Search
Close this search box.

Tin tức mới

Góp vốn kinh doanh nhà hàng – Nên chọn Co-Founder có kinh nghiệm hay tài chính?

Góp vốn kinh doanh nhà hàng

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Nên góp vốn kinh doanh nhà hàng với người có kinh nghiệm hay tài chính là một vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều. Bài viết dưới đây sẽ giúp các chủ quán đưa ra quyết định dễ dàng hơn khi gặp phải trường hợp này. Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Góp vốn kinh doanh nhà hàng là gì? 

Góp vốn kinh doanh nhà hàng là quá trình đóng góp tiền, tài sản hoặc nguồn lực khác từ các bên tham gia để thành lập và vận hành một nhà hàng. Việc góp vốn này giúp chia sẻ rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình vận hành nhà hàng. 

Góp vốn kinh doanh nhà hàng là gì
Góp vốn kinh doanh nhà hàng là quá trình đóng góp tiền, tài sản hoặc nguồn lực khác từ các bên tham gia nhằm hướng đến mục tiêu chung.

Để xác định tỷ lệ sở hữu nhà hàng, phân chia lợi nhuận ra sao phụ thuộc rất lớn vào hình thức đóng góp vốn kinh doanh như thế nào. Một số hình thức góp vốn kinh doanh nhà hàng thường gặp là:

  • Góp vốn bằng tiền mặt: Các cổ đông hoặc thành viên của doanh nghiệp F&B sẽ đưa ra số tiền xác định theo tỷ lệ cổ phần đã được thống nhất.
  • Góp vốn bằng tài sản: Cổ đông có thể đóng góp vào nhà hàng các tài sản khác ngoài tiền mặt như thiết bị, nội thất, máy móc… để làm vốn.
  • Góp công sức, kinh nghiệm và kỹ năng: Một số thành viên trong dự án có thể không nhất thiết phải đóng góp bằng vật chất. Họ có thể mang lại giá trị thông qua kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp của mình để trực tiếp bắt tay vào quản lý vận hành quán. 

2. Những lợi ích khi góp vốn kinh doanh nhà hàng 

Khi cùng nhau góp vốn kinh doanh nhà hàng, có nhiều lợi ích đáng kể mà các bên tham gia có thể có được. Cụ thể như: 

  • Chia sẻ rủi ro: Góp vốn mở quán giúp phân chia rủi ro và trách nhiệm kinh doanh. Mỗi bên chỉ phải chịu một phần của nguy cơ tài chính, từ đó giảm thiểu áp lực lên mỗi cá nhân.
  • Tăng khả năng huy động vốn: Khi có từ 2 người góp vốn trở lên, tức là nhà hàng của bạn đã có sẵn cơ chế minh bạch trong việc phân chia tỉ lệ. Điều này là một điểm cộng nếu bạn mong muốn kêu gọi thêm vốn đầu tư từ các bên khác để mở rộng hoạt động kinh doanh. 
  • Chia sẻ kiến thức và kỹ năng: Mỗi thành viên trong quá trình góp vốn kinh doanh không chỉ góp tiền mà còn mang theo kiến thức, kỹ năng và các mối quan hệ quen biết khác vào hoạt động của nhà hàng. Sự đóng góp của các ý kiến ​​và ý tưởng mới sẽ nâng cao khả năng sáng tạo và hiệu suất làm việc của toàn bộ nhóm đầu tư. 
  • Chia sẻ trách nhiệm quản trị: Nếu như với nhà hàng một chủ sở hữu, người đứng đầu cũng là người duy nhất chịu mọi trách nghiệm, hay nói cách khác là “lời ăn lỗ chịu” thì với việc góp vốn kinh doanh, các bên tham gia có thể cùng nhau gánh vác, chia sẻ trách nhiệm, phát huy điểm mạnh của mỗi người. 

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều lợi ích kể trên, việc góp vốn kinh doanh nhà hàng cũng không thiếu những trở ngại có thể gặp phải. Để giảm thiểu rủi ro, gì giữ mối quan hệ lâu dài, nhóm các nhà đầu tư luôn phải thiết lập bộ nguyên tắc làm việc ngay từ đầu. Đó có thể là các nguyên tắc ngầm hoặc được viết chính xác trong biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh.

3. “Nguyên tắc xương máu” khi góp vốn kinh doanh nhà hàng

nguyên tắc góp vốn kinh doanh nhà hàng
Để đảm bảo mối quan hệ hợp tác lâu dài luôn cần đến những nguyên tắc làm việc chặt chẽ đặt ra ngay từ đầu.

Giống như hoạt động nhóm, góp vốn kinh doanh cũng cần đến những nguyên tắc làm việc minh bạch ngay từ đầu để đảm bảo cho mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững. Tùy vào từng trường hợp và thỏa thuận riêng giữa các bên mà sẽ có bộ nguyên tắc làm việc khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung sẽ có một số nguyên tắc cơ bản trong góp vốn kinh doanh nhà hàng như sau: 

  • Sự minh bạch: Các bên tham gia bên phải có sự hiểu biết rõ ràng và chi tiết về việc góp vốn, bao gồm hình thức góp, giá trị đóng góp, tỷ lệ sở hữu và quyền lợi liên quan.
  • Thống nhất về mục tiêu: Các bên tham gia góp vốn cần thống nhất được mục tiêu kinh doanh chung ngay từ đầu. Ví dụ, có mục tiêu nhân chuỗi, nhượng quyền hay không?; mục tiêu về doanh thu nhà hàng cần đạt trong năm là bao nhiêu?; kế hoạch dài hạn đảm bảo cho sự phát triển của nhà hàng như thế nào?…
  • Phân chia quyền hạn & trách nhiệm: Định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên trong hoạt động góp vốn kinh doanh sẽ tránh xung đột trong việc quản lý và ra quyết định sau này. 
  • Phân chia lời lỗ: Một trong cách dễ dàng nhất để phân bổ lãi lỗ là các bên chia đều nhau, nếu có sự thỏa thuận trước. Nhưng hầu hết các bên phân bổ lãi lỗ theo tỷ lệ vốn góp. Khi hợp tác với nhau, bạn cần xem xét và thống nhất về điều này.
  • Nguyên tắc rút vốn: Để tránh việc nhà hàng “điêu đứng” vì bị rút vốn đột ngột, cần có quy định cụ thể trong trường hợp này. Ví dụ như cần thông báo trước bao lâu?;  ai sẽ mua lại cổ phần của thành viên đó với giá bao nhiêu?…
  • Tôn trọng ý kiến ​​đối tác: Luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến ​​đối tác khi có những quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh nhà hàng. 
  • Giải quyết tranh chấp: Cần thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp rõ ràng và công bằng để đảm bảo sự hòa thuận trong trường hợp có xung đột ý kiến ​​hoặc mâu thuẫn xảy ra.

Xem thêm: Hợp tác kinh doanh, góp vốn nhà hàng cần chú ý những điều gì?

4. Nên chọn Co-Founder có kinh nghiệm hay tài chính để góp vốn kinh doanh nhà hàng?

đối tác góp vốn kinh doanh nhà hàng
Nên chọn Co-Founder có kinh nghiệm hay tài chính để góp vốn kinh doanh nhà hàng?

Câu chuyện tìm người đồng hành cùng chí hướng, cùng gánh vác trong làm ăn kinh doanh chưa bao giờ đơn giản. Có nhiều quan điểm cho rằng chỉ cần người đồng sáng lập (Co-Founder) có tài chính để rót vốn đầu tư vào là được. Nhưng cũng ý kiến cho rằng, chỉ tiền thôi là chưa đủ. Co-Founder phải là người có kinh nghiệm, có kiến thức về ngành mới cùng nhau đi lâu dài được. Vậy rốt cuộc, nên chọn Co-Founder có kinh nghiệm hay tài chính để góp vốn kinh doanh nhà hàng? Đây là câu hỏi thường xuyên gặp phải với những ai mới khởi nghiệp kinh doanh trong ngành F&B. 

Thực tế, nên hiểu, một Co-founder tâm đầu ý hợp không phải là “bản sao” của Founder. Họ cần là người có khả năng lấp đầy những “lỗ hổng” mà các Founder đang thiếu sót. Hay nói cách khác, Co-founder là người bổ trợ đắc lực cho nhà sáng lập quán. Vì vậy, lựa chọn  Co-founder có kinh nghiệm hay tài chính nên được dựa trên nguyên tắc tận dụng điểm mạnh/điểm yếu của nhà sáng lập. 

Ví dụ, nếu bạn là người chưa có hoặc chỉ có ít kinh nghiệm về ngành F&B nên ưu tiên chọn Co-founder có dày dặn kiến thức và kỹ năng để cố vấn, định hướng hoạt động nhà hàng. Kế tiếp đó mới tìm đến những nhà đầu tư khác để kêu gọi vốn. Ngược lại, nếu bạn đã có kinh nghiệm kinh doanh F&B trước đó, đang mong muốn mở rộng quy mô nhà hàng, hãy tìm người có nguồn tài chính tốt hoặc khả năng gọi vốn tốt. 

5. Kết luận

Góp vốn kinh doanh nhà hàng được xem là hình thức hợp tác khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi có từ 2 người trở lên chung tay xây dựng một nhà hàng thì cũng dễ phát sinh nhiều vấn đề mâu thuẫn. Vì vậy, ngay từ đầu, việc tìm kiếm được nhà đồng sáng lập chung chí hướng để hợp tác lâu dài rất quan trọng. Sẽ không có công thức tiêu chuẩn nào quy định hình mẫu của một Co-Founder. Lựa chọn Co-Founder có kinh nghiệm hay tài chính để góp vốn kinh doanh nhà hàng phụ thuộc phần lớn vào thực trạng điểm mạnh/điểm yếu của chủ đầu tư chính. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác