Search
Close this search box.

Tin tức mới

Zalo Ads là gì? Cách quảng cáo Zalo hiệu quả cho nhà hàng, quán cafe

Quảng cáo Zalo Ads

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Theo thống kê của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) công bố vào đầu năm 2019: Zalo có gần 47 triệu người dùng với thời gian sử dụng là 2,12 giờ/ngày.  Điều này có nghĩa là Zalo là mạng xã hội có nhiều người dùng đứng thứ 3 sau Facebook và Youtube tại Việt Nam. Có thể nói, đây là nền tảng hấp dẫn cho các nhà hàng, quán cafe nhắm tới khách hàng mục tiêu của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tận dụng quảng cáo Zalo hiệu quả. Vậy Zalo Ads là gì? Cách quảng cáo Zalo cho nhà hàng, quán cafe? Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây!

1. Giới thiệu tổng quan về Zalo Ads

1.1. Quảng cáo Zalo Ads là gì?

Zalo là một trong những nền tảng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam với tính năng chính là kết nối bạn bè thông qua trò chuyện, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thiết lập gian hàng trực tuyến,… Sau một thời gian dài phát triển với hơn 60 triệu tài khoản người dùng, đây là một điều kiện tốt để Zalo phát triển dịch vụ quảng cáo trên nền tảng riêng của mình nhằm phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp. Với mục tiêu chính đó là giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới càng nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng càng tốt. Và Zalo là một nền tảng lý tưởng để tất cả cùng hướng đến mục tiêu này.

Quảng cáo Zalo Ads
Zalo là một trong những nền tảng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam

Quảng cáo Zalo (Zalo Ads) là hệ thống quảng cáo được Zalo phát triển, người dùng có thể tìm hiểu và triển khai các chiến dịch quảng cáo trên đây. Nếu làm phép so sánh, có thể thấy Zalo Ads còn rất nhiều hạn chế so với Facebook Ads hay Google Ads nhưng Zalo vẫn đang tích cực cải hiện, ngày càng hoàn thiện và hứa hẹn sẽ là một thị trường tiềm năng mà chủ nhà hàng, quán cafe có thể khai phá. 

1.2. Lý do các nhà hàng, quán cafe nên chạy quảng cáo Zalo Ads?

Bằng chứng nào có thể khẳng định Zalo là một “mảnh đất màu mỡ” mà các nhà hàng, quán cafe cần khai thác? Hãy cùng nhìn lại những số liệu thống kê tuyệt vời dưới đây:

  • Ít cạnh tranh, chi phí thấp: So với Facebook hay Google, Zalo Ads là một thị trường còn mới, còn ít người đầu tư trong khi nó có lượng người dùng cố định rất lớn. Từ đó mức độ cạnh tranh và chi phí cũng sẽ thấp hơn khá nhiều. 
  • Đa dạng nhóm khách hàng tiềm năng: Nhóm tuổi chính của người dùng Zalo từ 18-30 tuổi (giới tính nam chiếm 62% và nữ chiếm 38%). Đây là nhóm tuổi có tỷ lệ mua hàng cực kỳ tốt nên quảng cáo trên nền tảng Zalo sẽ là mảnh đất màu mỡ mà các doanh nghiệp có thể tiếp cận.
  • Tỷ lệ tiếp cận người dùng lớn: Zalo hỗ trợ tìm kiếm kết bạn với những bạn bè trong danh bạ điện thoại của mình hoặc tìm kiếm theo khu vực xung quanh, theo độ tuổi, giới tính trong bán kính 10km. Ngoài ra, nhờ tính năng thông báo đẩy thường xuyên của Zalo, các bài đăng mới của người quảng cáo trên Zalo thường được cập nhật liên tục tới những đối tượng khách hàng quan tâm. Bởi vậy, chỉ cần đầu tư ngân sách cho một chiến dịch chạy quảng cáo Zalo, chắc chắn thương hiệu của bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
  • Giới hạn dữ liệu rác: Đa số người dùng ZAlo đều sử dụng số điện thoại để đăng ký tài khoản Zalo cá nhân để gọi điện và nhắn tin. Bởi vậy, khi nhà hàng, quán cafe quảng cáo Zalo Ads sẽ hạn chế được tài khoản giả, khách hàng ảo, cải thiện khả năng tương tác.

Xem thêm: Hướng dẫn tạo và chạy quảng cáo TikTok hiệu quả cho các chủ doanh nghiệp F&B

2. Hướng dẫn tạo quảng cáo Zalo Ads cho nhà hàng, quán cafe

Bước 1: Thiết lập chiến dịch quảng cáo 

Người dùng vào trang “Tạo Quảng cáo” và chọn hình thức “Quảng cáo Zalo Official Account”.

Quảng cáo Zalo Ads

Bước 2: Đặt tên và chọn trang quảng cáo 

Bước tiếp theo, bạn cần đặt tên cho chiến dịch của mình và chọn page để quảng cáo. Sau đó nhấn “Tạo quảng cáo”.

Quảng cáo Zalo Ads

Bước 3: Thiết lập đối tượng quảng cáo

Thiết lập các đối tượng quảng cáo cho chiến dịch của bạn theo bốn tiêu chí sau:

  • Vị trí: Nhấp chuột trái vào ô Chọn vị trí. Sau đó chọn dấu cộng (+) trên thanh địa chỉ. Hãy chọn mũi tên bốn chiều để phóng to hoặc thu nhỏ nếu cần.
  • Giới tính: Được xác định theo đối tượng mà chiến dịch tiếp thị của bạn đang nhắm mục tiêu.
  • Tuổi: Rê chuột trên thanh ngang để chọn độ tuổi phù hợp.
  • Nền tảng: Chọn hệ điều hành theo mục tiêu của bạn.

Quảng cáo Zalo Ads

Bước 4: Đặt ngân sách và chi phí quảng cáo 

Đặt giá cho mỗi nhấp chuột để đặt ngân sách quảng cáo cho chiến dịch của bạn.

Lưu ý: Chi phí của một nhấp chuột phụ thuộc vào đối tượng của bạn và thời gian quảng cáo của bạn được đặt.

Quảng cáo Zalo Ads

Bước 5: Tạo nội dung quảng cáo

Để chạy quảng cáo bạn sẽ cần chuẩn bị nội dung của mình:

  • Chú thích phải từ 90 ký tự trở xuống.
  • Mô tả không được quá 60 ký tự.
  • Thông tin bổ sung không được vượt quá 40 ký tự.
  • Hình ảnh nhỏ hơn 2MB và có kích thước 480×250

Quảng cáo Zalo Ads

3. Các hình thức chạy quảng cáo Zalo Ads phổ biến

Dưới đây là 5 hình thức chạy quảng cáo Zalo Ads phổ biến mà chủ nhà hàng, quán cafe có thể tham khảo:

3.1. Quảng cáo Zalo Form

Đây là hình thức quảng cáo sau khi người dùng Click vào CTA (Call To Action) hoặc một hình ảnh quảng cáo sẽ hiện lên một form đăng ký với các thông tin như họ tên, địa chỉ email, số điện thoại,… nhằm tối ưu hóa số lượng và chất lượng chuyển đổi khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Khi đó, quảng cáo sẽ được hiển thị ngẫu nhiên và xen kẽ trên hệ thống nền tảng Zalo App (Zalo News Feed và Zalo Article).

Quảng cáo Zalo Ads
Có thể sử dụng quảng cáo Zalo Form khi muốn tối đa hóa tỷ lệ người dùng quan tâm đến sản phẩm thông qua hình thức thu thập thông tin liên hệ

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng hình thức quảng cáo của Zalo, mỗi lĩnh vực đều được chia thành các phân ngành với các điều kiện quảng cáo riêng biệt. Và để chạy quảng cáo Zalo Ads bắt buộc doanh nghiệp cần có tài khoản Zalo Official Account.

Nhà hàng, quán cafe có thể cân nhắc sử dụng hình thức quảng cáo Zalo Form khi muốn tối đa hóa tỷ lệ người dùng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua hình thức thu thập thông tin liên hệ.

3.2. Quảng cáo Zalo Website Ads

Đây là hình thức quảng thu hút người dùng Click vào mẫu quảng cáo và điều hướng đến website. Hay nói đơn giản, đây là hình thức quảng cáo giúp doanh nghiệp tăng lượng truy cập vào website của mình.

Quảng cáo Zalo Ads
Quảng cáo Zalo Website là hình thức quảng thu hút người dùng Click vào mẫu quảng cáo và điều hướng đến website

Nhà hàng, quán cafe có thể sử dụng hình thức quảng cáo này khi muốn có nhiều lượt truy cập vào website từ quảng cáo Zalo để mua hàng hoặc tăng lượng truy cập vào ứng dụng di động để tăng tỷ lệ tải ứng dụng.

3.3. Quảng cáo Zalo Official Account

Quảng cáo Zalo Official Account là hình thức quảng cáo hướng sự chú ý của người dùng vào trang Zalo Official Account của doanh nghiệp. 

Quảng cáo Zalo Ads
Quảng cáo Zalo Official Account là hình thức quảng cáo hướng sự chú ý của người dùng vào trang Zalo Official Account của doanh nghiệp

Quảng cáo này giúp tăng mức độ tương tác của người dùng và tăng khả năng giới thiệu trang web của người dùng đến cộng đồng.

Tương tự như quảng cáo trên website, quảng cáo Zalo Official Account cũng được phân phối và hiển thị ngẫu nhiên trên ứng dụng Zalo và hệ thống mạng Zalo.

3.4. Quảng cáo bằng Video trên Zalo

Quảng cáo video là hình thức quảng cáo giúp tăng tương tác của người dùng tiềm năng một cách sinh động và trực quan. Hình thức quảng cáo này còn giúp doanh nghiệp đạt được sự quan tâm và tin tưởng của người dùng, hỗ trợ và nâng cao tỷ lệ mua hàng trên Zalo.

Quảng cáo Zalo Ads
Quảng cáo video Zalo là hình thức quảng cáo giúp tăng tương tác của người dùng tiềm năng một cách sinh động và trực quan

Đối với quảng cáo video nói chung và quảng cáo video trên nền tảng Zalo nói riêng, mục tiêu hướng đến là tăng độ nhận diện thương hiệu hoặc sản phẩm, dịch vụ mà nhà hàng, quán cafe đang cung cấp là chủ yếu. Bên cạnh đó, hình thức quảng cáo bằng video còn hỗ trợ thu hút người dùng tiềm năng tìm hiểu và mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

3.5. Quảng cáo bài viết, sản phẩm trên Zalo

Đây là hình thức quảng cáo nhằm thu hút người dùng tiềm năng tương tác và Click vào trang thông tin sản phẩm của doanh nghiệp trên tài khoản Zalo chính thức (Zalo OA).

Tương tự như hai hình thức quảng cáo trên Zalo Official Account và quảng cáo video, quảng cáo bài viết, sản phẩm trên Zalo sẽ được phân phối ngẫu nhiên và hiển thị trên hệ thống Zalo App và Zalo Network.

Quảng cáo Zalo Ads
Quảng cáo bài viết nhằm thu hút người dùng tiềm năng tương tác vào trang thông tin sản phẩm của doanh nghiệp trên tài khoản Zalo OA

Quảng cáo bài viết, sản phẩm sẽ phù hợp với mục tiêu muốn quảng bá sản phẩm của cửa hàng đến với khách hàng tiềm năng và tăng khả năng bán được đơn hàng ngay trên Zalo mà không cần phải thông qua bất kỳ nền tảng nào khác.

Xem thêm: Chi phí quảng cáo trên doanh thu nhà hàng bao nhiêu là hiệu quả?

4. Cách tính phí quảng cáo Zalo Ads

Tương tự các hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay, cách tính phí trên Zalo Ads là hình thức đấu thầu trực tiếp giữa các nhà quảng cáo cùng tham gia quảng cáo trên hệ thống. Tùy vào nhu cầu của nhà hàng, quán cafe mà bạn có thể lựa chọn hình thức trả phí phù hợp.

Trong đó có 4 cách tính chủ yếu:

  • Lượt nhấn (CPC – Cost Per Click): Sử dụng phổ biến với các loại hình thức quảng cáo như quảng cáo bài viết, sản phẩm, website, video… Hình thức này chỉ tính phí khi có người click vào quảng cáo.
  • Lượt hành động (CPA – Cost Per Action): Hình thức quảng cáo này chỉ tính phí khi khách hàng thực hiện hành động liên hệ trên quảng cáo sản phẩm.
  • Lượt hiển thị (CPM – Cost Per Mille): Hình thức này áp dụng tính phí đối với những video quảng cáo với mỗi nghìn lượt hiển thị.
  • Lượt xem (CPV – Cost Per View):  Hình thức này tính phí khi user Zalo xem hết video quảng cáo. 

5. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc phân phối quảng cáo Zalo Ads

Dưới đây là một số yếu tố phổ biến nhất ảnh hưởng đến việc phân phối Zalo Ads mà các nhà hàng, quán cafe nên cân nhắc để tối ưu hóa độ phủ của các chiến dịch quảng cáo đang chạy.

  • Chỉ số CTR (Click Through Rate): Theo thông tin từ Zalo, chỉ số CTR được cho là ổn định khi dao động trong khoảng 0,7% – 0,9%.
  • Giá thầu: Giá thầu thấp sẽ hạn chế việc phân phối quảng cáo, do đó dẫn đến số lần nhấp chuột vào quảng cáo thấp hơn. 
  • Tiền duy trì tài khoản: Để đảm bảo chiến dịch quảng cáo không bị ngừng phân phối đột ngột, cần chuẩn bị số tiền trong tài khoản quảng cáo lớn hơn hoặc bằng tổng ngân sách dự kiến ​​sẽ chạy.
  • Tiền tạm giữ: Sau khi hoàn thành các bước thiết lập quảng cáo sẽ được phê duyệt. Đối với quảng cáo Zalo, hệ thống sẽ giữ lại một số tiền nhất định nhằm mục đích đảm bảo ngân sách phân phối của các chiến dịch quảng cáo hiện có. Chủ nhà hàng, quán cafe có thể kiểm tra trong phần thông tin người dùng để đảm bảo rằng các quảng cáo trên đã được giữ tiền hay chưa.

Quảng cáo Zalo Ads đang được đánh giá là có tiềm năng và là mảnh đất màu mỡ mà các chủ nhà hàng, quán cafe cần khai phá. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu hơn về nền tảng Zalo và các hình thức quảng cáo Zalo Ads. 

Nếu quan tâm, đừng quên theo dõi iPOS.vn để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích về xu hướng ngành F&B.

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác