Search
Close this search box.

Tin tức mới

5 Mô hình kinh doanh trà sữa “hot” nhất hiện nay

5 Mô hình kinh doanh trà sữa “hot” nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Những năm gần đây là thời điểm thị trường trà sữa phát triển mở rộng với sự xuất hiện liên tục của nhiều thương hiệu trà sữa mới. Không phải ngẫu nhiên các chủ đầu tư lại bỏ ra số tiền lớn để đầu tư vào lĩnh vực nóng khi chưa tìm hiểu rõ tiềm năng phát triển. Đáp ứng nhu cầu khách hàng và tạo lập cho mình một thương hiệu kinh doanh riêng, nhiều chủ đầu tư lựa chọn trà sữa là bước đệm để gia nhập thị trường F&B. Dưới đây là 5 mô hình kinh doanh trà sữa phổ biến trên thị trường. Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền 

Thời gian gần đây các thương hiệu kinh doanh nhượng quyền trà sữa phát triển khi liên tục mở rộng. Ở các thành phố lớn đâu đâu cũng thấy tên tuổi của các cửa hàng trà sữa như Gong Cha, Toco Toco, Ding Tea, v.v… Đây là mô hình kinh doanh trà sữa được đầu tư có bài bản nên đang được nhiều nhà đầu tư hướng đến. 

Toco Toco đang là thương hiệu trà sữa nhượng quyền phổ biến hiện nay
Toco Toco đang là thương hiệu trà sữa nhượng quyền phổ biến hiện nay
Với mô hình nhượng quyền trà sữa, từ quy mô, phong cách trang trí, hình thức kinh doanh cũng được đầu tư chuyên nghiệp hơn. Nhằm phục vụ nhu cầu “ăn ngon, uống ngon” của khách hàng, đồ uống tại các quán trà sữa cũng dần trở nên đa dạng. Mỗi thương hiệu đều có riêng những công thức pha chế trà sữa, công thức kết hợp trà và topping.
Ví dụ, thay vì chỉ có trà sữa với các vị bạc hà, dâu, socola như trước kia thì trà sữa chuẩn Đài Loan còn có nhiều món phong phú hơn như trà ô long sữa, hồng trà sữa, trà nhài, trà xanh đi kèm với các loại trân châu trắng, trân châu đen, trân châu sợi hay kem cheese và các loại thạch, v.v…

Chính vì menu đồ uống đa dạng từ trà tươi, trà sữa, đến các loại trà kem cheese, v.v… mà các quán trà sữa dần thu hút nhiều đối tượng mua hàng. Bên cạnh đó đáp ứng nhu cầu “ngon và sang” thì không gian của những quán trà sữa nhượng quyền cũng được đầu tư trang trí bài bản. Khách hàng đi uống trà sữa đa phần là người trẻ, họ cần những không gian đẹp để check in, trò chuyện hay hẹn hò. Chính vì thế các quán trà sữa đa phần có đầu tư về thiết kế. 

Dingtea cũng là thương hiệu quen thuộc với nhiều khách hàng
Dingtea cũng là thương hiệu quen thuộc với nhiều khách hàng
Khi quán trà sữa nhượng quyền đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ và sang trọng thì đương nhiên giá thành sẽ cao hơn. Trung bình giá bán của các mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền sẽ rơi vào khoảng 25,000 đến 50,000 đồng/ly. Điều đấy cũng dễ hiểu khi những thương hiệu trà sữa nhượng quyền họ phải bỏ ra số tiền ban đầu lớn để xây dựng thiết kế, thuê và đào tạo nhân viên. Tất cả các khâu phục vụ bán hàng ở thương hiệu trà sữa nhượng quyền đều chuẩn hóa từ A đến Z và được thực hiện theo một quy trình nhất định.

Khách hàng cũng chấp nhận việc bỏ ra số tiền lớn hơn một chút nhưng đổi lại nhận được chất lượng sản phẩm tốt, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Do đó mà những năm gần đây những mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền ngày càng phát triển. Hơn nữa, khi kinh doanh trà sữa nhượng quyền chủ đầu tư chỉ cần bỏ tiền ra để mua lại thương hiệu đã được xây dựng trước đó. Điều đó sẽ làm giảm rủi ro thất bại hơn khi bạn không cần bắt đầu lại từ đầu. Mọi thứ đã có sẵn bạn chỉ cần mở lên và cứ thế kinh doanh. 

Kinh doanh nhượng quyền trà sữa đang khá phổ biến hiện nay
Kinh doanh nhượng quyền trà sữa đang khá phổ biến hiện nay
Bất cứ mô hình kinh doanh trà sữa nào cũng có những ưu nhược điểm nhất định, với mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền chi phí bỏ ra kinh doanh ban đầu sẽ cao hơn. Tuy nhiên đổi lại chủ đầu tư sẽ không mất nhiều công sức để gây dựng thương hiệu từ đầu. Mọi thứ đã có sẵn từ công thức đồ uống, tập khách hàng đến từng concept trang trí thiết kế. Đây là mô hình kinh doanh trà sữa an toàn mà nhiều chủ đầu tư lựa chọn. 

2. Mô hình kinh doanh trà sữa truyền thống

Các cửa hàng trà sữa truyền thống đã có mặt trên thị trường khá lâu, đặc biệt là ở thị trường miền Nam. Đặc trưng của những mô hình kinh doanh trà sữa truyền thống thường là những quán nhỏ, kinh doanh tự phát mà không có kế hoạch chiến lược rõ ràng. Thông thường những quán trà sữa truyền thống đều kinh doanh theo kiểu hộ gia đình, chủ quán là người chế biến kiêm luôn phục vụ. Đối tượng khách hàng của những quán trà sữa truyền thống thường là học sinh, sinh viên. 

Trà sữa truyền thống chủ yếu hướng đến đối tượng là học sinh
Trà sữa truyền thống chủ yếu hướng đến đối tượng là học sinh
Với mô hình kinh doanh trà sữa truyền thống, bạn sẽ không mất quá nhiều chi phí để mở quán. Hầu như chủ đầu tư chỉ cần nghiên cứu đối tượng khách hàng mình hướng đến ở đâu sau đó lựa chọn địa điểm mở quán phù hợp. Cứ thế những khâu chuẩn bị như mua thiết bị, nguyên liệu và setup quán cũng không cần đầu tư kỹ lượng. 

Bên cạnh những mặt thuận tiện nhất định, mô hình kinh doanh trà sữa truyền thống cũng có những mặt hạn chế. Khi khách hàng ngày một hướng tới xu hướng ngon – sạch – sang thì mô hình trà sữa truyền thống lại gặp khó khăn khi không đáp ứng được nhu cầu đó. Chất lượng đồ uống ở những quán trà sữa truyền thống thường không đảm bảo, nguồn nguyên liệu cũng không rõ ràng. Thiết kế của quán trà sữa theo mô hình này cũng không bắt theo xu hướng do đó sẽ không ít chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với những quán trà sữa hiện đại. 

Đây vẫn là mô hình kinh doanh có nhiều sức hút
Đây vẫn là mô hình kinh doanh có nhiều sức hút

Khách hàng không còn xa lạ với những quán trà sữa đủ các loại màu sắc nơi cổng trường. Những cốc trà sữa được pha từ siro không mất quá nhiều thời gian và giá thành lại rẻ đã từng là loại thức uống hấp dẫn đối với nhiều người. Tuy nhiên để lựa chọn mô hình kinh doanh trà sữa truyền thống và cạnh tranh lại với các thương hiệu trà sữa nhượng quyền thì bạn cần tạo nên những dấu ấn nhất định. 

Với kinh phí đầu tư ban đầu thấp, mô hình kinh doanh trà sữa truyền thống mang lại cho nhiều chủ đầu tư cơ hội để thử sức kinh doanh. Bên cạnh đó cũng hạn chế những rủi ro thất bại cho chủ đầu tư. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm kinh doanh, muốn thử sức trong lĩnh vực ăn uống thì đây là cơ hội để bạn có thêm kinh nghiệm. Và biết đâu với sự sáng tạo, làm nên sự khác biệt cho quán, bạn lại tìm được cơ hội để phát triển và xây dựng được thương hiệu trà sữa cho riêng mình.

3. Mô hình trà sữa xe lưu động

Không khó để bắt gặp những xe bán trà sữa ở thị trường Sài Gòn
Không khó để bắt gặp những xe bán trà sữa ở thị trường Sài Gòn
Có một thời gian xe trà sữa lưu động là mô hình kinh doanh trà sữa phổ biến ở thị trường miền Nam. Bạn dễ dàng bắt gặp những chiếc xe đẩy ở các ngõ ngách của thành phố với hàng loạt các đồ uống nhiều màu sắc. Kinh doanh trà sữa bằng xe đẩy, bạn không cần mất quá nhiều chi phí cho việc thuê địa điểm, lên concept trang trí hay chuẩn bị quá nhiều vật dụng. Chỉ với số ít trang thiết bị như bình lắc trà sữa, ly cốc, ống hút và một chiếc xe đẩy bạn hoàn toàn có thể đến kinh doanh tại bất kỳ địa điểm nào có khách hàng. 

Bên cạnh những ưu điểm là chi phí thấp, dễ dàng linh động địa điểm kinh doanh thì mô hình kinh doanh trà sữa bằng xe đẩy cũng có nhiều hạn chế nhất định. Nhiều khách hàng e ngại về chất lượng cả những cốc trà sữa ở mô hình này như: không rõ nguyên vật liệu được nhập từ đâu? Có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không? Trong khi khách hàng ngày một ưa chuộng những thức uống có thương hiệu có nguồn gốc rõ ràng thì với mô hình trà sữa này bạn sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh. 

Cần đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo không gian sạch sẽ
Cần đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo không gian sạch sẽ

Bất kể ai kinh doanh cũng cần hiểu được rằng, khi người tiêu dùng càng thông minh và khó tính thì việc chuẩn bị và đầu tư cẩn thận cả về không gian của quán lẫn nguồn nguyên liệu là điều cần thiết. Khi bạn đầu tư nghiêm túc bạn dễ dàng đạt được hiệu quả kinh doanh lâu dài và đem lại doanh thu cao. Nếu như muốn cạnh tranh được ở bối cảnh thị trường ngày càng khốc liệt với nguồn cung tăng lên hàng ngày như hiện nay thì bạn phải luôn đón đầu được xu thế.

Nếu lựa chọn mô hình kinh doanh trà sữa bằng xe lưu động, bạn cũng cần xác định cho mình đúng khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu. Đồng thời bạn cần chú ý hơn về khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, làm mới mô hình bằng những điểm đặc trưng như kết hợp biểu diễn đường phố, tổ chức các trò chơi thu hút. 
[lepopup slug=’Bocongcutainguyen-fnb’]

4. Mô hình kinh doanh trà sữa kết hợp đồ ăn vặt

Ngoài trà sữa, thực đơn quán cũng nên phát triển phong phú, đa dạng. Ta có thể áp dụng hai ba món ăn vặt phổ biến đi cùng thức uống như: bánh tráng trộn, khoai tây chiên, gà lắc, v.v… hoặc tự sáng tạo công thức món ăn vặt độc quyền dựa trên các cách làm phổ thông, tạo giá trị hương vị riêng thu hút khách hàng.

Mô hình kết hợp trà sữa đồ ăn vặt thu hút giới trẻ
Mô hình kết hợp trà sữa đồ ăn vặt thu hút giới trẻ
Tuy mô hình không quá khác biệt so với quán trà sữa thông thường nhưng nhìn chung bạn có thể tăng lợi nhuận kha khá từ đồ ăn kèm và con số này có thể tăng gấp đôi, gấp ba nhờ vào khả năng biến tấu và hương vị đặc trưng từ quán bạn đấy!
Mô hình cũng buộc bạn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Nhưng đừng lo, vì hình thức kinh doanh này vẫn luôn có lượng khách hàng nhất định. Đối tượng tiềm năng thường là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng có độ tuổi trẻ.
Vì vậy, bạn cần lưu ý khi phát triển các combo, khuyến mãi phù hợp với họ để luôn giữ được lượng khách hàng ổn định cho mình.

5. Mô hình kinh doanh trà sữa, cafe

Mô hình trà sữa kết hợp cà phê khá phổ biến
Mô hình trà sữa kết hợp cà phê khá phổ biến
Đây là loại mô hình phổ biến mà đa phần các thương hiệu lớn về cafe hay trà kể đến như: The Coffee House, Phúc Long, Snob Coffee, Cheese Coffee, Three o’clock,..  đều áp dụng. Cách tích hợp đa dạng, phong phú các loại đồ uống này phù hợp với nhiều đối tượng có độ tuổi và nhu cầu khác nhau, ứng biến linh hoạt để tạo ra lợi nhuận khủng.
Nhờ đánh vào đúng phân khúc và khách hàng tiềm năng mà mô hình này càng phát triển và thuận lợi xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.
Chìa khóa thành công của mô hình này chính là nhờ thời gian và không gian. Nếu nguồn vốn của bạn đủ lực hãy mạnh tay chi vào phần mặt bằng. Vì diện tích quán càng rộng rãi, thoáng mát thì càng đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Ngoài không gian, thời gian cũng chiếm vai trò quan trọng. Thời gian đối với mỗi người đều vô cùng quý giá. Vậy nên, nếu bạn có đủ khả năng tận dụng tối đa loại nhu cầu này bằng cách phục vụ 24/24 cùng không gian rộng có thể giúp họ giải quyết được nhiều vấn đề trong công việc, học tập.

Việc kết hợp hai mô hình sẽ thu hút nhiều tập khách hàng hơn
Việc kết hợp hai mô hình sẽ thu hút nhiều tập khách hàng hơn
Chẳng mấy chốc thương hiệu của bạn không những khẳng định được vị trí trong mắt khách hàng mà còn đem về doanh thu cao cho doanh nghiệp.
Bạn hãy xác định nguồn lực, thị trường mục tiêu mà quán đang hướng tới từ đó lựa chọn mô hình kinh doanh trà sữa phù hợp cho quán mình. Hy vọng với 5 mô hình trên đây sẽ giúp quán bạn kinh doanh thành công.
Cùng tham khảo một số phần mềm để vận hành kinh doanh trà sữa trơn tru hơn nhé!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search

bài viết mới nhất

Scroll to Top

LIÊN HỆ NGAY

Ngày
Giờ
Phút
Giây

TRỌN BỘ GIẢI PHÁP

chỉ với 5.800.000 VNĐ
ƯU ĐÃI KHỦNG CHỐT LIỀN TAY
DOANH THU VỀ VỚI QUÁN NGAY

Kinh doanh Offline tại cửa hàng

Kinh doanh trên nền trảng Online

Quản trị nhân sự & chấm công

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Nâng cao hệ suất kế toán & quản trị kho

Công cụ phân tích dữ liệu

Dịch vụ khác