp với em không?
  • Với thời khóa biểu đi học của em thì em có mong muốn sẽ được quản lý sắp xếp cho các ca làm phù hợp hơn không?
  • Em có phương tiện đi lại không, từ nơi em ở đến nhà hàng cách khoảng bao nhiêu km? Nếu nhà hàng sẽ không thể hỗ trợ chi phí đi lại cho em, em có dự định gì để khắc phục không?

Xem thêm: Phân loại nhân viên – bí quyết quản lý nhân sự hiệu quả cho các chủ quán

Với bộ câu hỏi phân tầng như trên, chắc chắn sẽ dễ dàng hơn cho các quản lý trong quá trình phỏng vấn nhân viên nhà hàng, tìm ra ứng viên phù hợp với công việc nhất. Còn nếu đã tuyển dụng được nhân sự ưng ý nhưng vẫn đang lấn cấn vì chưa biết quản lý nhân viên thế nào cho hiệu quả nhất, đừng ngại ngần mà hãy tham khảo phần mềm quản lý nhân sự chuyên biệt cho ngành F&B iPOS HRM của chúng tôi hoặc gọi đến hotline 1900 4766 để được tư vấn thêm nhé!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác