Search
Close this search box.

Tin tức mới

Thách thức cho kế toán viên mới bước chân vào ngành F&B

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Kế toán là một công việc “bàn giấy” thường được nhiều người gắn liền với những từ như “nhàn nhã”, “không vất vả”,… Tuy nhiên, trên thực tế, các kế toán viên – đặc biệt là những kế toán nhà hàng – lại phải đối mặt với nhiều thách thức khi bước chân vào làm việc trong ngành F&B.

Theo đà phát triển của nền kinh tế, ngành dịch vụ ăn uống – hay còn gọi là F&B – cũng đang vô cùng sôi động và nhộn nhịp với sự nở rộ của hàng loạt những mô hình kinh doanh hot: trà sữa, trà chanh, buffet lẩu – nướng, ăn vặt,… Khi các nhà hàng, quán ăn mở rộng quy mô hoạt động thì vị trí kế toán nhà hàng lại cần cần thiết hơn, dẫn tới việc nhiều kế toán viên đã và đang gia nhập vào ngành F&B.

Tuy nhiên, công việc của một người kế toán nhà hàng như thế nào, có thật sự “đơn giản” và “thu nhập cao” như những gì mọi người thường nghĩ về ngành kế toán hay không? Hãy cùng iPOS.vn điểm qua một số thách thức mà những kế toán viên mới làm việc trong lĩnh vực F&B đang phải trải qua nhé!

1. Khối lượng công việc lớn

Kế toán nhà hàng là một vị trí mà mọi người thường không hay chú ý đến nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong bộ máy vận hành nhà hàng. Một số công việc thường gặp hàng ngày của các kế toán nhà hàng là: kiểm soát các loại hóa đơn, tiếp nhận và kiểm tra chứng từ; kiểm soát giá cả hàng hóa nhập vào; quản lý định mức tồn kho; quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ trong nhà hàng,… 

thach thuc ke toan fb
Kế toán nhà hàng phải đảm nhiệm một khối lượng công việc rất lớn

Ngoài ra, theo định kỳ tuần – tháng – quý – năm, họ còn phải cập nhật thông tin sổ sách kế toán, công nợ thu – trả; kiểm tra các thanh toán và hạch toán phát sinh; tổng hợp tình hình thu chi và lỗ lãi; lập các loại báo cáo vào dịp cuối tháng, cuối năm: báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo xuất – nhập, báo cáo tổng quát tình hình kinh doanh…

Có thể nói, khối lượng công việc mà một kế toán nhà hàng phải đảm đương là vô cùng lớn, trong khi đó các nhà hàng lại thường có xu hướng để kế toán kiêm nhiệm thêm một số công việc khác nhằm giảm bớt chi phí thuê nhân công. Đặc biệt, vào các dịp như cuối tháng, cuối năm, lượng công việc mà kế toán nhà hàng phải giải quyết sẽ càng tăng lên, tình trạng tăng ca hay mang sổ sách về nhà để hoàn thiện không hề hiếm.

2. Áp lực cao, thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng

Với khối lượng công việc lớn đến như vậy, các nhân viên kế toán nhà hàng luôn phải “ba đầu sáu tay”, bận rộn cả ngày để giải quyết hết giấy tờ, sổ sách. Tính chất công việc đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối, chi li đến từng con số rất dễ khiến kế toán viên rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực nặng nề. Thêm vào đó, việc phải tăng ca hoặc làm thêm diễn ra thường xuyên sẽ chiếm dụng mất thời gian dành cho cuộc sống riêng tư của kế toán, làm họ không thể tìm thấy niềm vui để cân bằng giữa công việc và cá nhân, càng gia tăng thêm cảm giác khó chịu, căng thẳng mỗi khi bắt tay xử lý công việc.

Là một công việc “bàn giấy”, người làm kế toán luôn phải tuân thủ chặt chẽ theo những quy định, quy chuẩn có sẵn. Trong công việc hằng ngày của họ cũng không có quá nhiều sự sáng tạo mà chỉ làm việc xung quanh hóa đơn, giấy tờ, chứng từ, con số,… có phần khô khan và nhàm chán. Do đó, nếu không thể dành thời gian nghỉ ngơi, nhiều kế toán viên sẽ nảy sinh cảm giác mệt mỏi, chán nản và có suy nghĩ nghỉ việc vì cố gắng quá sức.

Xem thêm: 6 kỹ năng “key” cần chú ý khi tuyển dụng kế toán nhà hàng

3. Ngành F&B không hề đơn giản

F&B là một lĩnh vực rộng lớn, công tác kế toán nhà hàng bao gồm nhiều đặc thù riêng, nhiều quy trình và nhiều công đoạn, thủ tục hết sức phức tạp mà một người ngoài ngành khó có thể tưởng tượng ra được. Nhiều kế toán viên mới bước chân vào ngành F&B thường nghĩ chỉ cần nắm vững chuyên môn về lĩnh vực kế toán là có thể làm việc suôn sẻ được, nhưng trên thực tế, chỉ giỏi chuyên môn chưa đủ. Các kế toán nhà hàng còn phải có kiến thức vững chắc về ngành F&B để đảm bảo mình đã làm đúng quy trình xử lý giấy tờ xuất nhập kho, thu – chi, xử lý nguyên vật liệu,…

thach thuc ke Toan fb 4
Các kế toán nhà hàng còn phải nắm rõ về vấn đề tài chính và pháp lý để xử lý công việc

Ngoài ra, công việc của kế toán liên quan chặt chẽ đến vấn đề tài chính và pháp lý nên người làm kế toán phải thường xuyên cập nhật những thông tư, văn bản pháp luật, quy định mới… Không chỉ riêng những văn bản liên quan đến ngành kế toán mà kế toán nhà hàng còn phải tìm hiểu cả những văn bản pháp luật, quy định,… của ngành F&B để không xảy ra sai sót khi làm việc.

4. Mức lương không cao như tưởng tượng

Đối chiếu với khối lượng công việc của ngành F&B, các kế toán viên – đặc biệt là các kế toán viên mới ra trường – thường có suy nghĩ mức lương cho kế toán nhà hàng cũng sẽ tỉ lệ thuận với khối lượng công việc. Nhưng nhìn chung thì mặt bằng lương cho kế toán nhà hàng không thấp mà cũng không phải quá cao, thường sẽ dao động từ khoảng 8-10 triệu/tháng cho những kế toán đã có kinh nghiệm. 

thach thuc ke toan fb 1
Nếu cố gắng phấn đấu, các kế toán nhà hàng có thể được offer mức lương tốt hơn

Đối với các cử nhân mới tốt nghiệp, kế toán học việc thì mức lương còn thấp hơn nữa, điều này cũng dễ hiểu vì họ chưa hoàn thiện về kỹ năng làm việc và doanh nghiệp F&B sẽ phải sắp xếp đào tạo thêm cho họ. Tuy nhiên, đối với các kế toán viên dày dạn kinh nghiệm và có năng lực tốt thì mức lương nhận được có thể cao hơn, thậm chí là gấp hai hoặc gấp ba nếu họ ứng cử thành công vào các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong lĩnh vực F&B.

Xem thêm: Quy trình chuẩn dành cho kế toán nhà hàng và chuỗi nhà hàng

5. Kết luận

Là một bộ phận thiết yếu không thể thiếu trong “bộ máy” vận hành của nhà hàng, kế toán luôn là một vị trí được đặt ra yêu cầu rất cao cho ứng viên khi tuyển chọn. Để đảm nhiệm thành thạo công việc kế toán nhà hàng, một kế toán viên cần phải thường xuyên trau dồi năng lực và kỹ năng cho mình, không chỉ là năng lực chuyên môn về lĩnh vực kế toán mà còn là kiến thức về ngành F&B và các kỹ năng mềm khác. 

Hãy tham khảo ngay phần mềm sau để công việc kế toán trở nên trơn tru hơn nhé!

Phần mềm kế toán iPOS Accounting

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác