Search
Close this search box.

Tin tức mới

10 Bước lập kế hoạch kinh doanh quán cafe cho người mới

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Kinh doanh quán cafe đang là xu hướng kinh doanh nổi bật khi người người, nhà nhà thi nhau mở quán. Đây là một ngành kinh doanh đầy tiềm năng nhưng cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt. Nhiều quán cafe gặt hái thành công nhưng cũng không ít quán chỉ mở ra được vài tháng rồi tự động đóng cửa. Bởi vậy trước khi bước chân vào con đường đầy cạnh tranh này, việc xây dựng kế hoạch kinh doanh quán cafe chi tiết và kỹ dưỡng là điều không thể thiếu.

Trong phạm vi bài viết này, iPOS.vn sẽ giới thiệu đến bạn cách lập kế hoạch kinh doanh quán cafe chi tiết dành cho người mới mở quán lần đầu và chưa có nhiều kinh nghiệm.

1. Tổng quan về kế hoạch kinh doanh quán cafe

1.1. Kế hoạch kinh doanh quán cafe là gì?

Kế hoạch kinh doanh quán cafe là một bản kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh của quán cafe trong một khoảng thời gian nhất định. Bản kế hoạch kinh doanh sẽ đóng vai trò định hướng toàn bộ hoạt động và chiến lược kinh doanh của quán cafe, đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn giúp hạn chế các rủi ro không mong muốn. Bên cạnh đó, nếu bạn có ý định kêu gọi các nguồn đầu tư từ bên ngoài thì một bản kế hoạch kinh doanh quán cafe được xây dựng kỹ lưỡng sẽ tăng cơ hội thuyết phục nhà đầu tư.

lập kế hoạch kinh doanh quán cafe
Lên kế hoạch kinh doanh quán cafe

1.2. Kế hoạch kinh doanh quán cafe bao gồm những gì?

Thông thường, một bản kế hoạch kinh doanh quán cafe sẽ bao gồm những thông tin như:
  • Định hướng kinh doanh quán cafe
  • Mục tiêu kinh doanh quan cafe
  • Phân tích thị trường
  • Kế hoạch tài chính
  • Kế hoạch bán hàng
  • Kế hoạch marketing
  • Kế hoạch quản lý nhân sự

1.3. Nguyên tắc khi xây dựng kế hoạch kinh doanh quán cafe

Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh quán cafe, bạn có thể tham khảo một số nguyên tắc sau đây để đảm bảo bản kế hoạch của mình được rõ ràng, chi tiết và khả thi:
  • Một bản kế hoạch kinh doanh nên ngắn gọn, rõ ràng và có trọng tâm, đặc biệt là khi bạn dùng bản kế hoạch kinh doanh đó để thuyết phục các nhà đầu tư
  • Kế hoạch kinh doanh quán cafe nên được xây dựng theo thời gian: ngắn hạn và dài hạn, phân chia giai đoạn cụ thể để dễ dàng theo dõi và điều chỉnh linh hoạt
  • Đảm bảo tính thực tế, gắn liền với tình hình thị trường và mục tiêu kinh doanh của bạn, tránh việc dự tính lợi nhuận và nguồn vốn quá cao

2. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh quán cafe

2.1. Nghiên cứu thị trường

Việc kinh doanh quán cafe tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại phức tạp hơn những gì bạn nghĩ rất nhiều. Điều hành một quán cafe dù là nhỏ không chỉ đòi hỏi việc bạn là người có năng lực mà còn cần đến sự nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường và tâm lý khách hàng. Thị trường kinh doanh quán cafe vô cùng cạnh tranh và nhiều biến động, do đó nghiên cứu thị trường là bước tối quan trọng khi xây dựng kế hoạch kinh doanh quán cafe.

nghiên cứu thị trường quán cafe
Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên khi lập kế hoạch kinh doanh quán cafe
Vậy khi nghiên cứu thị trường kinh doanh quán cafe, bạn sẽ cần tìm hiểu những vấn đề gì?
– Thị trường tổng quan ngành
Kinh doanh quán cafe hiện nay liệu có tiềm năng phát triển hay không, lỗ hay lãi đều có thể ước định được phần nào dựa vào thị trường tổng quan ngành hiện nay. Tìm hiểu xu hướng biến động của quy luật cung – cầu, các yếu tố ngoại cảnh đang tác động lên thị trường, thị trường nào đang lên hay thị trường nào đang có xu hướng bão hòa,… sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan, từ đó đưa ra những nhận định mô hình nào là tiềm năng, nên kinh doanh như thế nào, vào thời điểm nào là phù hợp.
– Đối thủ cạnh tranh
Khi nhu cầu của khách hàng ngày một lớn thì những quán cafe cũng ra đời ngày một nhiều hơn. Chính vì vậy, mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh quán cafe trở nên khốc liệt. Để thành công trong việc thu hút khách hàng, từ concept, menu và các chương trình ưu đãi ngày càng trở nên sáng tạo và gây được sức hút rất lớn.
Khi bạn quyết định lập kế hoạch kinh doanh một quán cafe thì không nên bỏ qua việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh nghiên cứu từ các nguồn thông tin thứ cấp, bạn có thể đến trực tiếp các quán cafe xung quanh khu vực bạn dự định mở quán để quan sát họ đang vận hành như thế nào, họ làm gì trên các kênh truyền thông,… Việc nắm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ sẽ giúp bạn có những quyết định khôn ngoan hơn khi bắt đầu kinh doanh quán cafe.
– Nhu cầu khách hàng
Khách hàng là những người quyết định sự tồn tại của một quán cafe. Do đó, nghiên cứu khách hàng để tìm ra và đáp ứng nhu cầu của họ là việc cần làm khi lên kế hoạch kinh doanh quán cafe. 
Đối với từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau thì họ sẽ có những nhu cầu khác nhau. Có những người muốn tìm một nơi có không gian thoải mái để thư giãn, có những người muốn đến nơi có view đẹp để “sống ảo”, có những người lại muốn tìm một nơi yên tĩnh để có thể làm việc và học tập,… Một quán cafe không thể chiều lòng tất cả mọi người. Việc tìm hiểu những thị hiếu, thói quen, sở thích của khách hàng sẽ giúp bạn phân luồng được các nhóm khách hàng, từ đó tìm ra đâu là nhóm khách hàng mục tiêu phù hợp nhất mà quán cafe của bạn muốn hướng tới.

2.2. Lên ý tưởng kinh doanh quán cafe

Thông thường, khi có ý định kinh doanh quán cafe thì bạn đã có những ý tưởng nhất định về quán cafe mà bạn muốn mở. Thông qua những nghiên cứu thị trường đã thực hiện ở bước trên, ý tưởng quán cafe của bạn sẽ trở nên rõ ràng hơn từ mô hình đến phong cách quán.

ý tưởng kinh doanh quán cafe
Rất nhiều ý tưởng quán cafe độc đáo mà bạn có thể lựa chọn
Hiện có rất nhiều những loại hình quán cafe khác nhau. Một số loại hình nổi bật mà bạn có thể tham khảo như: cafe dành cho dân công sở, cafe sách, cafe thú cưng, cafe nhạc, cafe vintage,… Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng, vì vậy hãy cân nhắc lựa chọn loại hình quán cafe phù hợp với khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến cũng như phù hợp với khả năng, sở thích và thế mạnh của bạn.

2.3. Thiết lập mục tiêu và định hướng kinh doanh quán cafe

Để có thể xây dựng được một bản kế hoạch kinh doanh cafe hoàn chỉnh thì đầu tiên bạn cần phải xây dựng mục tiêu kinh doanh và xác định rõ định hướng của quán trong 6 tháng, 1 năm hay 5 năm tới sẽ như thế nào. Việc xác định đúng mục tiêu và tầm nhìn ngắn hạn, dài hạn sẽ giúp bạn đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

xây dựng mục tiêu và định hướng kế hoạch kinh doanh quán cafe
Xây dựng mục tiêu và định hướng rõ ràng cho kế hoạch kinh doanh quán cafe
Một số tiêu chí bạn có thể đề ra như:
  • Quy mô quán cafe: Trong bản kế hoạch kinh doanh quán cafe của bạn sẽ cần xác định rõ những vấn đề như sức chứa, diện tích quán, các tiện ích dịch vụ đi kèm, phục vụ tối đa là bao nhiêu người… Dựa vào những con số cụ thể đó bạn mới có thể xác định được quy mô phù hợp để có kế hoạch thuê mặt bằng phù hợp, tạo ra không gian quán thoải mái, thuận mắt cho khách hàng.
  • Mục tiêu doanh thu: Đây là vấn đề cần có trong bản kế hoạch kinh doanh quán cafe của bạn. Dự kiến doanh số bán ra là bao nhiêu? Doanh thu và mức lợi nhuận cần đạt được? Trong thời gian bao lâu có thể thu hồi vốn? 
Mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn nhất định sẽ là cơ sở để bạn xây dựng kế hoạch, định hướng đúng các hoạt động kinh doanh cần thực hiện. Khi xây dựng mục tiêu kế hoạch kinh doanh quán cafe, bạn nên lưu ý đến quy tắc SMART, tức là mục tiêu đặt ra cần đảm bảo các yếu tố: S – Specific (Rõ ràng, cụ thể), M – Measurable (Có thể đo lường được), A – Achievable (Có thể đạt được), R – Realistic (Có tính thực tế, phù hợp với bối cảnh thị trường và khách hàng mục tiêu hiện tại), T – Time bound (Mục tiêu phải gắn với một thời hạn cụ thể).

2.4. Lập kế hoạch tài chính

Một bản kế hoạch kinh doanh quán cafe không thể thiếu kế hoạch tài chính. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh cho quán cafe, kế hoạch tài chính cần được tính toán kỹ lưỡng, trình bày rõ ràng và chi tiết. Bạn có thể tham khảo một số hạng mục sau đây để có cái nhìn rõ nét hơn khi xây dựng kế hoạch tài chính cho quán cafe của mình:
  • Cơ cấu nguồn vốn: Vốn tự có là bao nhiêu? Vốn vay là bao nhiêu? Lãi suất vay như thế nào? Có vốn đầu tư từ bên ngoài hay không?
  • Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu: Các khoản chi phí cố định cần thiết ban đầu khi bắt đầu kinh doanh quán cafe, thường bao gồm các chi phí như chi phí thuê mặt bằng (số tiền đặt cọc ban đầu và tiền thuê hàng tháng), chi phí sửa chữa, trang trí nội thất, chi phí mua sắm trang thiết bị, phần mềm quản lý quán cafe…
  • Nhu cầu vốn lưu động: Bao gồm các khoản chi phí dành cho nguyên vật liệu pha chế, chi phí tiện ích (điện, nước,…), các khoản dự phòng tiền mặt,…
  • Chi phí lương nhân viên theo tháng/quý/năm
  • Dự báo doanh thu và chi phí hoạt động dự kiến trong 1 năm, 2 năm,… 
  • Dự định bao lâu thu hồi vốn, có thể chịu lỗ trong bao nhiêu tháng đầu,…
lập kế hoạch tài chính quán cafe
Kinh doanh quán cafe cần có kế hoạch tài chính kỹ lưỡng

2.5. Lựa chọn và bố trí mặt bằng

Mặt bằng là yếu tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh F&B nói chung và kinh doanh quán cafe nói riêng. Từ cách lựa chọn vị trí cho đến cách bố trí mặt bằng đều ảnh hưởng đến khả năng thành công của quán cafe.

mặt bằng kinh doanh quán cafe
Mặt bằng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh quán cafe
Lựa chọn vị trí mặt bằng quán cafe
Một quán cafe được bày trí đẹp với đồ uống ngon nhưng sai vị trí thì khả năng thất bại vẫn rất cao. Giả định rằng quán cafe của bạn nằm sâu trong con hẻm lại thường xuyên tắc nghẽn thì khách hàng sẽ cảm thấy rất bất tiện và ngại di chuyển đến quán cafe của bạn, chưa kể quán có thể khó tìm và hạn chế khả năng được nhiều người biết đến. Trong khi đó nhiều mô hình quán cafe có thể không phải là xuất sắc nhưng lại ở đúng vị trí đắc địa thì vẫn dễ thành công hơn. Do đó lựa chọn vị trí mặt bằng rất quan trọng trong việc quyết định thành công của quán. Một số lưu ý khi lựa chọn vị trí mặt bằng cho quán cafe mà bạn có thể tham khảo:
  • Vị trí mặt bằng phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu, nằm ở khu vực tập trung đông khách hàng tiềm năng
  • Giao thông thuận lợi, khách hàng dễ tiếp cận quán
  • Nên có chỗ để xe cho khách hàng, trường hợp không có thì nên nằm gần những khu vực nhận trông giữ xe để thuận tiện cho khách hàng
  • Diện tích mặt bằng phù hợp với quy mô quán cafe và số lượng khách hàng dự tính đã xác định ở trên
  • Chi phí mặt bằng phù hợp với khả năng tài chính. Việc xác định trước khoản chi cho mặt bằng qua kế hoạch tài chính ở trên sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi tìm kiếm mặt bằng, tránh mất nhiều thời gian. Tuy nhiên cũng đừng vì yếu tố mặt bằng rẻ mà bỏ qua những yếu tố thuận lợi bên trên
Bố trí mặt bằng quán cafe
Sau khi đã lựa chọn được mặt bằng, bạn sẽ cần lên kế hoạch bố trí mặt bằng quán cafe – phân bổ diện tích khu vực phục vụ khách, khu vực pha chế, khu vực kho, khu vực vệ sinh, khu vực để xe… sao cho phù hợp, tạo sự thoải mái cho khách hàng. Ngoài ra khu vực phục vụ khách cũng có thể phân chia thành các khu vực nhỏ hơn như khu yên tĩnh cho khách hàng đến làm việc, khu yên tĩnh riêng tư dành cho các cặp tình nhân,…
Khi đã phân bổ diện tích mặt bằng phù hợp, bạn sẽ tiến hành xây sửa quán, thiết kế và trang trí theo đúng concept mà quán cafe của bạn hướng tới.

2.6. Xây dựng thực đơn

Khi lên kế hoạch kinh doanh quán cafe thì xây dựng thực đơn chắc chắn là bước không thể bỏ qua, bởi một thực đơn đủ tốt là điều kiện cần để thu hút và giữ chân khách hàng.

lên kế hoạch thực đơn quán cafe
Kinh doanh quán cafe không thể thiếu thực đơn
Mỗi nhóm khách hàng sẽ có khẩu vị và nhu cầu khác nhau nên việc lựa chọn thực đơn chắc chắn cần được xem xét kỹ, dựa vào sở thích chung của nhóm khách hàng mục tiêu. Menu sẽ bao gồm những món đồ uống nào, có thêm các món bán kèm như bánh ngọt không,… tất cả cần được xây dựng dựa trên sự quan sát, tìm hiểu về thói quen, sở thích, nhu cầu của khách hàng, đồng thời thể hiện được thế mạnh của quán bạn. Bên cạnh đó thực đơn cũng nên được xây dựng dựa trên mô hình, concept quán cafe mà bạn hướng tới, thể hiện qua cách thiết kế menu hay cách bạn đặt tên cho từng món.
Ngoài những yếu tố trên, khi xây dựng thực đơn bạn cũng nên chú ý đến sự đa dạng bởi khách hàng có nhiều khẩu vị khác nhau và luôn thích có nhiều sự lựa chọn. Liên tục cập nhật và nắm bắt xu hướng thị trường để có kế hoạch điều chỉnh menu cho phù hợp thị hiếu là điều cần thiết trong quá trình kinh doanh quán cafe.
[lepopup slug=’Bocongcutainguyen-fnb’]

2.7. Lựa chọn nhà cung cấp và lập kế hoạch mua hàng

Lựa chọn nhà cung cấp và lập kế hoạch mua hàng là bước cực kỳ quan trọng trong kế hoạch kinh doanh quán cafe. Hoạt động kinh doanh của quán cafe có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu lựa chọn sai nhà cung cấp hay kế hoạch mua hàng không đáp ứng đúng với nhu cầu thực tiễn của quán.
Lựa chọn nhà cung cấp
Chất lượng nguyên liệu pha chế có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hương vị đồ uống. Bên cạnh đó, tính ổn định của nguồn cung cấp nguyên liệu cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của quán cafe. Do đó, khi tìm nhà cung cấp, bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín cung cấp nguyên liệu sạch, đảm bảo, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Rất nhiều trường hợp các chủ quán cafe đề cao lợi nhuận, chấp nhận nhập nguyên liệu rẻ tiền, không đảm bảo chất lượng. Việc làm như vậy sẽ vừa gây hại đến sức khỏe người sử dụng vừa khiến uy tín của quán giảm đi đáng kể trong mắt khách hàng.
Bên cạnh nguyên liệu pha chế, bạn cũng cần mua sắm máy móc, thiết bị, dụng cụ pha chế cho quán cafe. Những trang thiết bị này cũng góp phần lớn trong việc tạo nên một món đồ uống ngon chuẩn vị, đồng thời giúp tăng hiệu suất làm việc của nhân viên pha chế. Do đó, bạn cũng nên tìm đến những nhà cung cấp máy móc, dụng cụ pha chế đảm bảo chất lượng, phù hợp với mô hình và định hướng kinh doanh quán cafe.
Lập kế hoạch mua hàng

Sau khi đã lựa chọn được nhà cung cấp, bạn sẽ dựa trên doanh số, doanh thu ước tính và hoạt động kinh doanh của quán cafe để xây dựng kế hoạch mua hàng phục vụ cho toàn bộ quá trình kinh doanh. Do vậy để kế hoạch mua hàng được chính xác, tránh trường hợp lãng phí hay thiếu hụt, mục tiêu kinh doanh quán cafe ở trên phải được xây dựng chi tiết, cụ thể và mang tính thực tế.

lên kế hoạch mua hàng cho quán cafe
Lên kế hoạch mua hàng phù hợp để đảm bảo hoạt động kinh doanh quán cafe
Để lập được kế hoạch mua hàng bạn cần xây dựng định mức nguyên liệu rõ ràng cùng với các loại dụng cụ đi kèm. Ví dụ với một cốc cafe giá 50.000đ, bạn cần phải đưa ra định mức cụ thể cho cốc cafe đó như bao nhiêu gram cafe nguyên chất, bao nhiêu gram đường, bao nhiêu sữa, bao nhiêu đá, cốc đựng cafe làm bằng chất liệu gì và bao nhiêu tiền,… Từ những thông chi tiết này bạn sẽ tính toán, ước lượng số lượng nguyên vật liệu cần sử dụng trong 1 ca làm việc, 1 ngày hoạt động, 1 tuần, 1 tháng,… Trên cơ sở đó, bạn lên kế hoạch đặt mua nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết từ phía đối tác: mua với số lượng bao nhiêu, tần suất mua hàng như thế nào. Khi quán cafe của bạn đã hoạt động được một thời gian thì việc phân tích dữ liệu bán hàng sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định điều chỉnh kế hoạch mua hàng sao cho phù hợp hơn với tình hình thực tiễn.
Hiện nay với sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý, chủ kinh doanh quán cafe có thể dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh kế hoạch mua hàng kịp thời. Tiêu biểu là phần mềm kế toán nhà hàng iPOS Accounting đang được rất nhiều chủ quán sử dụng. Với nhiều tính năng ưu việt như cho phép tạo và quản lý định mức nguyên liệu, quản lý hàng hóa xuất nhập tồn cùng với hệ thống báo cáo quản trị đặc thù, iPOS Accounting hỗ trợ đắc lực trong việc lên kế hoạch mua hàng, giảm hao phí nguyên vật liệu hiệu quả.

2.8. Xây dựng quy trình phục vụ

Một quy trình phục vụ được xây dựng rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp quán cafe của bạn có thể vận hành thông suốt, hạn chế sai sót, nhầm lẫn, ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Toàn bộ quá trình từ khâu chuẩn bị trước giờ mở quán, cách đón tiếp khách hàng, tiếp nhận order như thế nào, xử lý order ra sao, phục vụ khách trong thời gian khách ở tại quán cho đến lúc thanh toán, và sau nữa xử lý những phản hồi của khách hàng đều nên được xây dựng thành một bộ quy tắc chung.

kế hoạch quy trình phục vụ quán cafe
Quy trình phục vụ quán cafe cần được xây dựng bài bản
Việc ứng dụng phần mềm bán hàng cho quán cafe sẽ giúp quá trình phục vụ trở nên đơn giản hơn, tăng trải nghiệm tốt cho khách hàng. Do đó khi lên kế hoạch kinh doanh quán cafe, bạn có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng.
Phần mềm quản lý bán hàng dành cho nhà hàng, quán cafe
Phần mềm quản lý bán hàng dành cho nhà hàng, quán cafe
Hiện nay, iPOS đang là phần mềm bán hàng nhận được sự tin tưởng của nhiều chủ quán cafe trong việc cải thiện quy trình và chất lượng phục vụ. Được xây dựng chuyên biệt cho ngành F&B, phần mềm iPOS sở hữu nhiều tính năng ưu việt hỗ trợ đắc lực cho những nghiệp vụ mang tính đặc thù trong kinh doanh quán cafe.
Một số tính năng có thể kể đến như rút ngắn thời gian phục vụ nhờ thao tác order đơn giản trên máy POS/máy tính bảng, thông tin chuyển đến quầy bar và thu ngân nhanh chóng và chính xác, thanh toán nhanh gọn với đa dạng hình thức thanh toán; kết nối đối tác giao hàng; kết nối khách hàng qua hệ thống phần mềm quản trị quan hệ khách hàng iPOS CRM để tiếp nhận phản hồi, xây dựng các chương trình hội viên,…

2.9. Lập kế hoạch quản lý điều hành quán cafe

Kế hoạch quản lý nhân viên
Khi lên kế hoạch kinh doanh quán cafe, bạn cũng cần lên kế hoạch về quản lý nhân viên. Tương ứng với quy mô dự kiến, quán cafe của bạn sẽ cần xác định cụ thể số lượng nhân viên cần thiết, ai làm công việc gì, vị trí công việc đó cần bao nhiêu người, sắp xếp thời gian làm việc như thế nào. Bên cạnh đó các vấn đề về quy trình tuyển dụng, đào tạo, chế độ lương thưởng, các quy định về kỷ luật, khen thưởng cũng cần được xây dựng rõ ràng để vừa tránh ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ, các trường hợp gian lận, thất thoát không đáng có, vừa tạo được động lực làm việc cho nhân viên.
Kế hoạch quản lý hoạt động kinh doanh
Quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh, theo dõi doanh thu, chi phí, kiểm soát kho nguyên vật liệu,… là việc quan trọng khi kinh doanh quán cafe. Do đó, khi lập kế hoạch kinh doanh, bạn nên đưa ra những dự tính về việc quản lý như thế nào, bằng phương pháp nào.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể có mặt tại quán để quản lý mọi hoạt động. Bên cạnh đó việc quản lý nhân viên, theo dõi doanh thu, chi phí, kiểm kho,… theo phương pháp truyền thống rất dễ xảy ra sai sót, thất thoát. Phần mềm quản lý bán hàng iPOS trở thành giải pháp đắc lực cho các chủ kinh doanh quán cafe trong việc quản lý điều hành quán cafe. Khi sử dụng phần mềm iPOS, bạn có thể phân quyền nhân viên, theo dõi đầy đủ lịch sử order để tránh gian lận; quản lý doanh thu, chi phí, nguyên vật liệu đầy đủ và chính xác thông qua hệ thống báo cáo quản trị đặc thù,… Bên cạnh đó, bạn có thể theo dõi hoạt động kinh doanh của quán cafe mọi lúc mọi nơi mà không cần phải có mặt tại cửa hàng, các báo cáo được cập nhật theo thời gian thực giúp bạn có thể đưa ra quyết định điều chỉnh kịp thời.

phần mềm quản lý quán cafe
Phần mềm quản lý bán hàng iPOS được nhiều chủ quán cafe tin dùng

2.10. Lập kế hoạch marketing cho quán cafe

Để quán cafe của bạn được nhiều khách hàng biết tới thì không thể bỏ qua các hoạt động quảng cáo, marketing. Do đó khi lên kế hoạch kinh doanh quán cafe bạn cũng cần một xây dựng một kế hoạch đầy đủ cho marketing. Chiến lược marketing của bạn là gì? Marketing trên những kênh nào? Thông điệp marketing nào sẽ giúp quán cafe của bạn đến gần hơn với khách hàng? Bạn sẽ dùng chiến lược giá nào, triển khai những chương trình ưu đãi, khuyến mãi nào để thu hút khách hàng đến quán? Giữ chân khách hàng bằng cách nào?… Đó là những vấn đề bạn cần làm rõ khi xây dựng kế hoạch marketing quán cafe.
Hiện nay có rất nhiều hình thức marketing, quảng cáo mà bạn có thể áp dụng như tờ rơi, quảng cáo trên mạng xã hội, các hội nhóm ẩm thực, quảng bá thông qua các bloggers, food reviewers, chạy các chương trình khuyến mãi vào ngày khai trương, tặng vouchers… Hoặc nếu bạn có kinh phí lớn thì có thể tham khảo thêm các hình thức như báo mạng, tổ chức sự kiện,… Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng và tiềm lực tài chính để bạn lựa chọn chiến lược và hình thức marketing phù hợp.

Một lưu ý khi xây dựng kế hoạch marketing là dù bạn marketing quán cafe theo cách nào thì đều cần thể hiện rõ mục tiêu, thời hạn và tính khả thi.

kế hoạch marketing quán cafe
Đưa quán cafe đến gần hơn với khách hàng bằng marketing
Kinh doanh quán cafe là mảng kinh doanh hấp dẫn nhưng cũng ẩn chứa không ít rủi ro. Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh, vận hành quán cafe thì việc mở quán là một thử thách vô cùng lớn. Do đó, bên cạnh xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh quán cafe thật chỉnh chu, bạn cũng nên trau dồi kiến thức và kỹ năng quản lý, liên tục cập nhật xu hướng thị trường để có sự điều chỉnh linh hoạt. Chúc bạn kinh doanh thành công!
Cùng tham khảo một số phần mềm để vận hành quán cafe trơn tru hơn nhé!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác