Search
Close this search box.

Tin tức mới

7 cách quản lý nhân sự thông minh và hiệu quả mà chủ nhà hàng cần biết

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Quản lý nhân sự nhà hàng bao giờ cũng là một vấn đề phức tạp và khó khăn đối với các chủ nhà hàng. Nếu không biết cách sắp xếp quy trình quản lý một cách khoa học và thông minh thì sẽ rất khó để chủ nhà hàng có thể điều hành công việc thuận lợi. Vậy hãy để iPOS.vn chia sẻ cho bạn 7 cách quản lý nhân viên mang lại hiệu suất cao hơn mà các chủ nhà hàng nên tham khảo nhé!

1. Định hướng công việc cụ thể cho nhân viên

Hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc nhân viên ấy có được định hướng công việc cụ thể hay không. Nếu nhân viên cứ đi làm đều đều ngày này qua ngày khác mà không có bất kỳ một triển vọng hứa hẹn nào về việc sẽ được tăng lương, thăng cấp hay có một chế độ tốt khi làm việc xuất sắc hơn thì họ sẽ rất dễ nản lòng, không có động lực cố gắng. 

Hơn nữa, khi nhà hàng không định hướng cụ thể công việc cho nhân viên thì họ cũng không biết chính xác mình nên làm gì, phải làm gì và cố gắng thế nào để đạt hiệu suất tốt hơn, từ đó khiến công việc ngày một thụt lùi hơn. Xây dựng một định hướng công việc rõ ràng cho nhân viên sẽ giúp cho họ có thêm động lực làm việc và mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hơn.

quan-ly-nhan-su-1
Nhân viên nhà hàng bất kể vị trí nào cũng cần có một định hướng cụ thể ngay từ khi bắt đầu

Vậy nên không kể là nhân viên phục vụ, order, thu ngân, bếp hay các bộ phận khác,… mỗi nhà hàng khi tuyển nhân viên đều phải định hướng rõ công việc cho từng vị trí. Các thông tin cơ bản về sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh có thể được cung cấp cho nhân viên bằng cách soạn thành một tài liệu chi tiết bao gồm:

  • Giới thiệu chi tiết về các món có trong menu của nhà hàng
  • Liệt kê những CTKM thường xuyên chạy hoặc hiện đang chạy
  • Ghi chú về các quy trình làm việc, các tài khoản, thông tin truy cập nội bộ
  • Hướng dẫn và ghi chú đặc biệt liên quan tới mỗi vị trí công việc khác nhau
  • Thông tin liên lạc quan trọng

Xem thêm: Vì sao nhân viên nhà hàng có hiệu suất làm việc không cao? Tìm hiểu ngay 7 lý do sau!

2. Có chế độ đãi ngộ phù hợp

Chế độ đãi ngộ tốt là một trong những “chìa khóa” quan trọng nhất giúp nhà hàng có thể giữ chân được nhân sự lâu dài. Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động, ngành F&B lại có đặc thù là nhân sự thường xuyên nhảy việc, nếu nhà hàng đang có một “bộ máy” hoạt động nhịp nhàng thì hãy cố gắng động viên và khen thưởng các nhân viên để họ cống hiến càng lâu càng tốt. 

Việc nhân sự hay nghỉ việc rồi lại phải tuyển mới liên tục, đặc biệt là ở những vị trí quan trọng rất ảnh hưởng tới hoạt động chung của nhà hàng, tốn cả thời gian và tiền bạc. Chưa kể trong những thời điểm lễ, Tết mà nhân viên xin nghỉ hàng loạt thì nhà hàng không có đủ nhân sự phục vụ khách trong khi nhu cầu ăn uống tăng lên, số lượng khách đến nhiều hơn; cuối cùng vừa làm mất lòng khách và mất cả doanh thu.

quan-ly-nhan-su-nha-hang-2
Đãi ngộ tốt là một trong những lý do giúp nhân viên gắn bó hơn

Để xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp, nhà hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tố như số tiền có thể chi, đãi ngộ phân chia theo công việc và đánh giá năng lực của nhân viên. Đãi ngộ không chỉ là về lương, thưởng mà còn bao gồm những phúc lợi kèm theo như đóng bảo hiểm, thêm ngày nghỉ phép, thêm phụ cấp,… 

3. Thường xuyên training, nâng cao kỹ năng cho nhân viên

Kế hoạch training, đào tạo để nâng cao kỹ năng cho nhân viên nên được nhà hàng thực hiện thường xuyên, định kỳ. Không chỉ các nhân viên mới tuyển, các nhân viên chưa có kinh nghiệm mà những người làm việc đã lâu, ở các vị trí cao cũng cần được training liên tục để cập nhật các kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ. 

Ở mỗi vị trí khác nhau thì nhân viên sẽ cần những kỹ năng khác nhau, ví dụ như nhân viên thu ngân sẽ cần phải biết phân biệt tiền thật – tiền giả trong khi nhân viên phục vụ cần phải biết cách xoa dịu khách nếu yêu cầu của họ bị nhà hàng làm sai,… Những buổi training chính là cơ hội tốt để trau dồi thêm các kỹ năng này. Chủ nhà hàng, quản lý hoặc một số nhân viên làm lâu năm có thể trực tiếp chia sẻ, training cho những người khác bằng chính kinh nghiệm làm việc thực tế của mình. 

quan-ly-nhan-su-nha-hang-3
Training thường xuyên giúp nhân viên nâng cao kỹ năng làm việc

Sau khi kết thúc các buổi training, nhà hàng nên đánh giá lại mức độ tiếp thu của nhân viên bằng các bài test đơn giản hoặc viết báo cáo thu hoạch để xem những gì chia sẻ trong buổi training có phù hợp hay không.

4. Lắng nghe và động viên nhân viên kịp thời

Rất khó cho các nhân viên nếu phải làm việc trong một môi trường mà tâm lý của họ không được thoải mái. Áp lực doanh số, áp lực từ phía khách hàng, không hòa hợp với đồng nghiệp, thiếu sự hỗ trợ từ cấp trên,… tất cả những điều này đều sẽ khiến một nhân viên cảm thấy ngày càng mệt mỏi, khó chịu và hậu quả tất yếu là hiệu suất làm việc bị giảm đi. 

Chính vì thế, ngoài việc trả lương thưởng đầy đủ cho nhân viên, chủ nhà hàng, quản lý hay những người phụ trách phần nhân sự nên có các buổi nói chuyện với nhân viên để tìm hiểu xem họ đang làm việc thuận lợi hay không, có vướng mắc gì hay không. Có nhiều vấn đề mà rất khó để tự nhân viên phản ánh lên cấp trên, vì thế người chủ nhà hàng hoặc quản lý cần phải sát sao, tinh tế để phát hiện vấn đề và giải quyết ngay, tránh để nó gây ảnh hưởng tới toàn bộ máy nhân sự.

quan-ly-nhan-su-nha-hang-4
Nhân viên sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn khi những ý kiến của mình được lắng nghe

Ngoài ra, lắng nghe ý kiến từ phía các nhân viên cũng là một cách giúp nhà hàng tự hoàn thiện mình hơn. Trước khi đưa ra bất kỳ một thay đổi nào đó về menu, giá cả, các dịch vụ đi kèm, quy trình phục vụ khách hay chương trình marketing,… chủ nhà hàng và quản lý có thể làm một cuộc khảo sát nhỏ với chính các nhân viên của mình để xem đánh giá của họ về sự thay đổi này. Bởi vì các nhân viên phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, vì thế họ sẽ đưa ra những ý kiến khách quan và gần với suy nghĩ của khách hàng hơn.

5. Kiểm tra, giám sát công việc định kỳ và đột xuất

Nếu để nhân viên làm việc mà không giám sát, kiểm tra thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nhân viên lơ là chấp hành nội quy, không làm tốt công việc được giao, lười biếng hoặc tìm cách đẩy việc cho nhân viên khác. Nhưng nếu giám sát, kiểm tra quá thường xuyên thì nhân viên cũng cảm thấy bức bối, không thoải mái khi đang làm việc mà cứ bị quản lý hoặc chủ nhà hàng “nhìn chằm chằm”. Chưa kể như vậy còn khiến nhân viên nghĩ là cấp trên không hoàn toàn tin tưởng họ, ảnh hưởng tới lòng tự trọng và rất dễ nảy sinh tư tưởng muốn nghỉ việc.

quan-ly-nhan-su-nha-hang-4
Kiểm tra công việc định kỳ 2 lần/tuần giúp chủ nhà hàng phát hiện ra những vấn đề sai phạm

Vì thế, bất kỳ người chủ hay quản lý nhà hàng nào muốn giám sát công việc của nhân viên thì hãy thật tinh tế, cẩn thận và không nên quá gay gắt để nhân viên có đủ không gian riêng, thoải mái hoàn thành công việc. Tần số kiểm tra cũng nên sắp xếp hợp lý, không nên quá dồn dập mà có thể kiểm tra theo định kỳ, ví dụ 1 tuần 2 lần vào những ngày bất chợt không báo trước. Ngoài ra, chủ nhà hàng còn có thể kiểm tra và theo dõi mọi công việc bằng cách đặt camera ở những khu vực quan trọng (bếp, quầy thu ngân, chỗ ngồi của khách) và thỉnh thoảng nên cho nhân viên tự đánh giá chéo nhau để thu thập ý kiến khách quan hơn.

6. Có các hình thức phạt nếu nhân viên mắc lỗi

Tương tự với việc có thưởng cho các nhân viên làm việc tốt, nhà hàng cần đặt ra một số quy định phạt cho những nhân viên không hoàn thành công việc, mắc lỗi. Các mức phạt nên đi từ thấp đến cao, từ chỉ là hình thức tới trừ vào phúc lợi hoặc lương thưởng để vừa nhắc nhở nhân viên không tái phạm các lỗi tương tự, vừa cho những người khác trong nhà hàng rút kinh nghiệm. 

Khi đưa ra mức phạt cho nhân viên thì chủ nhà hàng hoặc quản lý cũng phải chỉ ra rõ người đó đã làm sai ở đâu, sai lúc nào, nếu lần sau gặp trường hợp như thế thì nên xử lý ra sao,… tức là không chỉ phạt mà còn phải để họ “tâm phục khẩu phục” và biết tự rút ra bài học cho bản thân. 

quan-ly-nhan-su-nha-hang-5
Nhân viên sẽ được khen khi làm tốt và phải nộp phạt nếu có sai phạm

7. Sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự

Hiện nay việc quản lý nhân sự bằng các phần mềm hiện đại là điều rất cần thiết. Sử dụng phần mềm sẽ hạn chế những yếu kém, khuyết điểm như khi giám sát thủ công; còn hỗ trợ chủ nhà hàng trong việc tăng tương tác hai chiều với nhân viên, cho ra bảng lương tự động cuối tháng,… Với độ bảo mật và chính xác cao, các phần mềm quản lý nhân sự thông minh như iPOS HRM của iPOS.vn đang là một lựa chọn tin dùng của nhiều chủ nhà hàng, quán ăn,…

Xem thêm: Trang trí nhà hàng, quán cafe mùa lễ Trung thu sao cho hút khách?

Quản lý nhân sự hiệu quả sẽ là “chìa khóa” giúp nhà hàng có được một đội ngũ nhân viên đồng đều về năng lực và mang lại hiệu suất làm việc cao. Chủ nhà hàng hãy tham khảo các cách quản lý nhân sự trên để tìm cách phù hợp nhất cho nhà hàng của mình nhé!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác