Search
Close this search box.

Tin tức mới

Cafe Bar – Mô hình kinh doanh mới siêu lợi nhuận

mô hình cafe bar

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Ngày nay thị trường cafe cạnh tranh vô cùng khốc liệt, hàng loạt mô hình kinh doanh mới mọc lên như nấm và thu hút được sự hưởng ứng của phần lớn giới trẻ. Để phát triển mạnh mẽ nhưng không đi theo lối mòn vốn có, đòi hỏi chủ kinh doanh phải có sự sáng tạo và biết cách đem đến sự độc đáo mới có thể giữ chân khách hàng. Hiểu được sở thích và nhu cầu bản năng của khách hàng, cafe bar – mô hình kinh doanh mới chính thức ra đời với nhiều tiềm năng phát triển.

Cùng iPOS.vn khám phá mô hình kinh doanh mới “siêu lợi nhuận” ngay trong bài viết dưới đây!

1. Cafe bar – Xu hướng mới của giới trẻ

Cafe bar xuất hiện nhiều tại các thành phố lớn với các dịch vụ kinh doanh đáp ứng nhu cầu giải trí của con người, đặc biệt là giới trẻ. Có thể nhận thấy, cafe bar là mô hình kinh doanh cafe kèm các loại đồ uống có cồn như mocktail, cocktail, bia, rượu,… và không có cồn như nước ngọt. Bên cạnh đó, các quán cafe bar còn phục vụ thêm các món ăn vặt như hoa quả sấy, lạc rang, đậu phộng, khoai tây chiên, nem rán, trái cây… để tăng thêm sự đa dạng và mới mẻ trong thực đơn kinh doanh của quán. Thiết kế quán cafe bar rất đa dạng với đủ phong cách khác nhau, có thể hiện đại, mộc mạc với nội thất gỗ hoặc bùng nổ phá cách để phù hợp với sở thích và xu hướng của tệp khách hàng mục tiêu.

mô hình cafe bar
Cafe bar là xu hướng giải trí mới của giới trẻ

Các quán cafe bar là lựa chọn lý tưởng cho thực khách yêu thích thưởng thức đồ uống trong không gian âm nhạc sôi động nhưng không quá ồn ào, náo nhiệt như bar hay các quán cafe lộ thiên khác. Đến đây, khách hàng thỏa sức vui chơi, tận hưởng âm nhạc, tán gẫu cùng bạn bè hay người thân, thưởng thức các loại đồ uống hấp dẫn và thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Nhờ đó, mô hình kinh doanh quán cafe bar đã thu hút được nhiều sự yêu thích của giới trẻ, đồng thời trở thành mô hình kinh doanh tiềm năng cho nhiều bạn trẻ khởi nghiệp.

Xem thêm: Ngắm nhìn toàn cảnh Sài Gòn lung linh từ trên cao với 5+ rooftop bar cực xịn 

2. Lợi thế khi kinh doanh mô hình cafe bar

  • Mới mẻ, độc đáo & khác biệt: Một quán cafe bar vừa có thể miệt mài chạy deadlines vào buổi sáng nhưng vẫn có không gian để bung xõa hết mình vào mỗi tối sẽ dễ dàng gây ấn tượng với các khách hàng. Giờ đây, khách hàng yêu thích âm nhạc nhưng nhạy cảm với sự sôi động, náo nhiệt của quán bar đã có thể tìm đến các quán cafe bar để thả hồn theo từng điệu nhạc nhưng vẫn có không gian riêng tư, hiện đại, dễ chịu cho bản thân. Đi cùng với điều đó, phong cách thiết kế, decor cho để trung hòa hoàn hảo hai hình thức giải trí chính không hề dễ, đòi hỏi chủ quán phải tìm hiểu và định hình chính xác phong cách cho quán của mình.
  • Thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng: Quán cafe bar có thể là địa điểm để gặp gỡ bạn bè, vui chơi giải trí, tổ chức tiệc kỷ niệm và cũng là địa điểm đẹp để thưởng thức âm nhạc giải tỏa căng thẳng… Cafe bar phù hợp với nhiều đối tượng ở mọi độ tuổi. Không quá ồn ào, náo nhiệt như bar hay yên tĩnh như một vài quán cafe bình thường khác, đến cafe bar thực khách có thể thoải mái chuyện trò, nhấm nháp cafe, cocktail tùy thích và tự do hòa mình theo âm nhạc.
mô hình cafe bar
Phong cách thiết kế, decor để trung hòa hoàn hảo hai hình thức giải trí không hề dễ
  • Tiết kiệm chi phí & gia tăng doanh thu: Khác với việc triển khai hai mô hình kinh doanh quán bar và quán cafe riêng biệt, số vốn phải bỏ ra khi kinh doanh cafe bar tiết kiệm hơn rất nhiều, không tốn quá nhiều chi phí cũng như thời gian để xây dựng. Việc kinh doanh cafe bar mang về doanh thu hấp dẫn với lợi nhuận cao và được nhiều người đầu tư để khởi nghiệp. Bên cạnh đó, menu của các quán cafe bar cũng được đa dạng từ những món nước bình dân cho đến các loại cocktail, bia có giá thành cao. Đặc biệt, vào các dịp lễ tết, cuối tuần thì lượng khách đến cafe bar để giải trí cũng tăng lên rất nhiều, điều này sẽ giúp các chủ quán “bội thu lợi nhuận”.

3. Chi phí cần thiết khi kinh doanh mô hình cafe bar

Xu hướng khởi nghiệp với mô hình cafe bar hiện đang được nhiều bạn trẻ quan tâm. Tuy nhiên, để phát triển và thu hút khách hàng, từ đó sinh lợi nhuận như mong muốn thì cần phải có vốn đầu tư ban đầu hợp lý. Do đó, để xác định chi phí cần thiết để mở quán cafe bar và các hạng mục cần phải đầu tư thì cần chú ý thêm một số thông tin sau đây:

mô hình cafe bar
Xu hướng khởi nghiệp với mô hình cafe bar hiện đang được nhiều bạn trẻ quan tâm

3.1. Chi phí thuê mặt bằng

Khi lựa chọn mặt bằng cho quán cafe bar, không nhất thiết phải chọn nơi có tuyến đường đẹp hay đặt tại các mặt phố lớn. Tuy nhiên, khi lựa chọn mặt bằng phải thỏa mãn đủ 4 tiêu chí quan trọng: tầm nhìn dễ quan sát, địa điểm dễ dàng tìm kiếm, tập trung nhiều khách hàng tiềm năng và đường phố thuận lợi cho các phương tiện di chuyển. Có thể lựa chọn mặt bằng nằm gần các khu chung cư lớn, trường đại học, công ty hoặc gần các khu ăn uống, du lịch, trung tâm thương mại vì những nơi này có tệp khách hàng mục tiêu rất lớn.

Tổng chi phí thuê mặt bằng kinh doanh đẹp sẽ chiếm khoảng 20 – 30% tổng số vốn đầu tư.

Xem thêm: Tối đa hóa lợi nhuận của các quán cà phê bóng đá trong mùa giải World Cup 2022

3.2. Chi phí thiết kế & trang trí

Không gian quán là một yếu tố quan trọng thu hút và giữ chân khách hàng. Do đó, đầu tư chi phí cho quy trình thiết kế và trang trí là yếu tố cần thiết không thể bỏ qua. Các hạng mục cần được setup và trang trí bao gồm: cơ sở hạ tầng, nội thất, hệ thống âm thanh, ánh sáng, màn chiếu, quầy bar,… 

Chi phí thiết kế & trang trí chiếm giữ một vị trí quan trọng để đảm bảo sự phát triển ổn định của quán cafe, do đó hạng mục này có thể sẽ chiếm khoảng 10 – 20% tổng chi phí vốn ban đầu.

Ngoài ra, chi phí để duy trì sự ổn định của quán cũng được các chủ đầu tư quan tâm. Theo thời gian, chất lượng không gian và cơ sở vật chất có thể sẽ bị xuống cấp, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của quán trong mắt khách hàng. Những lúc thế này, chủ quán cần chi phí để tân trang lại không gian và cơ sở vật chất để đảm bảo quán có lại vẻ đẹp như lúc ban đầu. Chi phí tân trang thường chiếm từ 5 – 10% tổng số vốn ban đầu bỏ ra.

3.3. Chi phí nguyên vật liệu

Tùy thuộc vào sự đa dạng trong menu của quán để quyết định đến tổng chi phí cần phải bỏ ra cho quá trình mua nguyên vật liệu để pha chế đồ uống và chế biến món ăn. Với menu bao gồm các loại cafe, cocktail, mocktail, đồ uống có cồn và một vài món ăn kèm khác quán có ý định kinh doanh mà tổng chi phí ban đầu có thể trích ra chiếm khoảng 10 – 20% vốn đầu tư.

3.4. Chi phí nhân sự

Đối với mỗi mô hình kinh doanh mà quán lựa chọn sẽ tương ứng với số lượng nhân viên khác nhau, quán cần định hướng chính xác để thuê nhân viên cho phù hợp với cửa hàng. Đồng thời, cần phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng vị trí làm việc. Thông thường, chi phí nhân sự thường chiếm khoảng 10% tổng số vốn đầu tư mà chủ quán cần phải bỏ ra ban đầu.

mô hình cafe bar
Nhân sự là nhân tố quan trọng trong quá trình kinh doanh và phát triển quán cafe

3.5. Chi phí marketing quảng cáo

Vốn là thời kỳ bùng nổ của công nghệ số, các quán cafe bar lúc này cần đầu tư vào marketing để thu hút và giữ chân khách hàng. Marketing hiệu quả sẽ giúp quán phát triển thương hiệu, thu hút thêm nhiều khách hàng và lan tỏa những giá trị cốt lõi mà quán mang lại.

mô hình cafe bar
Các chương trình khuyến mãi được triển khai hàng tháng để thu hút khách hàng

Marketing online là hình thức mà hầu hết các quán cafe bar đang tiến hành. Để phát triển lâu dài, các quán cafe bar thường sẽ xây dựng website hoặc fanpage để truyền thông cho thương hiệu. Thêm vào đó, để thương hiệu được nhiều người biết đến, các quán cafe bar có thể đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn theo ngày lễ Tết, sự kiện, mùa trong năm,…. và chạy quảng cáo. Ngoài ra, khi mở quán cafe bar thì chủ quán không thể không triển khai marketing offline vì hình thức này cũng mang về một lượng khách hàng không hề nhỏ cho quán. Thông thường, các quán cafe bar sẽ tiến hành chương trình khuyến mãi hàng ngày tại quán, thiết kế trò chơi và tạo không gian giao lưu cho khách khi đến quán, in poster hoặc banner, tờ rơi mỗi khi triển khai chiến dịch trong tháng.

4. Định hướng khi kinh doanh mô hình cafe bar

Thực tế, bạn nên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để định hướng phong cách cho quán của mình ngay từ khi hình thành ý tưởng kinh doanh quán cafe bar. Quá trình mở quán cafe bar và hình thành một tệp khách hàng cố định cho quán không hề dễ dàng, cần phải trải qua các bước sau:

  • Xây dựng bản kế hoạch hoàn chỉnh: Dù kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, đưa ra được bản kế hoạch kinh doanh chi tiết là một quá trình rất quan trọng. Bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp chủ quán nắm bắt được ý tưởng thi công, thiết kế quán, cơ sở vật chất, nguồn vốn đầu tư ban đầu,… để đưa ra phương hướng kinh doanh và phương thức thực hiện cho thương hiệu trong tương lai. Bản kế hoạch có thể điều chỉnh linh hoạt dựa trên tình hình thực tế của quán, do đó chủ quán cần xác định đúng mục tiêu kinh doanh để có bản kế hoạch phù hợp nhất cho thương hiệu của mình.
mô hình cafe bar
Quá trình mở quán cafe bar và hình thành một tệp khách hàng cố định cho quán không hề dễ dàng
  • Định hướng chính xác loại hình kinh doanh: Loại hình kinh doanh là yếu tố cần được đặt lên hàng đầu trong quy trình mở quán. Chủ quán cần phải xác định rõ loại hình kinh doanh của mình là hộ gia đình, trách nhiệm hữu hạn, cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra về mặt pháp lý. Hãy dựa trên tình hình thực tế để định hướng loại hình quán cafe bar của mình cho phù hợp.
  • Đăng ký bản quyền thương hiệu: Tùy thuộc vào định hướng kinh doanh mà bản quyền về thương hiệu cũng được nhiều chủ quán quan tâm, đặc biệt là logo thương hiệu nhằm tạo ra sự độc đáo và khác biệt cho khách hàng giữa thị trường F&B đầy rẫy các quán cafe bar của đối thủ cạnh tranh. Để đơn giản hóa quá trình đăng ký bản quyền thương hiệu, chủ quán nên nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị thẩm quyền về pháp lý.

Xem thêm: 4 cách giúp quán cà phê, trà sữa vẫn đông khách vào mùa đông

  • Tìm kiếm mặt bằng lý tưởng: Mặt bằng kinh doanh đắc địa phải thoả mãn các tiêu chí lý tưởng về vị trí, giao thông, mặt tiền; khu vực tập trung dân văn phòng, công sở; đồng thời, cần nghiên cứu nhiều hơn về chi phí thuê mặt bằng để cân đối tổng vốn đầu tư một cách hợp lý nhất.
mô hình cafe bar
Cần phải có bản kế hoạch kinh doanh chỉn chu khi mở quán cafe bar
  • Phong cách & thiết kế của quán: Cần định hướng rõ ràng phong cách mà quán sẽ theo đuổi để xây dựng các chiến dịch marketing phù hợp nhất, đồng thời đưa ra ý tưởng thiết kế tổng thể kiến trúc nhất quán với định hướng đã đề ra. Hãy đảm bảo tổng thể kiến trúc nội thất trong quán cafe bar được bố trí hợp lý, khoa học và có tính thống nhất về phong cách. 

Màu sắc của ánh sáng đèn trong quán phải được kết hợp nhất quán để tạo độ sáng vừa đủ, đồng thời họa tiết trang trí thường thiên về các tông màu đen, nâu, xanh rêu, xanh đen,…. Bên cạnh đó, mẫu quầy bar cũng cần lựa chọn thiết kế phù hợp với định hướng phong cách của quán: hiện đại, cổ điển, quầy bar đa giác với không gian rộng hay theo phong cách công nghiệp,…. Hệ thống ánh sáng cũng cần phải thay đổi linh hoạt theo concept để khách hàng có được sự trải nghiệm thoải mái nhất. Tóm lại, cần phải tính toán kỹ lưỡng trong quá trình thiết kế để đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng mục tiêu.

mô hình cafe bar
Cần chọn lọc và sử dụng phần mềm quản lý bán hàng dành riêng cho ngành F&B để quán cafe bar vận hành trơn tru và chuyên nghiệp nhất
  • Truyền thông thương hiệu: Chiến lược truyền thông tốt sẽ thu hút và giữ chân khách hàng mục tiêu. Trong quá trình này, chủ quán có thể kết hợp cả hai hình thức là Marketing Online và Marketing Offline để thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Quy trình tuyển dụng chất lượng: Ngành F&B là ngành có sự đào thải nhân sự cao nhất, đặc biệt là môi trường làm việc trong các quán cafe bar đặc thù. Do đó, chủ quán cần phải có quy định chặt chẽ khi tuyển dụng nhân viên pha chế và nhân viên phục vụ. Yêu cầu để tuyển dụng phải bao gồm kinh nghiệm và năng lực làm việc, thái độ và nhiệt huyết trong công việc cần phải đặt lên hàng đầu. 
  • Ứng dụng công nghệ vào quy trình vận hành: Để quá trình vận hành trơn tru và hiệu quả, đảm bảo quy trình trải nghiệm dịch vụ của các vị khách luôn được đặt lên hàng đầu, các chủ quán cafe bar nên ưu tiên áp dụng các phần mềm quản lý bán hàng phù hợp dành riêng cho ngành F&B. Các phần mềm hiện nay đều giúp các chủ quán kiểm soát chặt chẽ tình hình doanh thu, hỗ trợ quy trình order – thanh toán cho khách hàng, kiểm soát được sự gian lận của nhân viên và hỗ trợ cho việc ra quyết định về các kế hoạch marketing, nhân sự và quản lý có được định hướng điều chỉnh kịp thời.

Cafe bar là mô hình kinh doanh đầy mới lạ và độc đáo, thu hút được rất nhiều các bạn trẻ tới trải nghiệm và khởi nghiệp. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ phần nào giúp ích được cho các bạn có ý tưởng kinh doanh quán cafe bar sẽ đưa ra được chiến lược kinh doanh rõ ràng và bội thu lợi nhuận.

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác