Nội dung
- 1. Các bước lập kế hoạch marketing quán cafe
- 1.1. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
- 1.2. Xác định thị trường mục tiêu
- 1.3. Thấu hiểu khách hàng
- 1.4. Thiết lập mục tiêu marketing quán cafe
- 1.5. Dự toán ngân sách marketing quán cafe
- 1.6. Chọn đúng thông điệp marketing
- 1.7. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp
- 1.8. Kế hoạch đo lường hiệu quả marketing
- 2. Các chương trình Marketing quán cafe hiệu quả
1. Các bước lập kế hoạch marketing quán cafe
1.1. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu thị trường luôn là bước tối quan trọng trước khi bắt đầu một chiến dịch marketing. Tuy nhiên đây lại là bước thường bị nhiều chủ quán cafe bỏ qua bởi sự phức tạp và tốn kém thời gian. Marketing sai thời điểm, sai đối tượng, sai nhu cầu,… là những hệ quả dẫn đến sự thất bại của cả một chiến dịch marketing nếu bước nghiên cứu ban đầu không được chú trọng.
Thị trường cafe tại Việt Nam hiện nay đầy tính cạnh tranh, trên các con phố tràn ngập những quán cafe lớn nhỏ. Nhu cầu khách hàng cũng ngày một cao hơn. Họ đến quán cafe không đơn giản là cần uống một cốc cafe ngon mà còn là nhu cầu được trải nghiệm, từ không gian quán, chất lượng dịch vụ cho đến những yếu tố vô hình chạm đến cảm xúc của khách hàng. Vì vậy cuộc chiến trên thị trường kinh doanh quán cafe không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đồ uống ngon mà còn phải mang lại những trải nghiệm tốt. Ngay cả những thương hiệu lớn như Starbucks, Highlands Coffee, The Coffee House,… cũng đang phải thay đổi từng ngày để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Và thử thách đặt ra cho marketing là làm thế nào để truyền tải đúng giá trị của quán cafe đến với đúng đối tượng khách hàng và phù hợp với xu hướng thị trường.

- Xu hướng kinh doanh quán cafe đang thay đổi như thế nào? Điều gì đang tác động lên thị trường?
- Có những nhu cầu hay phân khúc thị trường nào chưa được đáp ứng?
- Đâu là đối thủ cạnh tranh chính của bạn? Điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì? Họ đang marketing như thế nào? Tại sao quán này đông khách trong khi quán kia lại chỉ được vài người?
- Quán cafe của bạn có những điểm khác biệt nào? Đâu là lợi thế cạnh tranh của bạn?
1.2. Xác định thị trường mục tiêu
Để marketing quán cafe đạt hiệu quả thì đầu tiên bạn xác định được marketing hướng đến đối tượng nào. Một quán cafe không thể chiều ý tất cả mọi người, và chiến dịch marketing của bạn cũng không thể hướng đến mọi đối tượng khách hàng. Do đó, lựa chọn một phân khúc thị trường, một tập đối tượng mục tiêu nhất định để marketing quán cafe sẽ giúp kế hoạch của bạn đi đúng hướng cũng như mang lại hiệu quả cao hơn.
Bạn có thể phân đoạn thị trường thành những phân khúc nhỏ hơn theo các tiêu thức như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị trí địa lý, thói quen, mô hình quán cafe,… hoặc kết hợp nhiều tiêu thức với nhau để phân nhóm khách hàng. Từ đó, bạn tìm hiểu sâu hơn về từng phân khúc và xác định đâu là phân khúc khách hàng phù hợp nhất với bạn.

- Phân khúc khách hàng có phù hợp với những lợi thế hiện có của quán cafe?
- Khả năng và chi phí tiếp cận khách hàng trong phân khúc đó như thế nào?
- Phân khúc khách hàng có đủ lớn để mang lại lợi nhuận?
- Phân khúc khách hàng có khả năng tăng trưởng hay không?
- Phân khúc khách hàng đó có nhiều đối thủ hay không? Đó là những đối thủ nào?
1.3. Thấu hiểu khách hàng
Khi đã xác định được kế hoạch marketing quán cafe của bạn sẽ hướng đến đối tượng khách hàng nào thì việc tiếp theo chính là tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu, thói quen, sở thích của nhóm khách hàng đó, hay nói cách khác là hoàn thiện bức chân dung khách hàng mục tiêu. Chỉ khi thực sự hiểu khách hàng của bạn cần gì thì mới có thể đưa ra chiến lược marketing phù hợp nhất.
Một số vấn đề bạn nên quan tâm khi tìm hiểu về khách hàng mục tiêu gồm: Thói quen, sở thích của khách hàng là gì? Họ cần gì ở một quán cafe? Điều gì ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn quán cafe của họ? Họ đến quán cafe để làm gì? Họ thường đi theo nhóm hay đi một mình? Điều gì khiến họ quan tâm? Họ thường xuất hiện trên những kênh truyền thông nào? Ví dụ: khách hàng của bạn là nhóm người làm việc tự do (freelancers), họ đến quán cafe để tìm một nơi làm việc, vậy quán cafe của bạn sẽ cần một không gian yên tĩnh, có đầy đủ ổ điện để họ có thể cắm sạc laptop, có wifi đủ khỏe để làm việc, bàn ghế cần thiết kế phù hợp để tránh mỏi người khi ngồi làm việc lâu,… Bức chân dung khách hàng hiện lên càng rõ nét càng có lợi cho kế hoạch marketing của bạn.

1.4. Thiết lập mục tiêu marketing quán cafe
Mỗi một kế hoạch marketing lập ra cần gắn liền với những mục tiêu nhất định. Khi có mục tiêu thì các hoạt động marketing của bạn mới đi đúng hướng cũng như dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh, đánh giá hiệu quả. Do đó, khi lập kế hoạch marketing quán cafe, bạn nên đề ra những mục tiêu rõ ràng.
Các mục tiêu marketing quán cafe bạn có thể đặt ra như: thu hút khách hàng mới, tăng tỷ lệ khách hàng quay trở lại, quảng bá thương hiệu, tăng doanh thu,… Từng giai đoạn phát triển của quán cafe sẽ có những mục tiêu marketing khác nhau và tại mỗi thời điểm bạn chỉ nên tập trung vào một mục tiêu nhất định để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Mỗi mục tiêu sẽ định hướng các hoạt động marketing mà bạn sẽ thực hiện sau đó. Vì vậy, hãy đảm bảo các mục tiêu mà bạn đặt ra tuân thủ quy tắc SMART: Cụ thể và rõ ràng, có thể đo lường được, có thể đạt được, có tính thực tế và có thời gian xác định.

1.5. Dự toán ngân sách marketing quán cafe
Tùy vào mục tiêu đề ra mà bạn có thể được xây dựng kế hoạch chi phí cho kế hoạch marketing quán cafe theo những cách thức khác nhau. Bạn có thể bắt đầu bằng những tính toán ước chừng và sau đó dựa vào tình hình thực tế trong một khoảng thời gian cụ thể mà xác định những con số tương ứng. Trong bản dự toán ngân sách marketing quán cafe của bạn nên có các mục như: Tổng ngân sách dành cho marketing, phân chia ngân sách cho từng kênh truyền thông, dự kiến chi phí trên mỗi khách hàng mang về, các khoản dự phòng. Hiện nay, chi phí marketing cho các quán cafe mới mở thưởng chiếm khoảng 8 – 10% chi phí đầu tư, trong những giai đoạn cần đẩy mạnh marketing thì chi phí có thể đẩy lên khoảng 15%.
Ngoài ra, dự toán ngân sách cần có sự phù hợp với mục tiêu marketing: Bạn cần ngân sách bao nhiêu để đạt được mục tiêu? Nếu khả năng tài chính của bạn không cho phép, bạn sẽ phải cân nhắc điều chỉnh lại mục tiêu.

1.6. Chọn đúng thông điệp marketing
Để có thể truyền tải những giá trị của quán cafe đến với đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn sẽ cần một thông điệp marketing đủ sức gợi nhớ cho khách hàng. Thông điệp đó không chỉ cho thấy những tiềm năng của quán mà còn mang đến cho khách hàng mục tiêu lý do vì sao họ nên chọn bạn, từ đó biến những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự của bạn. Tùy thuộc vào mục tiêu marketing để bạn lựa chọn thông điệp sao cho phù hợp và tạo ấn tượng với khách hàng.
Một thông điệp marketing tốt cho quán cafe nên dựa trên 2 yếu tố. Thứ nhất, thông điệp phải ngắn gọn và đi vào điểm chính, truyền tải được những giá trị của quán phù hợp với mong muốn của khách hàng. Thứ hai, thông điệp marketing phải hoàn chỉnh và được hỗ trợ bởi tất cả nguồn lực của quán từ online đến offline. Chủ quán cần đồng nhất thông điệp truyền tải trên mạng xã hội, thông điệp nhân viên truyền tải đến khách hàng,…
- Nhấn mạnh hoặc khơi gợi những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng
- Thể hiện triển vọng của quán đối với vấn đề đó
- Chứng minh rằng vấn đề đó rất quan trọng, cần giải quyết và không thể trì hoãn
- Nhấn mạnh lý do tại sao quán của bạn là nơi duy nhất có thể đáp ứng nhu cầu đó của khách hàng
- Nêu lên lợi ích khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng dịch vụ của quán.

1.7. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp
Kênh truyền thông hay phương tiện truyền thông là công cụ giúp bạn truyền tải những thông điệp marketing quán cafe đến với khách hàng. Thông điệp có tiếp cận được đến đúng khách hàng mục tiêu hay không, số tiền đầu tư vào marketing có được sử dụng hiệu quả hay không,… sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lựa chọn này. Bạn cần biết khách hàng của mình xuất hiện ở những kênh nào? Đâu là kênh truyền thông mang lại hiệu quả tốt với chi phí thấp?
Có nhiều kênh marketing quán cafe bạn có thể sử dụng để tiếp cận tập khách hàng mục tiêu như: tờ rơi, băng rôn, poster, tổ chức các sự kiện roadshow, quảng cáo, các kênh truyền thông mạng xã hội như facebook, instagram, linkedin, giới thiệu quán thông qua KOLs, các trang chuyên review ẩm thực,… Dù bạn sử dụng kênh truyền thông nào thì điều quan trọng là kênh đó cần phù hợp với khách hàng mục tiêu. Bạn không thể chăm chăm chạy quảng cáo trên Facebook trong khi khách hàng bạn hướng đến là đối tượng khách hàng cao cấp bận rộn.

1.8. Kế hoạch đo lường hiệu quả marketing
Muốn biết các hoạt động marketing có đang hiệu quả hay không thì cần phải có những phương pháp đo lường. Do đó, khi lập kế hoạch marketing quán cafe, bạn cũng nên chỉ rõ từng hoạt động, từng kênh truyền thông sẽ được đo lường, đánh giá hiệu quả bằng phương pháp nào. Trong quá trình thực thi kế hoạch, việc thường xuyên theo dõi thông qua các phương pháp đo lường sẽ cho bạn cái nhìn rõ nét về việc hoạt động marketing nào đang mang lại hiệu quả, kênh truyền thông nào cho thấy khả năng tiếp cận tốt,… từ đó có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Khảo sát khách hàng xem họ hài lòng hay không?
- Theo dõi doanh thu và số lượng khách hàng
- Đo lường hiệu quả, lợi nhuận thu được trên mỗi hoạt động marketing

2. Các chương trình Marketing quán cafe hiệu quả
Hiện nay có đến 90% các quán cafe vẫn áp dụng các phương thức marketing cũ kĩ nhàm chán. Khách hàng đã chẳng còn hào hứng với những chương trình khuyến mãi như checkin tại quán hoặc like + share + tag bạn bè vào các bài viết ưu đãi trên Facebook. Vậy làm sao để làm mới các cách thức thu hút khách hàng? iPOS xin giới thiệu những cách thức độc đáo mà các thương hiệu đang áp dụng rất hiệu quả.
2.1. Chương trình marketing quán cafe đúng đối tượng khách hàng
Trước hết, bạn không thể làm kinh doanh tốt nếu như không biết khách hàng của mình là ai. Mỗi quán cafe sẽ hướng đến một nhóm khách hàng mục tiêu nhất định. Vì vậy, các chương trình marketing cho quán cafe cũng nên hướng đến những đối tượng đó, thay vì lãng phí tiền bạc vào những kế hoạch chung chung.
Trước khi bắt đầu một kế hoạch mới, hãy phác thảo chân dung nhóm khách hàng bằng việc trả lời những câu hỏi sau: Họ là ai? Công việc của họ là gì? Độ tuổi? Sở thích? Thói quen ăn uống? Sau khi trả lời được những câu hỏi đó, bạn đã có một cái nhìn khá tổng quan về nhóm đối tượng này và các hoạt động để thu hút khách hàng cũng sẽ bám sát và đạt hiệu quả hơn.
Chương trình Marketing độc đáo của Soya Garden
Soya Garden – thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm từ sữa đậu nành đã thực hiện một chương trình marketing hết sức đặc biệt và độc đáo. Soya đã xác định được rõ các bạn học sinh cấp 3 là một trong những khách hàng mục tiêu quan trọng của mình nên đã dành một chương trình khuyến mãi chỉ riêng cho đối tượng này. Đặc điểm tâm lý của độ tuổi này thường muốn khẳng định bản thân, dễ bị tác động, hay chạy theo xu hướng và thích những điều mới lạ.
Nắm được những đặc điểm đó, Soya Garden đã tổ chức một cuộc thi trên Fanpage: “Bạn thích nữ sinh trường nào nhất?” với 4 trường trên địa bàn Hà Nội: Ams – Marie Curie – Lương Thế Vinh – Kim Liên. Chương trình đã nhận được sự chú ý của đông đảo học sinh cấp với những con số thu được rất đáng nể: 6,2K tương tác, 423 lượt chia sẻ và gần 200 comment Tuy bản chất cũng giống như các chương trình khuyến mãi trước đây nhưng hình thức tổ chức đổi mới, đánh vào tâm lý khách hàng đã giúp Soya được nhiều học sinh biết đến hơn.
2.2. Tổ chức các chương trình tận dụng khoảng thời gian “chết”
Bạn biết đấy, không phải bất cứ lúc nào quán cafe cũng đông khách và luôn có những khoảng thời gian “chết” rất lãng phí. Bạn vẫn phải trả tiền cho nhân viên và chi phí điện nước dù không có khách. Hãy sáng tạo để tận dụng tốt những khoảng trống đó.
Tự tổ chức hoặc cho thuê cửa hàng để tổ chức workshop – một lớp học hay khóa học nhỏ khoảng từ 15-25 người tập trung vào những chủ đề phong phú như phương pháp, kỹ năng đang được nhiều quán cafe áp dụng. Hoặc nếu, cửa hàng của bạn hướng đến khách hàng là những bạn trẻ năng động thì có thể kết hợp cùng các shop quần áo dành cho đối tượng này tổ chức những buổi hội chợ mini. Ngoài ra, quán cũng có thể cho thuê mặt bằng để tổ chức các buổi họp nhóm hoặc chiếu phim trong khung giờ này để kích thích nhiều người đến đây hơn.
Việc kết hợp này ngoài tối ưu hóa lợi nhuận trong thời gian vắng khách còn giúp quán cafe tiếp cận với rất nhiều các đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn chưa chú ý tới. Tuy nhiên, trước khi tổ chức workshop, bạn cần lưu ý về cơ sở hạ tầng của quán có đáp ứng được nhu cầu thực tế hay không và lựa chọn thời gian phù hợp để tránh làm ảnh hưởng đến những khách hàng khác.
Tự tổ chức hoặc cho thuê cửa hàng để tổ chức workshop tập trung vào những chủ đề phong phú như phương pháp, kỹ năng đang được nhiều quán cafe áp dụng.
Nhà 9NKC là một trong những địa điểm lý tưởng với vị trí trung tâm, được giới trẻ “checkin” nhiều nhất Hà Nội. Nhờ sở hữu không gian rộng rãi với 3 tầng và khoảng sân trời có sức chứa hơn 100 người, Nhà 9NKC là nơi “chọn mặt gửi vàng” của rất nhiều hoạt động như lễ hội thời trang, workshop dạy vẽ, hội thảo về làm đẹp, spa,…
iPOS – Phần mềm quản lý nhà hàng, quán Cafe
Với 15.000 cửa hàng sử dụng
Tư vấn hoàn toàn miễn phí
2.3. Xây dựng website bán hàng, đặt hàng online
Đa số mọi người đều nghĩ rằng, kinh doanh quán cafe thì không cần phải xây dựng một trang web, chỉ cần một fanpage trên Facebook là đủ. Tuy nhiên, với sự phát triển bùng nổ của internet, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin mà mình cần chỉ qua vài giây tìm kiếm trên Google. Bạn có thể sẽ trở thành “kẻ chậm chân” nếu như bỏ qua một kênh xây dựng thương hiệu vô cùng hiệu quả này. Nếu định hướng phát triển và mở rộng trong dài hạn, bạn cần có một website cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và giá trị bạn mang đến cho khách hàng. Ngoài ra, website không chỉ là một kênh quảng bá mà bạn cũng hoàn toàn có thể bán hàng trên chính website của mình mà không phải phụ thuộc vào một bên thứ 3.
The Coffee House là một trong những ví dụ điển hình của việc xây dựng website và hệ thống đặt hàng online độc lập. Thông qua những kênh riêng này, thương hiệu dễ dàng tạo ra những trải nghiệm mới, những chương trình marketing mang dấu ấn riêng để gây ấn tượng với khách hàng.

2.4. Sử dụng hashtag
Trong những năm gần đây, hashtag chính là một trong những phương tiện hữu hiệu để các nhà làm marketing sử dụng để truyền tải thông điệp của thương hiệu lan truyền đến đông đảo người tiêu dùng. Với mỗi từ khóa được hashtag, khi người dùng click vào, họ sẽ có được một sự tổng hợp tất tần tật các thông tin liên quan đến từ khóa này.
Sức mạnh đáng chú ý của hashtag là thương hiệu có cơ hội tiếp cận đến nhiều người xem hơn, thậm chí cả những người lạ mặt trên toàn cầu, chứ không giới hạn trong tầm ảnh hưởng của bạn bè, người quen, hay follower. Hashtag còn mang lại sức mạnh cộng hưởng lan truyền thông tin tốt đẹp, sự yêu thích thương hiệu.

Vậy trong ngành F&B, làm thế nào để áp dụng hashtag một cách hiệu quả? Đơn giản chỉ cần đặt thông điệp của bạn vào sau dấu “#”, tuy nhiên, để nó đạt được hiệu quả lan truyền thì vấn đề lại nằm ở chính thông điệp mà bạn lựa chọn. Khách hàng chỉ chia sẻ những thông tin gì có lợi cho bản thân họ hoặc thể hiện những giá trị mà họ mong muốn người khác nhìn thấy. Rất nhiều chương trình marketing cho quán cafe đã sử dụng hashtag nhưng đều không thể phát huy hết tác dụng của công cụ này vì họ đang làm hết sức đơn giản.
Để tạo nên một xu hướng, thông điệp của bạn cần độc đáo, thể hiện tính cách thương hiệu và hướng đến khách hàng nhiều hơn. Để khuyến khích mọi người tham gia, bạn có thể trao phần thưởng là những ưu đãi đặc biệt hoặc một món đồ uống. Hầu hết tâm lý thích được tặng quà sẽ kích thích họ tham gia vào các chương trình này. Hãy tham khảo một số hashtag độc đáo của The Coffee House như: #thuthachyeuthuong, #ngoilaibennhau,.. hay của Effoc Coffee: #leteffocmakeyourday
Bạn có thể tham khảo một số phần mềm để vận hành quán cafe, nhà hàng trở nên trơn tru hơn nhé!
Phần mềm quản lý quán cafe chuyên nghiệp, dễ sử dụng nhất
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay