Search
Close this search box.

Tin tức mới

Đánh bại đối thủ cạnh tranh nhà hàng, làm ngay 8 bước này!

phan-tich-doi-thu-canh-tranh

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một trong những công việc quan trọng nếu bạn muốn mở nhà hàng, mở rộng quy mô hay tìm một hướng phát triển mới cho việc kinh doanh của mình. Hiểu rõ thị trường và đối thủ sẽ giúp bạn có những bước đi đúng đắn, phù hợp và hiệu quả hơn. Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu 8 bước khi phân tích đối thủ cạnh tranh nhà hàng qua bài viết sau nhé.

Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp có cùng phân khúc, chung sản phẩm, dịch vụ với bạn và đều cùng làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. 

Việc nghiên cứu đối thủ có ý nghĩ vô cùng quan trọng giúp các doanh nghiệp chỉ ra điểm mạnh điểm yếu, từ “chân dung” của đối thủ xác định cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp mình. Từ đó xây dựng chiến lược, phương án hiệu quả, phủ rộng dịch vụ mà mình cung cấp tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn để chiếm lĩnh thị trường.

1. Lên danh sách đối thủ cạnh tranh

Để xác định được đâu là các đối thủ cạnh tranh có liên quan để phân tích, bạn hãy bắt đầu với các tìm kiếm trên Google cũng như các ứng dụng đặt đồ ăn phổ biến liên quan đến sản phẩm và các ý tưởng kinh doanh của bạn. Bạn có thể tìm kiếm các nhà hàng cạnh tranh với bạn trong một bán kính giới hạn (chẳng hạn 5km).

Hãy lập danh sách các đối thủ bằng cách xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhóm đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp của bạn như:

  • Nhà hàng kinh doanh các loại đồ ăn thức uống tương tự
  • Nhà hàng có cùng phong cách thiết kế 
  • Nhà hàng cùng tiếp thị đối tượng nhân khẩu học giống nhau
  • Thời gian nhà hàng gia nhập thị trường

Xem thêm: Cần tránh điều gì khi chọn địa điểm kinh doanh quán cà phê để không ế khách

2. Đánh giá đối thủ cạnh tranh

Việc tiếp theo doanh nghiệp phải làm đó là đánh giá các đối thủ cạnh tranh thông qua các tiêu chí như sau: Thị phần nắm giữ, quy mô hoạt động, ưu điểm, nhược điểm của đối thủ và những chiến lược mà đối thủ đang áp dụng.

Đánh giá đối thủ cạnh tranh cụ thể và chi tiết, sẽ giúp bạn định hướng và đưa ra các chiến lược marketing phù hợp cho nhà hàng của mình. 

3. Phân loại đối thủ cạnh tranh

Sau khi đã có cái nhìn tổng quan nhất về các nhà hàng cạnh tranh, bạn hãy phân loại từng đối thủ vào danh sách. Có 3 dạng đối thủ cạnh tranh nhà hàng là đối thủ trực tiếp, gián tiếp và tiềm ẩn:

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những nhà hàng có nhiều điểm tương đồng với cửa hàng của bạn. Họ bán các món ăn, hoạt động theo mô hình dịch vụ, chiến lược tiếp thị, hay cùng cung ứng thị trường tương tự bạn. Ví dụ như KFC và Lotteria đều là nhà hàng thức ăn nhanh cung cấp gà rán. Họ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau.

phan-tich-doi-thu-canh-tranh1
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một trong những công việc quan trọng nếu bạn muốn mở nhà hàng

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những nhà hàng bán các loại đồ ăn và cung cấp các dịch vụ khác với bạn nhưng họ cùng giải quyết các vấn đề, nhu cầu của khách hàng giống với bạn. Bên cạnh đó, sản phẩm, dịch vụ của họ hoàn toàn có thể thay thế bạn. Ví dụ như McDonald’s và KFC tuy bán các mặt hàng khác nhau nhưng đều là 2 cửa hàng đồ ăn nhanh và cạnh tranh gián tiếp với nhau.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những thương hiệu vốn không phải là đối thủ cạnh tranh thường ngày của bạn. Nói một cách cụ thể hơn là lĩnh vực kinh doanh của bạn và họ không giống và không có tác động ảnh hưởng đến nhau. Tuy nhiên, họ lại luôn có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong lĩnh vực của bạn trên thị trường bất cứ lúc nào, ở những thời điểm không xác định. 

Ví dụ như KamPong Chicken House được biết đến là thương hiệu chuyên về cơm gà Hải Nam. Tuy nhiên, khi bước vào mùa trung thu, họ cũng sản xuất bánh trung thu quy mô lớn và gia nhập vào thị trường cạnh tranh giống như các thương hiệu truyền thống khác. Họ thâu tóm một phần khách hàng và lợi nhuận, tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các thương hiệu sản xuất bánh trung thu. Đấy chính là lúc đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn lộ diện.

4. Phân tích hoạt động của các nhà hàng cạnh tranh

Để phân tích hoạt động của các nhà hàng cạnh tranh chuyên sâu hơn, bạn cần thu thập và phân tích các thông tin cụ thể như:

  • Nhà hàng của đối thủ hoạt động như thế nào?
  • Tại sao thương hiệu đó lại phát triển, thu hút khách hàng (đặt bản thân mình là khách hàng để xem điều gì khiến bạn bị thu hút) hoặc tại sao họ lại vắng khách?
  • Họ đang cung cấp loại hình ẩm thực nào?
  • Thông điệp tiếp thị, tầm nhìn của họ ra sao?
  • Họ có các nhà đầu tư nào không?
  • Họ có đang thực hiện nhượng quyền thương hiệu?
  • Thời gian mở cửa, đóng cửa thực tế
  • Số lượng chỗ ngồi
  • Họ có thực hiện giao hàng cho khách hàng không?
  • Họ có sử dụng các ứng dụng giao hàng cho khách như ShopeeFood, GrabFood hay BAEMIN, Gojek,… không?
  • Điểm mạnh của họ là gì?
  • Điểm yếu, điểm khiến khách hàng chưa hài lòng về họ là gì?
  • Cơ hội phát triển của họ là gì trong tương lai?
  • Các thách thức với họ là gì?
phan-tich-doi-thu-canh-tranh2
Muốn đánh bại đối thủ cạnh tranh, bạn cần có những phương án bài bản, khoa học

Bạn có thể tìm kiếm các thông tin này ở:

  • Google và các công cụ tìm kiếm: Thao tác rất đơn giản chỉ cần nhập tên đối thủ hoặc thương hiệu đối thủ đang hoạt động để tìm hiểu những thông tin chung nhất về họ.
  • Quảng cáo trực tuyến: Quảng cáo sẽ hiển thị khi bạn dùng các công cụ tìm kiếm nhằm tìm thông tin về đối thủ cạnh tranh.
  • Khách hàng: Khảo sát bình luận của khách hàng trên các ứng dụng đặt đồ ăn hay từ các bình luận, đánh giá về nhà hàng trên các nền tảng mạng xã hội để đưa ra cái nhìn khách quan, cụ thể nhất.  

5. Phân tích thực đơn của các nhà hàng đối thủ

Để phân tích thực đơn của các nhà hàng đối thủ, bạn cần thu thập và phân tích các thông tin như sau:

  • Thực đơn của họ có món gì khác biệt, đâu là món signature (đặc trưng)?
  • Khoảng giá các món đồ ăn, đồ uống họ cung cấp như thế nào?
  • Món nào là món họ bán chạy nhất?
  • Các món ăn của họ có điểm gì khác biệt (ví dụ như là nguyên liệu hữu cơ, có chế biến theo sở thích khách hàng, trang trí đẹp mắt, chế biến ngay tại bàn,…)
  • Họ cung cấp các món ăn cố định hay thay đổi liên tục theo mùa?
  • Điểm mạnh ở thực đơn của họ là gì?
  • Điểm yếu thực đơn của họ là gì?
  • Thách thức nào đối với thực đơn của họ?

Hãy tìm hiểu dựa trên thực đơn của nhà hàng đối thủ, khảo sát cảm nhận của chính những vị khách đã từng sử dụng dịch vụ của họ trên phần bình luận, đánh giá về nhà hàng tại website hay các hội nhóm review đồ ăn. Thông thường, những món ăn bán chạy tại quán sẽ có đính kèm chữ “Best-seller hay Must-try” hoặc được thiết kế nổi bật bằng màu sắc riêng, từ đó sẽ giúp bạn quan sát, phân tích dễ dàng hơn.

6. Phân tích các chương trình khuyến mãi của các nhà hàng cạnh tranh

Tương tự như các bước phân tích phía trên, để tìm hiểu các chương trình khuyến mãi của đối thủ cạnh tranh bạn có thể tìm kiếm các thông tin trên các thông điệp tiếp thị, quảng cáo tại website, fanpage, hãy thu thập các thông tin như:

  • Họ đang làm gì để thu hút khách hàng?
  • Hình thức khuyến mãi của họ là gì? Ví dụ voucher giảm giá, quà tặng miễn phí, phiếu tích điểm,…
  • Họ có tổ chức các sự kiện thu hút khách hàng đến với nhà hàng không? Ví dụ đêm nhạc, mini game ngày lễ, quà tặng các dịp lễ hội,…
  • Điểm mạnh của các chương trình khuyến mãi của họ là gì?
  • Điểm yếu của các chương trình khuyến mãi của họ là gì?
  • Các cơ hội giúp họ thực hiện chương trình khuyến mãi thành công hơn?
  • Các thách thức có thể khiến cho các chương trình khuyến mãi của họ không đạt hiệu quả? (ví dụ: do thời điểm tung khuyến mãi không phù hợp, áp dụng chương trình cùng lúc với nhiều cửa hàng nhưng khuyến mãi của họ không đủ hấp dẫn,…) 

7. Phân tích đánh giá của khách hàng 

Để phân tích đánh giá của khách hàng về nhà hàng đối thủ, bạn hãy tiến hành thu thập thông tin về mức độ hài lòng và không hài lòng của khách hàng trên các trang review, hội nhóm, TikTok và trên fanpage, website,…

  • Đánh giá tích cực (từ 4 – 5 sao): Bạn hãy đọc các đánh giá để biết khách hàng hài lòng về điều gì khi sử dụng dịch vụ tại nhà hàng của đối thủ. Điều đó có thể là món ăn ngon, không gian ấm cúng hay thiết kế trang nhã, sự chuyên nghiệp trong cách phục vụ,…
  • Đánh giá tiêu cực (từ 1 – 3 sao): Bạn hãy tìm hiểu và tiếp nhận thông tin, tránh để nhà hàng mắc phải các sai lầm của đối thủ. Ví dụ như đồ ăn bị nguội, khách phải chờ lâu, nhà hàng quá ồn ào, vị trí không thuận tiện, không có chỗ để xe ô tô, nhà vệ sinh của quán quá bẩn,…

Các đánh giá của khách hàng về nhà hàng đối thủ là một thông tin rất quan trọng, với nhận xét khách quan, đa chiều và công tâm nhất. Có những điểm có thể cả bạn và nhà hàng đối thủ đều không nhận ra cho đến khi khách hàng bình luận và đánh giá. Khách hàng chính là những người sử dụng trực tiếp sản phẩm, dịch vụ của nhà hàng nên họ sẽ có trải nghiệm rõ ràng nhất. Vì thế chớ vội bỏ qua các phản hồi, đánh giá của khách hàng. Vì dựa trên chúng, bạn hoàn toàn có thể cải thiện chất lượng, dịch vụ của nhà hàng mình một cách kịp thời nhất đó!

Một tips để bạn có thể thu thập được ý kiến của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ là hãy dành một phần quà nhỏ cho các khách hàng để lại review, ý kiến sau khi đến nhà hàng của bạn. 

8. Phân tích SWOT tổng thể các đối thủ cạnh tranh

SWOT là một mô hình phân tích doanh nghiệp được sử dụng phổ biến, qua 4 khía cạnh: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Bạn có thể sử dụng SWOT để phân tích tổng thể đối thủ cạnh tranh nhà hàng.

phan-tich-doi-thu-canh-tranh3
Từ “chân dung” đối thủ xác định cơ hội và thách thức, từ đó xây dựng chiến lược, phương án hiệu quả
  • Điểm mạnh: Bạn có cho rằng đối thủ thực sự thành công không? Bạn hãy trả lời có hoặc không. Nếu có thì điểm mạnh của họ là ở đâu để giúp họ thành công?
  • Điểm yếu: Bạn có tin rằng bạn sẽ tránh được các sai lầm mà đối thủ đã mắc phải và làm tốt hơn họ?
  • Cơ hội: Bạn có thể tận dụng cùng một cơ hội với đối thủ để phát triển không?
  • Thách thức: Bạn có thể lường trước các thách thức tương tự đối thủ để vượt qua và phát triển không?

Từ việc phân tích SWOT đối thủ, bạn sẽ có cái nhìn trực quan nhất về nhà hàng của mình. Từ đó bạn sẽ hiểu được điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh của mình để xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho thương hiệu giúp đánh bại đối thủ. Bạn cũng có thể hạn chế nhất các nhược điểm mà đối thủ đã mắc phải và hạn chế “đi vào vết xe đổ” của họ.

Xem thêm: 8 tình huống rắc rối thường gặp và cách xử lý khéo léo cho thu ngân nhà hàng

9. Lời kết

Dân gian đã có câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, chính bởi vậy, trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, nắm rõ về đối thủ của mình là một vấn đề rất quan trọng. 8 bước nghiên cứu đối thủ trong bài viết trên đây hy vọng sẽ là cẩm nang hữu ích giúp các chủ nhà hàng có thể nghiên cứu, phân tích đối thủ của mình một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Cùng lưu lại và áp dụng cho việc kinh doanh của mình nhé!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác