Search
Close this search box.

Tin tức mới

Mở nhà hàng trong trung tâm thương mại: Tiền lãi có “đủ gồng” tiền thuê mặt bằng?

mở nhà hàng trong trung tâm thương mại

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Các trung tâm thương mại thường nằm ở vị trí đắc địa, gần khu dân cư đông đúc lại hoàn toàn miễn phí vé vào cửa nên nơi đây dần trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều gia đình và các bạn trẻ. Nhận thấy nhu cầu khách hàng tăng cao, rất nhiều thương hiệu F&B không ngần ngại chi số vốn đầu tư lớn để kinh doanh ở địa điểm này. Nhưng thực tế, khi mở nhà hàng trong trung tâm thương mại có “lãi đậm” như người ta thường nghĩ? Và liệu tiền lãi có “đủ gồng” tiền thuê mặt bằng? Cùng iPOS.vn tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây. 

1. Ưu điểm & hạn chế khi mở nhà hàng trong trung tâm thương mại

1.1. Ưu điểm khi mở nhà hàng trong trung tâm thương mại

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu

Trung tâm thương mại là nơi mọi người tìm đến để thỏa mãn nhu cầu mua sắm, giải trí, ăn uống. Vì vậy, mỗi khách hàng đến đây đều mang tâm trạng khá thỏa mái và dành nhiều thời gian để đi dạo, nhìn ngắm, chụp hình. Đây cũng là cơ hội lý tưởng để thương hiệu F&B gia tăng độ nhận diện cho mình. Chỉ cần được khách hàng nhớ đến hoặc chụp hình biển hiệu đã là một thành công trong chiến dịch quảng bá hình ảnh nhà hàng. 

  • Tăng doanh thu

Lượng khách hàng đến các trung tâm thương mại thường khá lớn, đa dạng về lứa tuổi, ngành nghề, mức độ thu nhập. Nhờ đó, kinh doanh nhà hàng trong trung tâm thương mại cũng dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hơn. Thêm nữa, thực khách khi đến đây cũng sẵn sàng chi trả cao hơn gấp nhiều lần cho một bữa ăn so với thông thường. Vì vậy, chủ quán cũng có cơ hội tăng doanh thu hiệu quả hơn. 

  • Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Ở trên cùng một mặt bằng trung tâm thương mại, có rất nhiều nhà hàng với các món ăn đa dạng, chất lượng phục vụ “5 sao”. Vậy để không lép vế trước các đối thủ cạnh tranh, buộc nhà hàng của bạn cũng phải nỗ lực rất nhiều để thu hút khách hàng. Đây cũng chính là động lực để thương hiệu nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

  • Lợi ích cộng sinh 

Việc nằm trong các trung tâm thương mại nổi tiếng sẽ giúp nhà hàng tiếp cận được lượng khách hàng lớn, góp phần tăng doanh thu. Về phía trung tâm thương mại, họ cũng cần có sự góp mặt của các thương hiệu F&B để đa dạng hóa khu ẩm thực, thu hút nhiều khách hàng hơn nữa. Đây là lợi ích cộng sinh giữa 2 bên nên khi mở nhà hàng trong trung tâm thương mại, thương hiệu cũng được tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với thuê mặt bằng bên ngoài. 

Mở nhà hàng trong trung tâm thương mại vẫn hứa hẹn là “mảnh đất màu mỡ” cho các chủ đầu tư.
Mở nhà hàng trong trung tâm thương mại vẫn hứa hẹn là “mảnh đất màu mỡ” cho các chủ đầu tư.

1.2. Hạn chế khi mở nhà hàng trong trung tâm thương mại

  • Giá thuê mặt bằng cao 

Để có thể thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng ở một tòa nhà cao ốc hiện nay chắc chắn là không rẻ, đặc biệt là các tòa trung tâm thương mại ở thành phố lớn giá thuê có thể lên đến hàng trăm triệu đồng trên tháng. 

  • Bị giới hạn không gian

Bên cạnh chất lượng món ăn, nhiều thực khách hiện nay cũng có yêu cầu cao về không gian thưởng thức. Tuy nhiên, diện tích nhà hàng trong trung tâm thương mại thường bị bó hẹp, khó sắp xếp chỗ ngồi, đồng thời bị giới hạn sáng tạo bởi cần đảm bảo sự đồng bộ trong cùng một mặt sàn khu ẩm thực. Do những hạn chế trên, nhà hàng sẽ bị giảm sức hút với một số khách hàng gia đình hoặc khách hàng đi theo nhóm đông. 

  • Phụ thuộc vào hoạt động của trung tâm thương mại 

Mở nhà hàng trong trung tâm thương mại, chủ quán sẽ phải tuân theo nhiều quy định khắt khe của địa điểm thuê như giờ mở cửa/đóng cửa, màu sắc và phong cách thiết kế, quy định âm lượng,… Chưa kể, lưu lượng khách hàng cũng sẽ có lúc tăng, lúc giảm phụ thuộc vào “độ hot” của trung tâm thương mại đó. 

2. Mở nhà hàng trong trung tâm thương mại: Tiền lãi có “đủ gồng” tiền thuê mặt bằng?

Nhiều chủ đầu tư lo ngại về việc mở nhà hàng trong trung tâm thương mại thì tiền lãi liệu có "đủ gồng" tiền thuê mặt bằng?
Nhiều chủ đầu tư lo ngại về việc mở nhà hàng trong trung tâm thương mại thì tiền lãi liệu có “đủ gồng” tiền thuê mặt bằng?

“Thuê mặt bằng mở nhà hàng trong trung tâm thương mại hết bao nhiêu tiền?” là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều chủ đầu tư. Bởi ai cũng hiểu, giá thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại chắc chắn không hề rẻ. Đặc biệt, thuê mặt bằng trung tâm thương mại tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… giá còn có thể cao hơn gấp đôi, gấp ba lần giá mặt bằng thông thường. Điều đó dấy lên mối lo ngại về việc mở nhà hàng trong trung tâm thương mại thì tiền lãi liệu có “đủ gồng” tiền thuê mặt bằng?!

Thực tế, tùy thuộc vào vị trí, diện tích, độ nổi tiếng của từng trung tâm thương mại mà giá thuê mặt bằng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trung bình giá thuê mặt bằng để mở nhà hàng trong trung tâm thương mại sẽ rơi vào khoảng 40 – 60 USD/m² (tương đương khoảng 960.000 – 1.400.000 VNĐ/m²). Như vậy, riêng tiền thuê mặt bằng trong trung tâm thương mại, bạn có thể sẽ cần chi 50.000 đến 100.000 triệu/tháng. 

Xem thêm: Thuê mặt bằng kinh doanh F&B – Cẩn thận kẻo mất tiền oan!

Nhìn vào tổng quan thị trường, ngành F&B Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và nhu cầu ăn uống, giải trí của người dân cũng ngày càng tăng cao, nhiều trung tâm thương mại quy mô lớn được mở mới. Vì vậy việc mở nhà hàng trong trung tâm thương mại vẫn hứa hẹn là “mảnh đất màu mỡ” cho các chủ đầu tư. 

Tuy nhiên, để đưa ra quyết định có nên mở nhà hàng trong trung tâm thương mại hay không thì cần lưu ý hai yếu tố là: 

  • Nguồn vốn hiện có: Nguồn vốn hiện có của bạn có đủ để duy trì kinh doanh trong khoảng thời gian ít nhất 6 tháng hay không? Đừng nên chỉ nhìn vào chi phí hiện tại cho một tháng để thấy “quá rẻ” mà vội vàng quyết định mở nhà hàng. 
  • Diện tích thuê mặt bằng: Nên dựa vào sản phẩm đang kinh doanh và khách hàng mục tiêu để cân nhắc diện tích thuê mặt bằng phù hợp trong trung tâm thương mại. Bởi mặt bằng trong trung tâm thương mại chính là “tấc đất tấc vàng”, chỉ cần vài m2 bị lãng phí, bạn có thể mất thêm tiền chục triệu/tháng. Ví dụ, đối với các mặt hàng đồ uống & đồ ăn nhanh, diện tích phù hợp là khoảng 25m2 – 30m2. Còn đối với các nhà hàng ăn uống như lẩu, băng chuyền đồ ăn,… diện tích cần thiết ít nhất khoảng 80m2. 

3. Một số lưu ý khi mở nhà hàng trong trung tâm thương mại

Một số lưu ý khi mở nhà hàng trong trung tâm thương mại.
Một số lưu ý khi mở nhà hàng trong trung tâm thương mại.

Để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh nhà hàng tại trung tâm thương mại, chủ thương hiệu cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Vị trí thuê mặt bằng: Tính ngẫu hứng trong chuyến đi chơi trung tâm thương mại của các khách hàng khá cao. Họ sẽ dễ dàng tấp vào một quán ăn miễn là tiện lợi và “hợp túi tiền”. Vì thế, dù cùng nằm trên một mặt sàn nhưng nếu thuê được vị trí dễ nhìn, thuận tiện theo thói quen di chuyển của khách hàng thì doanh thu cũng sẽ được cải thiện đáng kể. 
  • Biển hiệu bên ngoài nhà hàng: Để tạo hiệu ứng thị giác mạnh ngay từ cái nhìn đầu tiên thì nhà hàng nên dùng các màu sắc như đỏ, cam, vàng… Những màu sắc này sẽ đem lại sự nổi bật, kích thích tò mò của khách hàng. Tuy nhiên cũng nên lựa chọn màu sắc phù hợp với phong cách mà nhà hàng theo đuổi và tổng quan chung của khu ẩm thực trong trung tâm thương mại. 
  • Thiết kế không gian bên trong nhà hàng: Không gian trong trung tâm thương mại thường bị giới hạn vì vậy điều quan trọng là nhà hàng phải có đủ ánh sáng và thoáng mát để khách hàng cảm thấy thoải mái khi thưởng thức bữa ăn. 
  • Đặt mức giá phù hợp: Khi nhắc đến nhà hàng trong trung tâm thương mại, thực khách thường mặc định đồ ăn sẽ có giá cao. Trên thực tế, đa số giá cả của các mặt hàng ăn uống trong các trung tâm thương mại chỉ ở phân khúc trung bình khá. Khi kinh doanh nhà hàng ở trung tâm thương mại cần tránh “hét giá” khiến khách hàng “một đến không trở lại”. Nên để giá bán cao hơn tổng giá nguyên liệu khoảng 30%. Đây là mức giá đảm bảo đem lại lợi nhuận và phù hợp với túi tiền của khách hàng.

Như vậy, mặc dù giá thuê mặt bằng khá cao, tuy nhiên, nhiều thương hiệu F&B vẫn sẵn sàng bỏ chi phí lớn để mở nhà hàng trong trung tâm thương mại. Bởi lẽ, xu hướng mua sắm và ăn uống tại cùng một địa điểm tiện lợi đang được giới trẻ cũng như nhân viên văn phòng, gia đình Việt ưa chuộng. Mặt khác, nếu chủ nhà hàng quản lý tốt thì thời gian hoàn vốn và bắt đầu có lãi là sau 7 – 8 tháng, trong khi các quán ăn ở ngoài thường có thời gian lâu hơn, có thể là sau 1 hoặc 2 năm.

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác