Search
Close this search box.

Tin tức mới

Tại sao đầu bếp giỏi thường thất bại khi mở nhà hàng?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Bạn là một đầu bếp giỏi, mong muốn học hỏi và kinh doanh nhà hàng của riêng mình? Đến một ngày bạn chợt nảy ra ý định tại sao mình không biến đam mê thành lợi nhuận? Quả là một ý tưởng không tồi để vừa thỏa sức đam mê vừa tạo được nguồn doanh thu “khủng”. Tuy nhiên, có đến hơn 80% đầu bếp giỏi thường thất bại khi tự mở nhà hàng riêng. Vậy nguyên nhân do đâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình để “khởi nghiệp không ngủm”. Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Lý do nhiều đầu bếp quyết định tự mở nhà hàng riêng?

“Người ngoại đạo” thường nói rằng các đầu bếp lâu năm, lành nghề có quá nhiều lợi thế khi khởi sự kinh doanh. Đúng là trên thực tế thì cũng có một số lợi thế nổi trội khi một người đã có kinh nghiệm đứng bếp, làm bếp như đảm bảo chất lượng, hương vị của món ăn; đảm bảo khâu tuyển chọn và đào tạo nhân viên bộ phận bếp; biết cách sử dụng, bảo quản và tính toán số lượng mua nguyên vật liệu hợp lý; có sẵn mối quan hệ từ các nhà cung ứng;… Với những ưu thế đó, nhiều đầu bếp cho rằng chỉ cần có đủ số vốn cần thiết là có thể tự mở một nhà hàng, quán ăn của riêng mình.

Rất nhiều đầu bếp có ý định tự mở nhà hàng riêng 
Rất nhiều đầu bếp có ý định tự mở nhà hàng riêng 

Hơn nữa, thực trạng mâu thuẫn giữa đầu bếp và chủ nhà hàng không phải là hiếm. Nhiều đầu bếp có “cái tôi” cao sẽ cảm thấy không thoải mái khi làm việc trong môi trường bị kiểm soát bởi người quản lý. Những quyết định như thay thế các thành phần nguyên vật liệu trong món ăn, đề xuất sản phẩm mới, thay đổi menu nhà hàng,… đều phải đề xuất và nhận được sự đồng ý từ phía chủ nhà hàng. Trong quá trình bàn bạc, đầu bếp và chủ nhà hàng có thể xảy ra tranh cãi, khiến đầu bếp càng có động lực muốn mở nhà hàng riêng để toàn quyền quyết định về các món ăn mình làm ra. 

Xem thêm: Kinh doanh nhà hàng có thật sự lời lãi như thiên hạ đồn?

2. Lý do đầu bếp giỏi thường thất bại khi mở nhà hàng

Trên thực tế, nhiều đầu bếp có ý tưởng mở nhà hàng nghe thì rất hay nhưng khi đi vào hoạt động thì bị “sốc” vì kết quả không được như mong đợi. Trong 100 người thì 90 người “tèo” trong 3 tháng đầu, 5 người trong trạng thái lay lắt qua ngày, may mắn lắm mới có 5 người thành công. Dưới đây là những lý do giải thích vì sao phần lớn đầu bếp thường thất bại khi mở nhà hàng: 

2.1. Giỏi nấu ăn chưa chắc đã giỏi kinh doanh 

Nhiều người lầm tưởng rằng một nhà hàng, quán ăn chỉ cần có món ăn ngon, giá rẻ là khách sẽ tới. Kinh doanh thời nay không như thời ông bà mình, để kinh doanh thành công còn dựa vào rất nhiều yếu tố. Việc chơi liều, nghề chưa vững đã lo khởi nghiệp có thể được coi là một quyết định hết sức “dại dột”. Người đầu bếp có thể làm tốt nếu chỉ lo công việc nấu nướng, nhưng kinh doanh là “cuộc chiến” của nhiều khía cạnh khác như chiến lược, am hiểu thị trường, marketing, nhân sự,…  

Cho dù bạn đã trau dồi kỹ năng bếp thật thuần thục từ kỹ năng nấu nướng, chuẩn hóa công thức nấu ăn, định lượng nguyên liệu, quản lý quy trình làm bếp, phân công nhân sự,… thì bạn chỉ đủ “điều kiện cần” của một đầu bếp giỏi thôi. Điều cốt lõi trong kinh doanh là phải có kinh nghiệm quản lý và phải am hiểu ngành nghề mình kinh doanh mới có thể thành công.

2.2. Kiến thức và kinh nghiệm còn non 

Công việc của quản lý nhà hàng đòi hỏi phải có một “bồ kinh nghiệm” dày dặn, vì nếu không quản lý tốt bạn sẽ phải đối mặt với những rắc rối ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu nhà hàng cũng như uy tín trong sự nghiệp của mình. Đa phần đầu bếp chỉ tập trung chuyên môn, nên kỹ năng mềm như lập kế hoạch kinh doanh, quản lý nhân sự, quản lý tài chính,… rất yếu. Hơn nữa, bạn phải có kiến thức về tổng quan thị trường ngành, biết đối thủ của mình là ai thì mới có thể xây dựng được một thương hiệu F&B thành công. 

Đầu bếp phải bổ sung thêm nhiều kiến thức về quản trị kinh doanh trước khi khởi nghiệp 
Đầu bếp phải bổ sung thêm nhiều kiến thức về quản trị kinh doanh trước khi khởi nghiệp 

Hãy tích cực học hỏi tất cả những gì có thể, tích lũy kinh nghiệm từ 2 đến 3 năm bằng việc trải nghiệm làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong những nhà hàng đã kinh doanh thành công. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhận thức các điểm mạnh, điểm yếu của mình, tìm ra điểm khác biệt trong cách quản lý, vận hành, có kiến thức về tuyển dụng, các chiến dịch quảng cáo tiếp thị và nắm bắt tâm lý khách hàng ở nhà hàng đang làm việc. Trước khi muốn làm một ông chủ giỏi, tất cả những bươn trải tại vị trí nhân viên sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn sau này. 

2.3. Làm ăn chung 

Chuyện bạn bè thân rủ nhau hùn vốn làm ăn khá phổ biến trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống F&B, và chính điều này cũng là một trong những lý do dẫn đến thất bại của nhiều đầu bếp khi mở quán. Những mâu thuẫn trong quá trình kinh doanh đã khiến việc hợp tác đổ bể. Và không chỉ mất tiền, tình bạn cũng ra đi, dẫn đến cảnh “tiền mất, tật mang”. 

Bởi vậy, trước khi mở nhà hàng cần bàn bạc điều kiện, phân công trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng. Mọi thứ nên có hợp đồng rõ ràng vì khi quản lý vận hành nhà hàng chung sẽ bắt đầu nảy sinh quan điểm khác nhau. Đồng thời trước khi kinh doanh các bạn cũng nên suy nghĩ tới vấn đề tối ưu lợi nhuận chứ kinh doanh không phải “bức tranh màu hồng”.

Cụ thể, những người làm ăn chung nên phân chia công việc ai là người quản lý vận hành, ai là người chịu trách nhiệm quản lý tài chính, ai là người điều phối bếp,…. Đồng thời, hãy lắng nghe ý kiến của người cộng tác, nếu không hài lòng hãy phản biện bằng những lý do thuyết phục nhất. Trong quá trình làm việc, bạn cần giải quyết công  việc bằng sự  tư duy, logic,  xử lý mọi tình huống một cách lý tính và bình tĩnh. Nếu có nhiều người hùn vốn chung thì phải phân chia nhiệm vụ, lợi nhuận rõ ràng tránh tình huống bè phái cục bộ, tranh chấp bất ổn.

2.4. Áp lực kinh doanh 

Khi mở nhà hàng, bạn phải đối diện với rất nhiều áp lực trong kinh doanh. Chủ nhà hàng là một “osin” đúng nghĩa chớ không phải là một người sếp chỉ ngồi uống nước và chỉ tay năm ngón. Bạn sẽ phải biết và làm được tất cả công việc như phục vụ, đầu bếp, mua hàng hoá, tính tiền, quyết toán sổ sách, giữ xe,… và hàng trăm thứ việc sẽ dồn tới bạn mà bạn không nghĩ đến. Người chủ phải hiểu được trách nhiệm và công việc từng bộ phận mới có thể nâng cao trải nghiệm của khách hàng ở từng khâu đó.  

Chủ nhà hàng nên có sự phân công công việc và nhân sự hợp lý nếu như không muốn việc gì cũng phải xắn tay làm. Thêm nữa, việc kinh doanh ít khi thuận lợi trong thời gian đầu cho nên áp lực về tiền bạc sẽ ép bạn từng tháng. Nếu bạn phải vay nợ nhiều tiền để mở quán thì áp lực sẽ lại càng lớn hơn, khiến mệt mỏi chồng chất mệt mỏi. 

Người làm kinh doanh phải đối mặt với vô vàn áp lực 
Người làm kinh doanh phải đối mặt với vô vàn áp lực 

Nhiều người thường chép miệng bảo, đầu bếp giỏi sẽ có lợi thế kinh doanh khi có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, rất phù hợp nếu họ tự mở nhà hàng. Tuy nhiên, kinh doanh không chỉ xoay quanh chuyện đứng bếp và quản lý bếp mà còn rất nhiều vấn đề và rủi ro tiềm ẩn khác phải đối mặt. Vì vậy, hãy lưu ý những vấn đề trên nếu muốn khởi nghiệp kinh doanh F&B thành công!

Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau để vận hành nhà hàng thật trơn tru nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Blog

Trend ăn uống nửa đầu 2024 có gì mới?

Trái ngược với sự sôi động của mùa hè 2023 cùng hàng loạt hot trend ăn uống thì nửa đầu năm 2024 có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường F&B vẫn đón nhận những xu hướng mới mẻ, tích cực thậm

Blog

Chuyện đạo nhái thương hiệu trong ngành F&B

“Ăn theo” một trào lưu ẩm thực hay một mô hình độc đáo để tăng doanh thu là chuyện tốt, nhưng việc sao chép một cách mù quáng lại trái ngược hoàn toàn. Điều này thậm chí còn kéo theo những hệ lụy

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác