Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có những dấu hiệu tích cực, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống được mở cửa trở lại theo hình thức bán mang về. Tuy nhiên, những hệ lụy của đại dịch cũng khiến chủ nhà hàng gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát tình hình kinh doanh. Vậy, mỗi nhà hàng cần thực hiện tối ưu hóa doanh thu và chi phí như thế nào để lợi nhuận sớm quay về đà tăng trưởng như thời gian trước? Hãy cùng iPOS.vn khám phá trong bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Cơ hội và thách thức đặt ra cho ngành kinh doanh nhà hàng sau dịch
Trước tình hình diễn biến phức tạp của làn sóng COVID-19 lần thứ 4, hàng loạt các tỉnh thành trên cả nước lần lượt thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Theo đó, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống phải tạm dừng hoạt động, tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất là sớm đẩy lùi dịch bệnh. Hoạt động của cả nền kinh tế nói chung và ngành F&B nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề. Với nỗ lực không ngừng của Chính phủ và người dân cả nước, cuối tháng 9, diễn biến dịch COVID-19 đã có tín hiệu được đẩy lùi. Các biện pháp giãn cách nới lỏng dần và hoạt động ăn uống mang về được cho phép thực hiện.

Thời điểm sau dịch là “cơ hội ngàn vàng” để ngành F&B tái khởi động sau một thời gian dài rơi vào tình trạng “đóng băng”. Những thương hiệu có thể vượt qua cơn khủng hoảng sẽ đón nhận nhiều cơ hội kinh doanh vô cùng tiềm năng. Do thời gian giãn cách dài ngày, phần lớn khách hàng ở nhà quá lâu đều cảm thấy nhớ nhung hương vị của những món ăn khoái khẩu bên ngoài, họ mong chờ cơ hội hết dịch để đi ăn hàng và tận hưởng không khí náo nhiệt. Vì vậy, nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống vô cùng lớn, tạo ra một lượng khách hàng dồi dào cho các nhà hàng.
Dù vậy, đại dịch cũng để lại những “tàn dư” không hề nhỏ với ngành F&B. Khi được phép hoạt động trở lại, nhiều chủ nhà hàng phải đối mặt với thực trạng tài chính cạn kiệt, thiếu hụt nhân sự, nguyên vật liệu khan hiếm, khách hàng rời bỏ,…
Làm thế nào để tối ưu chi phí vận hành trong thời gian này? Liệu có giải pháp nào để thu hút khách hàng, thúc đẩy gia tăng doanh thu nhanh chóng? Tất cả đặt ra một bài toán vô cùng khó nhằn cho chủ kinh doanh.
2. Phương án tối ưu hóa doanh thu và chi phí cho nhà hàng sau dịch
2.1. Giải pháp thúc đẩy doanh thu khi kinh doanh nhà hàng
Sau thời gian giãn cách vì dịch bệnh, thói quen và hành vi của khách hàng đã thay đổi. Để bắt kịp “cuộc chơi” khi trở lại, các nhà hàng buộc phải hành động để đáp ứng được nhu cầu của họ:
Đẩy mạnh các kênh bán hàng online
Nhà hàng nên đa dạng hóa kênh bán online để tối ưu doanh số trong thời gian chưa được phục vụ thực khách tại chỗ. Trong đó, tỷ lệ đơn hàng hợp lý nhất là 70% đến từ gian hàng trên ứng dụng của bên thứ 3 và 30% qua các kênh bán hàng tự chủ như hotline điện thoại, Fanpage Facebook và Web order. Nhà hàng có thể kết hợp với đối tác có tài xế giao hàng hoặc tự xây dựng đội ngũ riêng từ chính nhân viên của mình.

Chạy chương trình khuyến mãi kích cầu chi tiêu
Khi mở cửa trở lại, các thương hiệu F&B đều sẽ triển khai các chương trình ưu đãi để kích thích sức mua của khách hàng. Do đó, nhà hàng nên phát hành voucher giảm giá, tặng món, miễn phí vận chuyển, mua 1 tặng 1,… để thu hút khách hàng và gia tăng khả năng cạnh tranh. Những chương trình này nên được truyền thông rộng rãi qua nhiều phương thức như SMS, Facebook, Zalo,… để tiếp cận nhiều người.
Tăng kết nối và tương tác với khách hàng
Sau một thời gian “im lặng”, nhà hàng nên tích cực xuất hiện trên mạng xã hội, nhắc nhớ khách hàng rằng bạn đã mở cửa trở lại và lôi kéo họ đến với những món ngon của thương hiệu. Thường xuyên đăng tải nội dung với nhiều hình thức và cách thể hiện khác nhau trên một số kênh phổ biến như Facebook, Instagram, TikTok,… là cách hiệu quả nhất để tăng tương tác với khách hàng
2.2. Giải pháp tối ưu chi phí khi khi vận hành nhà hàng
Thời gian dài dừng hoạt động đã ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tài chính của nhà hàng. Vì vậy, chủ kinh doanh cần tối ưu các hạng mục chi phí để có thể duy trì hoạt động trong thời gian doanh thu chưa ổn định trở lại:
Lập kế hoạch ngân sách nhà hàng
Có một kế hoạch ngân sách rõ ràng sẽ giúp chủ kinh doanh có thể quản lý tài chính chặt chẽ, dự tính trước cho tương lai và hoạch định hướng phát triển cho nhà hàng. Kế hoạch ngân sách cho phép nhà hàng theo dõi sát sao tình hình doanh thu và chi phí tương ứng theo từng giai đoạn, nhằm đảm bảo hoạt động bám sát mục tiêu. Nhờ đó, nhà hàng có thể kiểm soát các hạng mục chi phí không vượt ra khỏi mức đã được xác định.
Cắt giảm chi phí vận hành
Nhà hàng cần cân nhắc điều chỉnh chi phí vận hành để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh ổn định:
– Chi phí mặt bằng: Nếu mặt bằng hiện tại đang thuê với giá quá cao, chủ nhà hàng hãy đàm phán để duy trì việc giảm giá thuê mặt bằng cho tới khi khả năng tài chính vững vàng hơn. Một lựa chọn khác là đề xuất tách nhỏ chi phí mặt bằng từ năm về quý, quý về tháng để dòng tiền không bị biến động lớn sau mỗi đợt thanh toán.

– Chi phí nguyên vật liệu: Nhà hàng nên có kế hoạch nhập nguyên vật liệu giới hạn và cầm chừng hơn trước. Khi thấy nhà cung cấp có thiện chí, hãy đàm phán về chính sách ưu đãi giá mua, gia hạn và chia nhỏ thời gian thời gian trả nợ. Sau khi đã nhập hàng, nhân viên cần kiểm kê và kiểm soát kho hàng chặt chẽ, giảm thiểu tối đa thất thoát và hao hụt nguyên vật liệu.
– Chi phí nhân sự: Trong thời gian đầu trở lại, hãy xét nghiệm định kỳ cho nhân viên theo phương pháp xét nghiệm gộp mẫu bằng xét nghiệm Realtime RT-PCR vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân viên, vừa tiết kiệm chi phí xét nghiệm. Để cắt giảm chi phí lương, nhà hàng có thể xếp sắp nhân viên kiêm nhiệm nhiều công việc trong một ca. Ngoài ra, chủ nhà hàng cần trao đổi với nhân viên cấp cao về việc chia sẻ khó khăn trong giai đoạn đầu tái hoạt động, thông báo rõ ràng về việc cắt giảm lương thưởng và cam kết lộ trình về việc khôi phục lại chính sách lương thưởng.
3. Kế toán dịch vụ – giải pháp tối ưu chi phí vận hành cho nhà hàng
Như đã đề cập ở trên, việc tối ưu chi phí vận hành trong nhà hàng trong giai đoạn phục hồi sau dịch là vấn đề hết sức cấp thiết để duy trì và phát triển hiệu quả kinh doanh. Các hạng mục cần tối ưu bao gồm chi phí nguyên liệu, chi phí nhân sự và các chi phí không cần thiết khác. Khi tối ưu nhân sự, nhà hàng phải thực hiện cắt giảm lương, thu hẹp số lượng nhân sự,… Điều này dẫn theo các hệ lụy trực tiếp tới công việc kế toán như chất lượng nhân sự kém hiệu quả, nhân sự sẽ phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, cắt cử nhân viên không chuyên đảm nhận tạm thời một số công việc liên quan đến kế toán.
Trong khi đó, yêu cầu của hiện trạng nhà hàng đòi hỏi bộ phận kế toán phải theo dõi quy trình sát sao, chặt chẽ hơn thì việc tối ưu chi phí mới phát huy tác dụng. Số liệu kế toán có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ghi chép hạch toán các chứng từ, theo dõi phát sinh thực tế để cung cấp các thông tin cần thiết. Qua đó, chủ nhà hàng sẽ nắm bắt được tình hình doanh thu biến động ra sao, chi phí đang ở mức nào, dòng tiền có ổn định không,.. để đưa ra kế sách kinh doanh nhanh chóng, kịp thời.

Một gợi ý được đặt ra là thay vì phải “gồng mình” để đáp ứng chi phí cho bộ phận kế toán riêng hay đau đầu vì ngân sách giới hạn không thuê được nhân viên có năng lực, các nhà hàng nên chủ động thuê dịch vụ kế toán bên ngoài chuyên biệt cho nhà hàng. Nhờ đó, nhà hàng sẽ nhanh chóng ổn định bộ máy nhân sự để có thời gian tập trung kế hoạch tăng trưởng doanh thu, chiến lược marketing và chăm sóc khách hàng.
Nhận được sự tin tưởng của nhiều doanh nghiệp F&B, iPOS.vn hiện đang cung cấp giải pháp kế toán dịch vụ chuyên biệt cho nhà hàng. Kế toán dịch vụ iPOS sẽ tư vấn phương án tối ưu bộ máy kế toán, đồng thời hỗ trợ các hạn chế về vấn đề nhân sự kế toán trong nhà hàng. Đặc biệt, dịch vụ còn đảm nhận trách nhiệm nhập và kiểm soát số liệu kế toán trong nhà hàng, cung cấp cho doanh doanh nghiệp bộ báo cáo đúng chuẩn F&B, phân tích các chỉ số quan trọng và cần thiết cho các quyết định kinh doanh .
Với chi phí hợp lý và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực kế toán nhà hàng, giải pháp kế toán dịch vụ iPOS sẽ là lựa chọn đáng tin cậy đồng hành cùng các doanh nghiệp F&B giai đoạn hậu COVID-19.
Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau để vận hành nhà hàng trơn trơn tru hơn nhé!
Phần mềm kế toán iPOS Accounting
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay