Nội dung
- 1. Sự uy tín của nhà cung cấp nguyên vật liệu
- 2. Chất lượng của nguyên vật liệu cung cấp
- 3. Hiệu suất của nhà cung cấp nguyên vật liệu
- 4. Năng lực cung ứng nguyên vật liệu
- 5. Dịch vụ khách hàng nhà cung cấp nguyên vật liệu
- 6. Giá cả và phương thức thanh toán nguyên vật liệu
- 7. Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp nguyên vật liệu
1. Sự uy tín của nhà cung cấp nguyên vật liệu
Khi đánh giá nhà cung cấp nguyên vật liệu, uy tín của nhà cung cấp đó là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quyết định tới việc có lựa chọn hợp tác với nhà cung cấp hay không. Để xét xem nhà cung cấp đó có đủ uy tín hay không, chủ nhà hàng cần lưu ý một số khía cạnh sau:

- Thông tin rõ ràng: Nhà cung cấp đó có thực sự tồn tại không; địa chỉ, phương thức liên lạc, giấy phép kinh doanh có hay không?
- Sự minh bạch trong hợp tác: Nhà cung cấp đó có đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu, duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác không? Họ đã làm cho những cơ sở tương tự nào, lớn hay nhỏ và có bị dính vào vụ bê bối, khiếu nại nào hay không?
- Xem xét các vấn đề về pháp lý: Xem các thủ tục pháp lý liên quan đến các hợp đồng quá khứ, hiện tại của nhà cung cấp; việc tuân thủ pháp luật của nhà cung cấp có đảm bảo không?
2. Chất lượng của nguyên vật liệu cung cấp
Hiển nhiên đầu bếp giỏi mới chế biến ra được món ăn ngon, nhưng liệu có sáng tạo ra được tuyệt phẩm khi nguyên vật liệu bị ôi thiu? Chắc chắn là không thể. Do đó, khi tìm một nhà cung cấp, chất lượng sản phẩm phải là yếu tố đặt lên hàng đầu. Dù là rau củ quả hay thịt cá, tất cả đều phải yêu cầu nhà cung cấp xuất trình giấy tờ chứng minh về nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng, thành phần… Đừng để cái lợi trước mắt dẫn bạn đến những quyết định sai, chọn nhà cung cấp không đạt tiêu chuẩn. Bởi không sớm thì muộn, nhà hàng của bạn cũng bị “sờ gáy”.

3. Hiệu suất của nhà cung cấp nguyên vật liệu
3.1. Tiến độ giao hàng
Không một ai có thể chọn một nơi luôn giao hàng trễ hẹn do đó trong hợp đồng giữa 2 bên cần quy định rõ ràng về thời gian giao nhận và mức độ sai lệch cho phép. Sự cố bất ngờ là điều không thể tránh khỏi nhưng chỉ chấp nhận ở mức độ 10 lần thì chỉ có 1, 2 lần như vậy. Hơn nữa, việc chậm trễ tiến độ còn ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình phục vụ của nhà hàng. Điều này khiến khách hàng cảm thấy thất vọng khi đến ăn uống nhưng chỉ nhận được một lời xin lỗi từ bạn bởi nhà hàng đã hết đồ ăn.

3.2. Sự linh hoạt của nhà cung cấp
Chắc chắn trong biên bản hợp tác sẽ quy định rõ thời gian từ khi đặt cho đến khi nhận hàng là bao nhiêu, nhưng đôi khi sẽ phát sinh vấn đề không lường trước được. Để có thể hợp tác lâu dài và xây dựng mối quan hệ bền vững, đây là lúc cần sự hỗ trợ linh hoạt giữa các bên với nhau. Ví dụ, kho của nhà hàng bất ngờ gặp sự cố hư hệ thống đông lạnh hoặc đã hết sức chứa, hãy đề xuất ký gửi ngay tại kho của đối tác và giao theo từng đợt nhỏ trong ngày để đảm bảo nhà hàng vẫn có thể phục vụ những món ăn tươi ngon cho khách hàng.

4. Năng lực cung ứng nguyên vật liệu
Nói một cách chi tiết hơn thì nó phụ thuộc vào tính thời vụ của thị trường. Nếu nhà hàng của bạn bán cả đồ ăn chay và mặn, bạn có thể thấy vào các mùa lễ lớn như Phật Đản, Vu Lan, ngày rằm… lượng rau củ có thể tăng lên gấp 2 đến 3 lần so với bình thường cũng là chuyện dễ hiểu do nhu cầu ăn chay, đi chùa tăng cao. Tuy nhiên như đã nói, nó chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nên bạn không nên tìm một nhà cung cấp mới mà cần lựa chọn một nơi đủ sức cung ứng cho bạn vào những khoảng thời gian này ngay từ đầu.

5. Dịch vụ khách hàng nhà cung cấp nguyên vật liệu
Khi đánh giá nhà cung cấp, chủ nhà hàng cần thu thập ý kiến về chất lượng hỗ trợ, thái độ của nhà cung cấp và thời gian đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ, trình độ của nhân viên hỗ trợ, v.v… Các yếu tố đánh giá dịch vụ khách hàng bao gồm:
- Trước giao dịch:
– Dịch vụ khách hàng bằng văn bản, chính sách.
– Khả năng tiếp cận.
– Cơ cấu tổ chức.
– Tính linh hoạt của hệ thống.

- Trong giao dịch:
– Thời gian chu kỳ đặt hàng.
– Tính sẵn có của hàng tồn kho.
– Tỷ lệ lấp đầy đơn hàng.
– Thông tin trạng thái đơn hàng.
- Sau giao dịch:
– Sự sẵn có của phụ tùng.
– Thời gian gọi ra.
– Bảo hành sản phẩm.
– Khiếu nại của khách hàng.
6. Giá cả và phương thức thanh toán nguyên vật liệu
Ở chi phí ban đầu do nhà cung cấp đề xuất với người quản lý bán hàng, trước hết nên đề nghị giảm một nửa rồi từ đó nâng dần lên. Đồng thời quan sát kĩ thái độ người bán, với từng mức giá bạn nên thương lượng thấp hơn một chút. Cho đến thời điểm khiến họ mất thời gian đắn đo thì đây chính xác là lúc bạn cần ra quyết định mua và thường thì phải thấp hơn mức giá thị trường ít nhất 20% mới được xem là hợp lý nhất.

7. Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp nguyên vật liệu
Để tạo thành lợi thế cạnh tranh lâu dài và bền vững cho nhà hàng mình thì người quản lý cũng cần quan tâm đến tính lâu dài và bền vững của các nhà cung cấp. Mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp tốt giúp quá trình vận hành của cửa hàng bạn đi vào ổn định, giảm thiểu những chi phí tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu mới cũng như những rủi ro tiềm tàng khi không hiểu về cách làm việc, chất lượng sản phẩm của một nhà cung cấp khác.
