Search
Close this search box.

Tin tức mới

Thao túng tâm lý người dùng thông qua cách định vị thương hiệu cao cấp của Starbucks

định vị thương hiệu cao cấp của Starbucks

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Starbucks đã thành công trong việc định vị mình là một thương hiệu đẳng cấp và tạo nên một cảm giác đặc biệt trong tâm trí của khách hàng. “Chễm chệ” ở vị trí thứ 15 trong danh sách top 50 thương hiệu mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất khu vực Đông Nam Á và sở hữu hơn 34.000 cửa hàng tại 80 quốc gia, Starbucks đã thành công trong việc thao túng tâm lý người dùng để tạo nên một trải nghiệm độc đáo và thu hút khách hàng. Cùng iPOS.vn điểm qua những chi tiết nổi bật từ thương hiệu kinh điển này trong suốt nửa thế kỷ qua nhé!

1. Thiết kế đẳng cấp tại các cửa hàng Starbucks 

Trong suốt khoảng thời gian hoạt động, Starbucks đã không ngừng cải tiến thương hiệu ở mọi khía cạnh, trong đó có một yếu tố quan trọng đã góp phần tạo nên định vị cao cấp cho thương hiệu chính là thiết kế cửa hàng Starbucks. Không chỉ tạo ra một không gian để khách hàng thưởng thức cà phê, Starbucks còn chú trọng đến từng chi tiết nhỏ trong thiết kế, mang đến một không gian sang trọng và thoải mái, từ đó khơi dậy những cảm xúc tích cực trong tâm trí khách hàng.

định vị thương hiệu cao cấp của Starbucks
Starbucks đã thành công trong việc định vị mình là một thương hiệu đẳng cấp và tạo nên một cảm giác đặc biệt trong tâm trí của khách hàng

Cho đến nay, hầu hết thiết kế cửa hàng Starbucks trên thế giới, bao gồm cả ở Việt Nam đều gây ấn tượng khi chiều lòng người hâm mộ với phong cách “nhập gia tùy tục” – gia nhập quốc gia nào thì thiết kế cửa hàng theo phong cách đó. Starbucks không chỉ mang đến màu sắc, vẻ đẹp và cá tính riêng, mà với mỗi cửa hàng, thương hiệu đều biết cách khéo léo hòa quyện với các yếu tố đặc trưng của từng địa phương và quốc gia đó, điển hình như văn hóa, truyền thống dân tộc, bản sắc quê hương,… để tạo sự gần gũi và gắn kết với khách hàng, khiến họ yêu thích và thường xuyên ghé thăm Starbucks.

định vị thương hiệu cao cấp của Starbucks
Starbucks “nhập gia tùy tục” khi đến Hội An, Việt Nam

Một số cửa hàng Starbucks nổi tiếng với phong cách “nhập gia tùy tục” có thể kể đến như: cửa hàng Starbucks Puebla Centro – Di sản Thế giới được Liên Hợp Quốc công nhận, trưng bày vẻ đẹp của nghệ thuật Otomi và Puebla địa phương, bao gồm một bức tranh khảm tuyệt đẹp làm từ gạch men Talavera được làm thủ công bởi các nghệ nhân địa phương; cửa hàng tại Daegu, Hàn Quốc có thiết kế mô phỏng theo kiểu nhà truyền thống “Hanok” có phong cách bài trí kiểu mở với chỗ ngồi bệt có view hướng sang vườn, mái ngói “giwa” truyền thống của Hàn, các thanh gỗ “lộ thiên” và những bức tranh tường truyền thống được treo trên tường. 

Xem thêm: Xu hướng bán đồ lưu niệm của Starbucks, Highlands Coffee, Mixue có gì hot?

Gần đây nhất, Starbucks đã đến Hội An và “nhập gia tùy tục” với phong cách cổ kính tạo nơi đây. Không còn sử dụng tông màu xanh lá quen thuộc, cửa hàng Starbucks Hội An đã được thay thế bởi tông màu vàng – đen đậm chất hoài cổ. Không chỉ vậy, những thiết kế cửa gỗ của Starbucks cũng phần nào tái hiện lại được nét đẹp truyền thống của phố cổ.

định vị thương hiệu cao cấp của Starbucks
Cho đến nay, hầu hết thiết kế cửa hàng Starbucks trên thế giới, bao gồm cả ở Việt Nam đều gây ấn tượng khi biết cách chiều lòng người hâm mộ

2. Từ một cửa hàng nhỏ đến chuỗi cà phê Starbucks nổi tiếng toàn cầu

Cái tên “Starbucks” được lấy cảm hứng từ quyển tiểu thuyết kinh điển Moby Dick và được khai trương lần đầu tại Seattle, Washington. Nhanh chóng mở rộng quy mô nhờ hạt cà phê rang xay chất lượng và đội ngũ nhân viên được đào tạo kiến thức về cà phê chuyên nghiệp, Schultz đã tạo nền móng cho sự phát triển của Starbucks tại 80 quốc gia sau khi mua lại công ty từ tay Baldwin và Bowker.

Xem thêm: Cách xây dựng thực đơn “đắt khách” như Starbucks, Highlands và Mixue

định vị thương hiệu cao cấp của Starbucks
Cái tên “Starbucks” được lấy cảm hứng từ quyển tiểu thuyết kinh điển Moby Dick

Với tham vọng mở rộng chuỗi cửa hàng Starbucks của mình, Howard Schultz đã thực hiện nhanh chóng nhân rộng số lượng cửa hàng vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90, chính thức lên sàn chứng khoán vào năm 1992 với 165 cửa hàng trên toàn thế giới. Tốc độ tăng trưởng của các quán cà phê Starbucks nhanh đến mức các chi nhánh tự “đấu đá” lẫn nhau, không thể mang đến lợi nhuận vượt trội cho thương hiệu. Chính từ đây, thương hiệu đã suy nghĩ lại về việc mở rộng số cửa hàng mỗi năm để đảm bảo doanh số bán hàng luôn ổn định.

3. Starbucks tập trung vào chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để định vị thương hiệu cho Starbucks. Starbucks đặt một tiêu chuẩn cao cho cà phê của mình bằng cách chọn lọc những hạt cà phê chất lượng cao nhất từ khắp nơi trên thế giới và chấp nhận trả giá cao hơn thị trường cho nguồn nguyên liệu đầu vào. 

định vị thương hiệu cao cấp của Starbucks
Chất lượng sản phẩm luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để định vị thương hiệu cho Starbucks

Ngoài ra, Starbucks cũng luôn theo dõi chặt chẽ quá trình rang xay cà phê để đảm bảo rằng từng tách cà phê được phục vụ có hương vị tuyệt vời và độ tươi mới hoàn hảo. Không chỉ theo dõi toàn bộ quy trình từ việc trồng, thu hoạch cho đến khi chế biến cà phê, thương hiệu còn sở hữu các chuyên gia pha chế cà phê tận tâm, luôn nỗ lực để đảm bảo từng hạt cà phê được rang xay với chất lượng tốt nhất. Để thích ứng với sự biến động của thị trường, thương hiệu cũng đồng thời cho ra mắt cà phê hòa tan – Via Ready Brew xuất hiện tại các cửa hàng Starbucks ở Seattle và Chicago nhằm mục tiêu để duy trì doanh số.

Xem thêm: Có gì đặc biệt ở các loại đồ uống best-seller Starbucks, Phê La, Katinat, Cộng Cà Phê, Mixue,…?

định vị thương hiệu cao cấp của Starbucks
Starbucks cũng luôn theo dõi chặt chẽ quá trình rang xay cà phê để đảm bảo rằng từng tách cà phê được phục vụ có hương vị tuyệt vời và độ tươi mới hoàn hảo

Dù là thức uống gây nghiện được yêu thích nhất, thế nhưng Starbucks không chỉ bán mỗi cà phê tại cửa hàng. Để có thể thu hút được người dùng ở mọi độ tuổi, thương hiệu đã đa dạng hoá menu thức uống cho mình khi ra mắt nhiều đồ uống lạnh hơn như trà, nước tăng lực, cold brew,… đạt chuẩn chất lượng cao khi được chọn lọc từ những loại nguyên liệu tốt nhất.

4. Chiến lược định giá “phi lý” của thương hiệu Starbucks

Định vị hình ảnh là một thương hiệu cao cấp mang tầm đẳng cấp thế giới, chiến lược giá là một yếu tố quan trọng tạo nên điểm khác biệt của Starbucks. Áp dụng chiến lược Irrational Value Assessment (định giá phi lý) trong Kinh tế học, Starbucks đã tạo nên sự thành công và khác biệt của riêng thương hiệu trên thị trường. 

Khách hàng sẽ nhớ đến một shot espresso tại Starbucks có giá 1,25 USD (cửa hàng Việt Nam bán giá 40 nghìn đồng cho size Short và 55 nghìn cho size Tall). Mặc dù giá cả ở Starbucks có thể cao hơn so với các đối thủ, nhưng khách hàng có xu hướng đánh giá giá trị của sản phẩm dựa trên trải nghiệm và chất lượng. Đồng thời, họ sẽ tự nghĩ rằng sản phẩm này có chất lượng cao hơn, từ đó có giá trị hơn những sản phẩm rẻ tiền khác.

định vị thương hiệu cao cấp của Starbucks
Định vị hình ảnh là một thương hiệu cao cấp mang tầm đẳng cấp thế giới, chiến lược giá là một yếu tố quan trọng tạo nên điểm khác biệt của Starbucks

Với chiến lược định giá “phi lý” này, Starbucks đã lựa chọn mang đến những trải nghiệm cao cấp phù hợp hơn cho người dùng khi tạo ra một sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng, thiết kế trải nghiệm khách hàng từ sản phẩm, không gian cho đến quy trình mua hàng. Người dùng Starbucks đã có thể tự do tùy chỉnh đồ uống của mình; thậm chí có thể yêu cầu nhân viên pha chế sử dụng sữa không béo, sữa đậu nành, thêm các topping yêu thích hoặc tùy chỉnh lượng đường,… Từ đây, Starbucks đã có thể giúp người dùng tạo trên một loại thức uống đáp ứng được cả khẩu vị và sở thích sáng tạo của họ.

5. Chiến dịch tiếp thị sáng tạo đánh vào tâm lý người dùng của thương hiệu Starbucks

Starbucks luôn có những chiến dịch tiếp thị sáng tạo và khác biệt để thu hút sự chú ý của khách hàng. Từ việc sử dụng các ngôi sao nổi tiếng như Lady Gaga và Pharrell Williams làm đại diện thương hiệu cho việc hợp tác thiết kế ly cà phê độc đáo, cho đến việc tạo ra các chiến dịch quảng cáo hấp dẫn như “Red Cup Season” và “Starbucks for Life”, Starbucks luôn giữ cho mình một vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực tiếp thị. Các chiến dịch tiếp thị sáng tạo không chỉ tạo ra sự chú ý mà còn tạo nên một liên kết mạnh mẽ với khách hàng, thúc đẩy lòng trung thành và gia tăng tầm ảnh hưởng của thương hiệu.

định vị thương hiệu cao cấp của Starbucks
Starbucks luôn có những chiến dịch tiếp thị sáng tạo và khác biệt để thu hút sự chú ý của khách hàng

Bên cạnh đó, Starbucks Rewards – chương trình khách hàng thân thiết cũng được đánh giá là một trong những chiến thuật lợi hại nhất của thương hiệu. Chỉ với một chiếc thẻ quà tặng từ Starbucks, người dùng có thể thanh toán đơn hàng, nhận được những ưu đãi đặc biệt từ thương hiệu, đồng thời khiến khách hàng cảm thấy được trân trọng trong quá trình trải nghiệm dịch vụ. Người dùng có thể truy cập vào ứng dụng Starbucks Rewards để đặt hàng và trả tiền trước cho thức ăn, đồ uống tại cửa hàng gần nhất, sau đó đến cửa hàng nhận món mà không cần phải xếp hàng chờ đợi lâu như cách order thông thường. 

Đặc biệt, vào các ngày lễ ý nghĩa như Valentine, Christmas hay chỉ cần bước sang mùa mới, Starbucks sẽ tiếp tục cho ra mắt các loại sản phẩm như cốc, bình, ly nhựa với số lượng giới hạn để tạo nên hiệu ứng khan hiếm và kích thích khách hàng chi tiền cho chúng. Số lượng ly của Starbucks thường “sold out” chỉ trong vài giờ ra mắt, và đồng thời, “cơn sốt” ở lần mở bán tiếp theo vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt.

Lời kết

Bằng cách đánh vào tâm lý người dùng thông qua cách định vị thương hiệu cao cấp, đồng thời tạo ra những trải nghiệm độc đáo mang tính cộng đồng, Starbucks sẽ vẫn tiếp tục thu hút, giữ chân khách hàng và xây dựng nên một thương hiệu cà phê đình đám nhất trên thế giới.

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác