Search
Close this search box.

Tin tức mới

Tuyệt chiêu phân loại khách hàng trong ngành F&B giúp tăng doanh thu

Phương pháp phân loại khách hàng trong F&B

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Phân loại khách hàng trong ngành F&B giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của bất kỳ nhà hàng, quán cafe nào. Để iPOS mách bạn tuyệt chiêu phân loại khách hàng trong ngành F&B giúp tăng doanh thu. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 

1. Phân loại khách hàng trong ngành F&B là gì?

Phân loại khách hàng trong ngành F&B là chiến lược phân tích để chia nhỏ tệp khách hàng thành những nhóm đối tượng có chung đặc điểm, nhu cầu, hướng đến mục tiêu cuối cùng để tạo ra trải nghiệm dịch vụ ăn uống hài lòng nhất cho thực khách. 

Tùy theo mục đích mong muốn, nhà hàng, quán cafe có thể phân chia khách hàng của mình thành nhiều nhóm với tiêu chí khác nhau. Ví dụ: phân loại khách hàng trong ngành F&B theo độ tuổi, phân loại khách hàng theo thu nhập, phân loại khách hàng theo tần suất đến ăn,… Như vậy, một khách hàng có thể cùng lúc thuộc nhiều nhóm khách hàng khác nhau. 

2. Tầm quan trọng của phân loại khách hàng trong ngành F&B

Phân loại khách hàng trong ngành F&B giữ vai trò rất quan trọng
Phân loại khách hàng trong ngành F&B giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển nhà hàng

 Phân loại khách hàng trong ngành F&B giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của bất kỳ nhà hàng, quán cafe nào. Phân loại khách hàng giúp cá nhân hóa trải nghiệm của mỗi thực khách. Từ đó, thu hút họ đến với quán thêm nhiều lần nữa và trở thành khách hàng thân thiết. Bất cứ ai làm trong ngành F&B đều biết tầm trong quan trọng của tỷ lệ khách hàng quay lại (Rate of returning customers) tác động ra sao đến doanh thu nhà hàng. 

Cụ thể, tầm quan trọng của phân loại khách hàng trong ngành F&B được khái quát trong một số ý chính sau đây: 

  • Nắm bắt tốt insight khách hàng: Phân loại khách hàng trong ngành F&B giúp chủ nhà hàng hiểu rõ hơn về sở thích, tâm lý, nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều này cho phép họ thiết kế trải nghiệm ăn uống tại nhà hàng phù hợp hơn. Từ đó, tăng tỷ lệ khách hàng quay lại cũng như dễ dàng thu hút khách hàng mới. 
  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Mỗi nhóm thực khách lại có một sở thích, thói quen ăn uống khác nhau. Thông qua quá trình phân loại khách hàng, chủ quán có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh và tiếp thị phù hợp để tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Tối ưu hóa chiến lược tiếp thị: Với việc chia nhỏ tệp khách hàng, xây dựng chiến lược tiếp thị nhắm mục tiêu và triển khai trên các kênh tiếp thị phù hợp sẽ giúp tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tiếp thị. 

3. Tuyệt chiêu phân loại khách hàng trong ngành F&B giúp tăng doanh thu

Có bao nhiêu cách để phân loại khách hàng trong ngành F&B? Đây là câu hỏi được nhiều chủ nhà hàng tìm kiếm. Thực tế, khách hàng có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm và mục tiêu của từng chủ nhà hàng. Dưới đây là một số cách phổ biến phân loại khách hàng trong ngành F&B.

3.1. Phân loại khách hàng theo độ tuổi

Ứng với từng độ tuổi, nhu cầu và sở thích ăn uống cũng sẽ thay đổi. Với phương pháp phân loại khách hàng theo độ tuổi, nhà hàng có thể lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp, giúp tối ưu doanh thu. Cụ thể: 

Phân loại khách hàng theo độ tuổi
Phân loại khách hàng theo độ tuổi là phương pháp khá phổ biến trong ngành F&B
  • Nhóm khách hàng dưới 15 tuổi: 

Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu thiết thực và bị phụ thuộc tài chính. Họ không quan tâm nhiều đến hình thức món hay phong cách phục vụ mà đặt trọng tâm vào giá trị món ăn mang lại. 

=> Như vậy, giải pháp để đáp ứng các thực khách nhí này là mang lại hương vị món ăn họ ưa thích. Đặc biệt với độ tuổi thiếu nhi, nhà hàng có thể setup một góc vui chơi riêng dành cho thực khách nhí. Đây sẽ là điểm sáng thu hút trẻ em muốn đến quán nhiều lần. 

  • Nhóm khách hàng từ 15 đến 22 tuổi:

Nhóm khách hàng này đa phần là thanh thiếu niên, thích đi ăn cùng bạn và ưu thích sự trải nghiệm mới lạ. 

=> Giải pháp: Nhà hàng cần cập nhật xu hướng món mới liên tục, biết cách biến tấu về hình thức và hương vị món ăn. Nền tảng tiếp thị chính là social media. Ngoài ra, nội dung tiếp thị cũng cần bắt trends nhanh chóng. 

  • Nhóm khách hàng từ 23 đến 35 tuổi: 

Là nhóm khách hàng trẻ, tự chủ về tài chính và là nguồn doanh thu chính của nhà hàng. Đặc điểm của nhóm khách hàng này là quan tâm cùng lúc đến nhiều khía cạnh của món ăn như: hương vị, hình thức, giá cả và sự tiện lợi. 

=> Giải pháp: Nhà hàng có thể tổ chức theo mô hình Self Service hoặc Take Away để tối ưu chi phí nhân sự và tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Còn nếu đang triển khai theo mô hình phục vụ tại bàn, nhà hàng cũng nên áp dụng chuyển đổi số để đem đến nhiều trải nghiệm tiện lợi cho khách hàng. 

Xem thêm: Công thức thành công trong cuộc đua chuyển đổi số ngành F&B

  • Nhóm khách hàng từ 35 đến 50 tuổi: 

Là nhóm khách hàng đa số đã lập gia đình, công việc ổn định, thu nhập tốt nhưng rất bận rộn. Họ thường ít khi đi ăn một mình mà sẽ đi ăn cùng gia đình, bạn bè vào những dịp đặc biệt. 

=> Giải pháp: Nhà hàng cần chú trọng vào việc cung cấp dịch vụ tốt. Ví dụ như có bàn lớn hoặc cho phép gộp bàn, có ghế cho trẻ em, có các suất buffet đồ uống có thể chia sẻ,…

3.2. Phân loại khách hàng theo thu nhập

Phương pháp phân loại khách hàng theo thu nhập
Phương pháp phân loại khách hàng theo thu nhập trong ngành F&B

Đây là phương pháp dựa vào thu nhập của khách hàng để đánh giá khả năng chi trả cho dịch vụ ăn uống. 3 phân loại khách hàng theo thu nhập thường thấy là: 

  • Khách hàng bình dân: 

Đây là nhóm khách hàng quan tâm nhiều đến giá thành món ăn/đồ uống. 

=> Giải pháp: Nhà hàng có thể sử dụng giá để làm yếu tố cạnh tranh. Ví dụ set ăn 99k, 139k,.. Bên cạnh đó, có thể tích cực chạy chương trình khuyến mãi và các chính sách giảm giá. Nhưng lưu ý không nên quá lạm dụng giảm giá vì sẽ tạo ra “thói quen xấu” cho khách hàng: chỉ khi có giảm giá mới đến ăn. 

  • Khách hàng trung cấp: 

Nhóm khách hàng này có khả năng chi trả cho các bữa ăn ở mức giá tầm trung. Số lượng khách hàng trung cấp chiếm phần lớn trong 3 phân loại khách hàng theo thu nhập.

=> Giải pháp: Cung cấp thực đơn nếm thử để kích thích nhu cầu trải nghiệm món mới của họ. 

  • Khách hàng cao cấp:

Đây là nhóm khách hàng sẵn sàng chi tiêu cho các món ăn cao cấp, yêu cầu giá thành đi đôi với chất lượng, hình thức và cả thái độ phục vụ. 

=> Giải pháp: Cung cấp những trải nghiệm ăn uống sang trọng xứng tầm. Đặc biệt, nhà hàng luôn nhấn mạnh về nguồn gốc nguyên liệu cao cấp, tươi ngon, có lợi cho sức khỏe. 

3.3. Phân loại khách hàng theo tiềm năng

Phương pháp phân loại khách hàng theo tiềm năng
Phương pháp phân loại khách hàng theo tiềm năng trong ngành F&B

Để phân loại khách hàng theo tiềm năng, chủ nhà hàng cần có dữ liệu về khách hàng như thông tin cá nhân, nghề nghiệp, độ tuổi, thói quen ăn uống,… Nhóm khách hàng tiềm năng được phân loại như sau:

  • Khách hàng tiềm năng cao: 

Là những khách hàng có tiềm năng trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp trong tương lai.

=> Giải pháp: Cần nuôi dưỡng tệp khách hàng tiềm năng này trên đa dạng nền tảng tiếp thị. Ví dụ quảng cáo bám đuổi, tặng voucher, gửi bản tin cập nhật khuyến mãi,..

  • Khách hàng hiện tại: 

Là những người đã sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng, bao gồm hoạt động đến ăn trực tiếp hoặc đặt ship về. 

=> Giải pháp: Nhóm khách hàng này sẽ trở thành khách hàng trung thành nếu được chăm sóc tốt. Vậy nên, nhà hàng cần có chiến lược tiếp thị sát sao và chuẩn bị dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. 

  • Khách hàng cũ:

Là những người đã từng đến ăn/uống tại nhà hàng nhưng trên 6 tháng không quay trở lại. 

=> Giải pháp: Xây dựng các chiến lược remarketing hiệu quả để thúc đẩy khách hàng quay lại. Ví dụ: Nhắc nhở khách hàng về số điểm tích lũy của họ, gửi tặng voucher, thông báo món mới,… Muốn vậy, nhà hàng cần có một công cụ hỗ trợ lưu trữ, quản lý data khách hàng chuyên nghiệp. 

Xem thêm: Cách quản lý data khách hàng bằng phần mềm CRM hiệu quả

3.4. Một số cách khác để phân loại khách hàng trong ngành F&B

Bên cạnh những cách phân loại khách hàng thường thấy kể trên, trong ngành F&B còn có một số cách phân loại khách hàng khác như: 

  • Phân loại theo giá trị khách hàng: Khách hàng quan trọng; khách hàng ít quan trọng và khách hàng không quan trọng. 
  • Phân loại theo số lượng đến: Khách hàng đi ăn một mình; khách hàng cặp đôi; khách hàng nhóm bạn bè; khách hàng gia đình, khách hàng doanh nghiệp,…
  • Phân loại theo tâm lý ăn uống: Khách hàng thích hình thức, khách hàng thích được phục vụ; khách hàng kén ăn (do bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó);…
  • Phân loại theo vị trí địa lý: Khách hàng là khách du lịch hay khách hàng là người dân bản địa;..
  • Phân loại theo mức độ phát triển kinh tế: Khách hàng ở nông thôn; khách hàng ở vùng đang phát triển hay khách hàng ở vùng đã phát triển.

Như vậy, bằng cách phân loại khách hàng trong ngành F&B, chủ nhà hàng/quán cafe sẽ “khoanh vùng” chính xác được về đặc điểm, nhu cầu, thói quen ăn uống của từng đối tượng khách hàng. Từ đó có giải pháp cụ thể trong hoạt động tiếp thị cũng như nâng cao trải nghiệm khách hàng. Qua bài viết trên, mong rằng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về cách phân loại khách hàng trong ngành F&B để áp dụng cho nhà hàng/quán cafe của mình. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác